Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm 2011 môn: sinh học

pdf 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm 2011 môn: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm 2011 môn: sinh học
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA 
LỚP 12 THPT NĂM 2011 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
Môn: SINH HỌC 
Ngày thi thứ hai: 12/01/2011 
(Gồm 07 trang) 
Câu 1 (1,0 điểm) 
a) Cho rằng khối u được xuất phát từ một tế bào bị đột biến nhiều lần dẫn đến mất khả năng điều hoà phân bào, 
hãy giải thích tại sao tần số người bị bệnh ung thư ở người già cao hơn so với ở người trẻ. 
9 Đột biến gen thường phát sinh do sai sót trong quá trình nhân đôi ADN. Do vậy, tế bào càng 
nhân đôi nhiều càng tích luỹ nhiều đột biến. Ở người già số lần phân bào nhiều hơn so với ở 
người trẻ nên nhân đôi ADN nhiều hơn, dẫn đến xảy ra nhiều đột biến hơn so với ở người trẻ 
tuổi. 
9 Người già tiếp xúc nhiều hơn với các tác nhân đột biến, và hệ miễn dịch suy yếu không đủ khả 
năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư khiến các khối u dễ phát triển. 
b) Thực nghiệm cho thấy, nếu nuôi cấy tế bào bình thường của người trong môi trường nhân tạo trên đĩa 
petri (hộp lồng) thì các tế bào chỉ tiếp tục phân bào cho tới khi tạo nên một lớp đơn bào phủ kín toàn bộ bề 
mặt đĩa petri. Tuy nhiên, nếu lấy tế bào bị ung thư của cùng loại mô này và nuôi cấy trong điều kiện tương 
tự thì các tế bào ung thư sau khi phân bào phủ kín bề mặt đĩa petri vẫn tiếp tục phân chia tạo thành nhiều 
lớp tế bào chồng lên nhau. Từ kết quả này, hãy cho biết đột biến đã làm hỏng cơ chế nào của tế bào khiến 
chúng tiếp tục phân chia không ngừng. Giải thích. 
9 Các tế bào ung thư khi bị hỏng cơ chế tiếp xúc nên số lượng tế bào đông đúc vẫn không ức chế 
sự phân bào. Khi đó tế bào vẫn phân chia tạo thành nhiều lớp chồng lên nhau trong khi các tế 
bào bình thường chỉ phân chia cho tới khi chúng chiếm hết diện tích bề mặt và dừng lại khi tiếp 
xúc trực tiếp với các tế bào bên cạnh. 
Câu 2 (1,0 điểm) 
a) Loại ARN nào là đa dạng nhất? Loại ARN nào có số lượng nhiều nhất trong tế bào nhân thực? Giải thích. 
9 ARN thông tin là đa dạng nhất vì tế bào có rất nhiều gen mã hóa protein, mỗi gen lại cho ra 
một loại mARN. 
9 Trong tế bào nhân thực, gen riboxom thường được lặp lại rất nhiều lần, hơn nữa số lượng 
riboxom lại rất lớn và riboxom được dùng để tổng hợp nên tất cả các loại protein của tế bào nên 
rARN có số lượng nhiều nhất. 
b) Có một đột biến xảy ra trong gen quy định một chuỗi polipeptit chuyển bộ ba 5’-UGG-3’ mã hoá cho axit 
amin triptophan thành bộ ba 5’-UGA-3’ ở giữa vùng mã hoá của phân tử mARN. Tuy vậy, trong tế bào lại 
còn có một đột biến thứ hai thay thế nucleotit trong gen mã hoá tARN tạo ra các tARN có thể “sửa sai” đột 
biến thứ nhất. Nghĩa là đột biến thứ hai “át chế” được sự biểu hiện của đột biến thứ nhất, nhờ tARN lúc 
này vẫn đọc được 5’-UGA-3’ như là bộ ba mã hoá cho triptophan. Nếu như phân tử tARN bị đột biến này 
tham gia vào quá trình dịch mã của gen bình thường khác quy định chuỗi polipeptit thì sẽ dẫn đến hậu quả 
gì? 
9 Codon mã hoá cho triptophan bình thường là 5’UGG3’ vì vậy, một Trp- tARN thường có bộ ba 
đối mã là 5’XXA3’. Nếu tARN mang một đột biến mà bộ ba đối mã này chuyển thành 5’UXA3’ 
thì nó sẽ nhận ra mã 5’UGA3’ là bộ ba mã hoá cho Trp thay vì là bộ ba mã kết thúc. 
9 Nếu tARN đột biến được dùng để dịch mã các gen bình thường thì ở nhiều gen, mã UGA vốn 
được hiểu là mã kết thúc sẽ được tiếp tục dịch mã thành Trp vào đầu COOH của chuỗi 
polipeptit và sự dịch mã sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi riboxom bắt gặp một bộ ba kết thúc 
khác như (UAA hoặc UAG). Vì vậy, chuỗi polipeptit được tạo ra sẽ có chiều dài, dài hơn bình 
thường. 
Câu 3 (1,0 điểm) 
Nêu hai khác biệt chính giữa một gen cấu trúc điển hình của sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) với một gen điển 
hình của sinh vật nhân thực. Cấu trúc của các loại gen này có ý nghĩa gì cho các sinh vật nhân sơ và nhân 
thực? 
 1
 2
9 Gen của sinh vât nhân sơ là gen không phân mảnh, có vùng mã hoá bao gồm toàn trình tự các 
nucleotit mã hoá cho các axit amin. Gen của sinh vật nhân thực là phân mảnh, vùng mã hoá bao 
gồm các exon và intron (vùng không mã hoá cho các axit amin). Gen của sinh vật nhân thực 
thường dài hơn nhiều so với gen của sinh vật nhân sơ. 
9 Gen của sinh vật nhân sơ không có các trình tự nucleotit "thừa" (intron), do vậy tiết kiệm được vật 
chất di truyền và năng lượng cần cho nhân đôi ADN và trong quá trình phiên mã -dịch mã. 
9 Do có sự đan xen của các trình tự không mã hóa (intron) với các trình tự mã hóa (exon) nên 
thông qua sự cắt bỏ các intron và nối các exon sau khi phiên mã, từ cùng một gen của sinh vật 
nhân thực có thể tạo ra các mARN trưởng thành khác nhau, từ đó dịch mã ra các loại chuỗi 
polipeptit khác nhau ở những mô khác nhau của cùng một cơ thể. Điều này rất có ý nghĩa với 
sinh vật đa bào vì chúng có thể tiết kiệm được thông tin di truyền nhưng vẫn tạo ra được nhiều 
loại protein trong cơ thể. 
9 Intron cũng cung cấp vị trí để tái tổ hợp các exon (trao đổi exon) tạo ra các gen khác nhau từ 
một bộ các exon để tạo nên các gen khác nhau trong quá trình biệt hoá tế bào cũng như trong 
quá trình tiến hoá tạo nên các gen mới. 
Câu 4 (1,0 điểm) 
a) Lai thuận-nghịch có ý nghĩa gì trong nghiên cứu di truyền học? Giải thích. 
9 Giúp xác định được tính trạng nghiên cứu do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường hay trên 
nhiễm sắc thể giới tính hoặc do gen trong tế bào chất quy định . 
9 Nếu kết quả phép lai thuận nghịch về một tính trạng nào đó mà giống nhau thì đó là di truyền 
do gen trên nhiễm sắc thể thường, nếu khác nhau theo kiểu tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới đực 
cái là khác nhau thì do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính, nếu kiểu hình của con hoàn toàn 
phụ thuộc vào kiểu hình của mẹ thì đó là do gen tế bào chất. 
b) Trong chọn giống, nhiều khi người ta thực hiện phép lai trở lại: Ví dụ, lai dòng thuần chủng A với dòng 
thuần chủng B rồi sau đó cho con lai lai trở lại với dòng A. Đời con sinh ra sau đó lại tiếp tục cho lai trở lại 
với đúng dòng A ban đầu và quá trình lai trở lại như vậy được lặp đi lặp lại nhiều lần. Hãy cho biết cách lai 
trở lại như vậy nhằm mục đích gì? Giải thích. 
9 Trong trường hợp trên, nhà chọn giống muốn tạo ra giống mới có càng nhiều gen của dòng A 
càng tốt nhưng lại được bổ sung chỉ một hoặc một số ít gen có lợi nhất định từ dòng B. 
9 Để làm được như vậy, sau mỗi lần lai người ta cần tiến hành chọn lọc những con lai có nhiều 
đặc điểm kiểu hình của dòng A nhưng lại có thêm đặc điểm mong muốn của dòng B rồi cho 
những con lai này lai trở lại với dòng A. Công việc được tiến hành lặp lại qua nhiều thế hệ cho 
đến khi nào đạt được hiệu quả mong muốn. 
Câu 5 (1,0 điểm) 
Ở một loài thực vật, có ba kiểu hình cánh hoa khác nhau: Cánh hoa trắng chấm đỏ (TĐ), cánh hoa đỏ sẫm 
(ĐS) và cánh hoa đỏ nhạt (ĐN). Có hai dòng thuần TĐ khác nhau (kí hiệu là TĐ1 và TĐ2) khi tiến hành đem 
lai với hai dòng thuần ĐS và ĐN thu được kết quả như sau: 
Kiểu hình F2Số thứ tự 
phép lai Cặp bố, mẹ đem lai (P) Kiểu hình F1 TĐ ĐN ĐS 
1 TĐ1 × ĐN 100% TĐ 480 40 119 
2 TĐ1 × ĐS 100% TĐ 99 0 32 
3 ĐS × ĐN 100% ĐS 0 43 132 
4 TĐ2 × ĐN 100% TĐ 193 64 0 
5 TĐ2 × ĐS 100% TĐ 286 24 74 
Quy luật di truyền chi phối kiểu hình cánh hoa ở loài thực vật này là gì? Hãy cho biết kiểu gen của bốn cây 
bố, mẹ (P) được đem lai ở các phép lai trên. 
* Kết quả phép lai 1 và 5 cho thấy ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 12: 3: 1, do vậy tính trạng này do 
hai gen quy định theo kiểu tương tác át chế trội. Quy ước: A là alen át chế (B, b) cho ra kiểu hình 
màu trắng chấm đỏ; alen a không át chế; B là alen quy định màu đỏ sẫm, alen b quy định màu đỏ 
nhạt. 
* Vì cả bốn dòng đều là dòng thuần nên sơ đồ của mỗi phép lai được tóm tắt như sau: 
9 Phép lai 1: (P) là AABB (TĐ1) × aabb(ĐN)→ F1 AaBb(TĐ) → F2: 9A-B- (TĐ):3A-bb (TĐ): 
3 aaB- (ĐS):1 aabb (ĐN). 
9 Phép lai 2: (P) là AABB(TĐ1) × aaBB(ĐS) → F1 AaBB (TĐ) → F2: 3A-BB(TĐ):1aaBB (ĐS). 
 3
9 Phép lai 3: (P) là aaBB(ĐS) × aabb(ĐN) → F1 aaBb(ĐS) → F2: 3 aaB-(ĐS):1aabb(ĐN). 
9 Phép lai 4: (P) là AAbb(TĐ2) × aabb (ĐN) → F1 Aabb (TĐ) → F2: 3 A-bb (TĐ):1aabb (ĐN). 
9 Phép lai 5: (P) là AAbb(TĐ2) × aaBB(ĐS) → F1 AaBb (TĐ) → F2: 9 A-B- (TĐ):3 A-bb 
(TĐ):3 aaB-(ĐS):1 aabb (ĐN). 
Câu 6 (2,0 điểm) 
a) Các nhà khoa học nhận thấy các đột biến dị bội do thừa một nhiễm sắc thể khác nhau ở người thường gây 
chết ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của cá thể bị đột biến. Giải thích tại sao lại có sự 
khác nhau như vậy. 
9 Đột biến dị bội do thừa một nhiễm sắc thể thường sẽ hay gây chết hơn và chết sớm hơn so với 
đột biến ba nhiễm ở nhiễm sắc thể giới tính. Thừa nhiễm sắc thể thường dẫn đến mất cân bằng 
gen và gây chết còn thừa nhiễm sắc thể giới tính, chẳng hạn nhiễm sắc thể X thì những nhiễm 
sắc thể X dư thừa cũng sẽ bị bất hoạt nên ít gây chết hơn. Nếu thừa nhiễm sắc thể Y thì ít ảnh 
hưởng vì nhiễm sắc thể Y ngoài gen quy định nam tính nó chứa rất ít gen. 
9 Hiệu quả gây chết của đột biến ba nhiễm đối với các nhiễm sắc thể thường còn phụ thuộc vào 
kích thước nhiễm sắc thể và loại gen trên chúng. Nhìn chung, nhiễm sắc thể càng lớn thì càng 
chứa nhiều gen nên sự dư thừa của chúng càng dễ làm mất cân bằng gen dẫn đến dễ gây chết 
hơn. 
b) Các thể đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể có những đặc điểm gì khác biệt với các loại thể đột 
biến cấu trúc nhiễm sắc thể khác? Nêu ý nghĩa của đột biến này trong chọn giống và trong tiến hóa. 
9 Thay đổi nhóm gen liên kết (chuyển gen từ nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết 
khác). 
9 Thay đổi số lượng nhiễm sắc thể nếu đó là chuyển đoạn Robertson. 
9 Trong giảm phân, ở cá thể chuyển đoạn dị hợp tử, các nhiễm sắc thể tham gia vào chuyển đoạn 
có sự tiếp hợp thành hình chữ thập). 
9 Đột biến chuyển đoạn tạo nên sự đa dạng di truyền và có thể góp phần hình thành loài mới. 
Trong chọn giống, chuyển đoạn có thể tạo ra nhóm gen liên kết có các tổ hợp gen mới phù hợp 
với mục đích của nhà chọn giống. 
Câu 7 (1,0 điểm) 
Dựa trên cơ sở khoa học nào mà người ta tiến hành lai phân tử? Nêu và giải thích các ứng dụng thực tiễn của lai 
phân tử. 
9 Dựa vào khả năng biến tính và hồi tính của axit nuclêic và nguyên tắc bắt cặp bổ sung giữa các 
bazơ nitơ trong phân tử axit nuclêic (ADN - ADN; ADN - ARN; ARN - ARN). 
9 Xác định mức độ quan hệ họ hàng giữa hai cá thể khác loài. Cách làm như sau: Tách ADN của 
loài cần nghiên cứu sau đó làm biến tính ADN rồi lấy hai mạch đơn của hai loài cho chúng bắt 
cặp (lai) với nhau theo từng cặp loài. Phân tử lai sau đó được cho biến tính và xác định nhiệt độ 
làm biến tính của chúng. So sánh nhiệt độ biến tính của các phân tử lai ta có thể biết được mức 
độ họ hàng giữa các loài. Vì nếu nhiệt độ biến tính của phân tử lai nào cao hơn thì thành phần 
nucleotit của hai phân tử đó giống nhau nhiều hơn. 
9 Xác định được chính xác vị trí gen trên nhiễm sắc thể. Làm tiêu bản nhiễm sắc thể sau đó xử lí 
cho ADN nằm trên NST bị tách thành 2 mạch. Tiếp đến, nhỏ lên tiêu bản dung dịch chứa các 
đoạn ADN hoặc ARN một mạch cần lai được đánh dấu phóng xạ, hoặc các chất phát quang và 
để cho chúng bắt đôi với nhau. Rửa tiêu bản để loại bỏ các phân tử đánh dấu không được bắt 
đôi trên nhiễm sắc thể. Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi và xác định đoạn nhiễm sắc thể nào 
có được đánh dấu phóng xạ hoặc phát sáng sẽ xác định được vị trí chính xác của gen trên 
nhiễm sắc thể. 
9 Xác định được một gen nào đó có bao nhiêu exon và bao nhiêu intron. Cho đoạn ADN chứa 
gen biến tính thành hai mạch sau đó trộn phân tử mARN trưởng thành không còn intron được 
đánh dấu phóng xạ và cho chúng lai với ADN. Quan sát dưới kính hiển vi và xác định các đoạn 
bắt đôi bổ sung và những đoạn không bắt đôi (các đoạn vòng) thì sẽ xác định được số exon là 
các đoạn bắt đôi, số intron là số lượng các đoạn vòng. 
Câu 8 (2,0 điểm) 
Trong một quần thể người, có tới 84% dân số có khả năng nhận biết mùi vị của chất hóa học 
phenyltiocarbamide, số còn lại thì không. Khả năng nhận biết mùi vị của chất này là do alen trội A nằm trên 
nhiễm sắc thể thường quy định; không có khả năng này là do alen a quy định. 
a) Quần thể này phải có những điều kiện nào mới có thể tính được tần số alen A và a? Giải thích. 
9 Đột biến xảy ra với gen này là không đáng kể hoặc tần số đột biến xuôi và ngược là như nhau. 
9 Người nhận biết mùi vị và không nhận biết mùi vị đều có sức sống và khả năng sinh sản như 
nhau. 
9 Kích thước quần thể đủ lớn để các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen một cách không đáng 
kể. 
9 Khi lấy vợ lấy chồng người ta không để ý đến tính trạng này (giao phối ngẫu nhiên). 
9 Quần thể người này phải được cách li với các quần thể khác. 
b) Trong quần thể nêu trên, một người đàn ông có khả năng nhận biết được mùi vị chất phenyltiocarbamide 
lấy người vợ không có quan hệ họ hàng với anh ta và cũng có khả năng nhận biết chất hóa học trên. Hãy 
tính xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng không có khả năng nhận biết chất 
phenyltiocarbamide, nếu quần thể này cân bằng di truyền. 
9 Tần số kiểu gen aa = 1- 0,84 = 0,16 => qa = 0,4; pA = 0,6. 
Xác suất một người có khả năng nhận biết được mùi vị của chất hóa học này có kiểu gen dị hợp 
tử là 
2
2pq
p +2pq
 = 0,48 0,571
0,36+0,48
= 
9 Xác suất hai người đều có kiểu gen dị hợp kết hôn với nhau sinh con trai không có khả năng 
nhận biết mùi vị của chất hóa học này là: 0,571 . 0,571 . 0,25. 0,5 = 0.04. 
c) Giả sử trong số nhiều cặp vợ chồng mà cả vợ và chồng đều là dị hợp tử về cặp alen nói trên (Aa) và đều 
có 4 con, thì tỉ lệ phần trăm số cặp vợ chồng như vậy có đúng ba người con có khả năng nhận biết mùi vị 
của chất hóa học phenyltiocarbamide và một người không có khả năng này là bao nhiêu? 
 Hai vợ chồng đều là dị hợp tử mà sinh ra 4 người con thì chỉ có một số gia đình sinh ra đúng 3 
người có khả năng nhận biết mùi vị của chất hóa học phenyltiocarbamide và một người không có 
khả năng này. Tỷ lệ số gia đình như vậy được tính bằng xác xuất để các cặp vợ chồng có 4 con 
có đúng tỉ lệ 3:1 có thể được tính bằng công thức như sau hoặc các công thức tương tự: 
cn! (p) (q)
c!k!
k trong đó n (số con trong gia đình) = c (số con có khả năng nhận biết mùi vị) + k (số 
con không có khả nhận biết mùi vị). p là xác suất sinh con có khả năng nhận biết mùi vị và q là 
xác suất sinh con không có khả nhận biết mùi vị. Áp dụng trong trường hợp này ta có n = 4, c = 3 
và k = 1. p =3/4 và q = 1/4. Thay vào công thức trên ta tính ra được đáp án là 42,2%. 
Câu 9 (2,0 điểm) 
a) Trong điều kiện nào thì sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật sinh sản hữu tính sẽ bị suy giảm? 
Giải thích. 
9 Khi kích thước của quần thể bị giảm quá mức thì các yếu tố ngẫu nhiên sẽ dễ dàng loại bỏ một 
số alen ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi hay trung tính dẫn đến làm giảm sự đa dạng di 
truyền của quần thể. Khi kích thước quần thể nhỏ thì các cá thể dễ dàng giao phối gần dẫn đến 
làm giảm tần số kiểu gen dị hợp tử, tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử →giảm sự đa dạng di 
truyền của quần thể. 
9 Trong điều kiện môi trường liên tục biến đổi theo một hướng xác định, chọn lọc tự nhiên sẽ 
làm thay đổi tần số alen cũng theo một hướng xác định nên sự đa dạng của quần thể di truyền 
sẽ giảm, ngoại trừ trường hợp chọn lọc tự nhiên luôn duy trì những cá thể có kiểu gen dị hợp tử 
và đào thải những cá thể có kiểu gen đồng hợp. 
b) Hiệu quả của chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào các yếu tố nào? Giải thích. 
9 Phụ thuộc vào alen được chọn lọc là trội hay lặn. Chọn lọc chống lại alen trội thì nhanh chóng 
làm thay đổi tần số alen của quần thể, vì alen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay ở trạng thái dị 
hợp. Còn chọn lọc đào thải alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm hơn vì alen lặn chỉ bị đào 
thải khi ở trạng thái đồng hợp tử. 
9 Áp lực chọn lọc: Nếu áp lực chọn lọc càng lớn thì tốc độ thay đổi tần số alen càng cao và 
ngươc lại. 
9 Loài sinh sản vô tính hay hữu tính: Loài sinh sản hữu tính sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nên dễ 
thích nghi hơn khi điều kiện môi trường thay đổi. Còn loài sinh sản vô tính thì kém đa dạng 
hơn về di truyền nên khi môi trường có biến động dễ bị chọn lọc tự nhiên đào thải hàng loạt. 
9 Tốc độ sinh sản của loài: Nếu loài sinh sản nhanh, vòng đời ngắn thì hiệu quả chọn lọc sẽ 
nhanh hơn và ngược lại. Ngoài ra hiệu quả chọn lọc còn phụ thuộc vào loài đó là đơn bội hay 
 4
 5
lưỡng bội. Nếu là loài đơn bội thì tất cả các gen đều được biểu hiện ra kiểu hình nên hiệu quả 
chọn lọc cũng nhanh hơn và ngược lại. 
Câu 10 (1,0 điểm) 
Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình hình thành loài mới bằng cách li sinh thái và quá trình 
hình thành loài bằng đa bội hóa. 
Khác biệt Cách li sinh thái Đa bội hóa 
Cơ chế 
dẫn đến 
cách li 
sinh sản 
Do sống ở những ổ sinh thái khác nhau nên dưới tác 
động của các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu 
nhiên trong quần thể (thường thì những cá thể ở cùng 
một ổ sinh thái giao phối với nhau mà không giao phối 
với các cá thể sống ở các ổ sinh thái khác), và các nhân 
tố tiến hoá khác làm phân hoá vốn gen của các quần thể 
bị cách li, lâu dần có thể dẫn cách li sinh sản làm xuất 
hiện loài mới. 
Cơ chế dẫn đến 
cách li sinh sản 
là do đột biến đa 
bội hoặc lai xa 
kèm theo đa bội 
hóa. 
Hình 
thành các 
đặc điểm 
đặc trưng 
cho loài 
Các đặc điểm đặc trưng cho loài được hình thành một 
cách dần dần, diễn ra qua thời gian dài, qua các dạng 
trung gian chuyển tiếp trong suốt quá trình hình thành 
loài. Vì sự di nhập gen giữa các quần thể bị cách li sinh 
thái thường không triệt để. 
Các đặc điểm 
của loài được 
hình thành nhanh 
chóng ngay khi 
loài mới xuất 
hiện. 
Đối tượng 
sinh vật 
Có thể xảy ra ở tất cả các loài sinh vật. Thường xảy ra ở 
thực vật. 
Câu 11 (1,0 điểm) 
Các vùng khác nhau của cùng một gen ở sinh vật nhân thực có thể tiến hóa với tốc độ khác nhau. Hãy giải 
thích. 
9 Gen tiến hoá nhanh hay chậm có nghĩa là trên một đơn vị thời gian tiến hoá nó bị thay đổi 
nhiều hay ít. Thực tế cho thấy, không những các gen tiến hoá với tốc độ khác nhau mà những 
vùng khác nhau của cùng một gen có thể có tốc độ thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, vùng gen 
thay đổi chậm không hoàn toàn đồng nghĩa với việc vùng đó ít xảy ra đột biến mà chủ yếu ở 
chỗ vùng này có tầm quan trọng đối với chức năng của protein như thế nào. Nếu vùng gen có 
chức năng quan trọng đối với chức năng của protein, thì một khi đột biến xảy ra ở đó sẽ rất dễ 
làm mất chức năng của protein. Những thể đột biến gen như vậy có thể sẽ nhanh chóng bị chọn 
lọc tự nhiên đào thải. Do vậy, chúng ta nhận thấy vùng đó tiến hoá chậm. Ngược lại, những 
vùng của gen tiến hoá nhanh không hẳn là vùng đó dễ xảy ra đột biến, mà đó là những vùng khi 
bị thay đổi ít làm ảnh hưởng đến chức năng của gen nên thể đột biến ít hoặc không bị chọn lọc 
tự nhiên đào thải, do vậy đột biến được tích luỹ theo thời gian. 
9 Bằng chứng thực nghiệm cho thấy các vùng exon của các gen quan trọng rất ít thay đổi còn 
những vùng intron của chúng lại thay đổi nhiều trong quá trình tiến hóa. Người ta cũng nhận 
thấy, có những vùng trong gen được gọi là "điểm nóng" vì dễ xảy ra đột biến. 
Câu 12 (2,0 điểm) 
a) Phân biệt mối quan hệ vật ăn thịt-con mồi với mối quan hệ vật kí sinh-vật chủ. Cho một ví dụ về ứng dụng 
của mối quan hệ vật ăn thịt-con mồi trong phòng trừ côn trùng gây hại bằng biện pháp sinh học. 
Đặc điểm Vật ăn thịt-con mồi Kí sinh-vật chủ 
Kích thước 
cơ thể 
Vật ăn thịt thường lớn hơn con 
mồi. 
Vật kí sinh thường nhỏ hơn vật 
chủ. 
Mức quan 
hệ 
Vật ăn thị giết chết con mồi. Vật kí sinh thường không giết 
chết vật chủ. 
Số lượng cá 
thể 
Số lượng vật ăn thịt thường ít hơn 
số lượng con mồi. 
Số lượng vật kí sinh thường 
nhiều hơn số lượng vật chủ. 
 Ví dụ: Ong mắt đỏ diệt sâu hại . 
b) Vì sao rùa tai đỏ cũng như ốc bươu vàng đã nhập vào Việt Nam lại có thể gây nên những tác hại to lớn 
trong nông nghiệp? Giải thích. 
9 Rùa tai đỏ, ốc bươu vàng là những loài có tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái rộng (ăn được 
nhiều loài khác) hơn các loài bản địa nên chúng trở thành 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfHSG_QUOC_GIA_4.pdf