Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2013 - 2014 môn: Lịch Sử

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1175Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2013 - 2014 môn: Lịch Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2013 - 2014 môn: Lịch Sử
UBND HUYỆN NGỌC HỒI 
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề bài: 	
Câu 1: (4,0 điểm) Em có nhận xét gì về “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (tháng 8/1789) của Cách mạng tư sản Pháp?
Câu 2: (7,0 điểm) Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới đã ảnh hưởng đến Việt Nam, thúc đẩy phong trào dân tộc, dân chủ công khai và phong trào công nhân phát triển sau chiến tranh thế giới thứ nhất(1919-1925). Bằng kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ nội dung trên?
Câu 3: (5,0 điểm) 
 	Nêu rõ những điểm chung và những nét khác biệt giữa phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. 
Câu 4: (4,0 điểm) Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỷ XX? nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó?
---------Hết ---------
UBND HUYỆN NGỌC HỒI
PHÒNG GD&ĐT
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI 
HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: LỊCH SỬ 9
Hướng dẫn này gồm 03 trang
Câu 1: (4,0 điểm) Em có nhận xét gì về “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (tháng 8/1789) của Cách mạng tư sản Pháp?
 Sau thắng lợi của CMTS Pháp 1789, giai cấp tư sản lên nắm quyền thành lập chế độ quân chủ lập hiến và thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (8/1789) (0,5 điểm)
Bản tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền đã nêu cao khẩu hiệu “ tự do -Bình đẳng - Bác ái”Mọi người khi sinh ra đều có quyền bình đẳng, tự do, bác ái, quyền được an toàn và quyền chống áp bức (1,0 điểm)
Cuộc CM tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền đã xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản(0,5 điểm)
Thắng lợi của CMTS Pháp cùng với Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp có ảnh hưởng lớn thúc đẩy cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trên thế giới. (1,0điểm)
+Hạn chế: Chỉ phục vụ cho quyền lợi của giai cấp tư sản, còn nhân dân lao động không được làm chủ(1,0điểm).
Câu 2: (7,0 điểm) Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới đã ảnh hưởng đến Việt Nam, thúc đẩy phong trào dân tộc, dân chủ công khai và phong trào công nhân phát triển sau chiến tranh thế giới thứ nhất(1919-1925). Bằng kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ nội dung trên?
1. Nêu ngắn gọn về ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga (làm nổi bật được các ý sau) (1,5 điểm)
Cách mạng tháng Mười Nga 1917 giành thắng lợi dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới.Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm quyền. (0,75 điểm)
Đã làm thay đổi lớn trên thế giới và để lại nhiều bài học quý báu cho cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, đã thức tỉnh và cổ vũ mạnh mẽ ý chí đấu tranh, giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi và Mỹ la tinh. Trong đó có Việt Nam. (0,75 điểm)
2. Sau cách mạng tháng Mười Nga làn sóng cách mạng đã dâng cao trên thế giới, lan rộng từ châu Âu sang châu Á, châu Mỹ và châu Phi. (1,5 điểm)
	- Tháng 03-1919 Quốc tế thứ ba, quốc tế cộng sản được thành lập ở Matcơva, tiếp đó Đảng cộng sản Pháp ra đời năm 1920, đảng Cộng sản Trung Quốc 1921 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá CN Mác lê nin vào VN
3. Phong trao trào dân tộc Dân tộc, Dân chủ công khai (1919-1925) (2,0 điểm)
Sau chiến tranh phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh mẽ thu hút được nhiều tầng lớp tham gia với nhiều hình thức phong phú và sôi nổi, đặc biệt là ở thành thị (0,25 điểm)
	Giai cấp tư sản dân tộc với phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kỳ của tư bản Pháp (1923) (0,5 điểm)
	Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức: đã tập hợp được trong các tổ chức chính trị xã hội như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng thanh niên(0,5 điểm)
	Đã xuất bản được nhiều tờ báo tiến bộ, nhà xuất bản tiến bộ. Đặc biệt trong tháng 06-1924 tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Điện (Quảng Đông Trung Quốc) đã cổ vũ phong trào tiến lên, mở màn cho thời đại đấu tranh của dân tộc. (0,5 điểm)
	Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh là sự kiện nổi bật trong thời kỳ này. (0,25 điểm)
4. Phong trào công nhân (1919-1925) (2,0 điểm)
	Trong thời gian này, tuy các cuộc đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ và tự phát, nhưng đã cho thấy ý thức giai cấp đang phát triển, làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau. (0,75 điểm) 
	Năm 1920 công nhân Sài Gòn-Chợ lớn đã thành lập được Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu (0,25 điểm)
	Năm 1922 công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc kỳ đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương (0,25 điểm)
	Năm 1924 nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy xay xát gạo đã diễn ra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương. Đặc biệt là cuộc bãi công của thợ máy đóng tàu Ba Son với mục đích ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng (8/1925) cuộc bãi công này đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, từ đây giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích rõ ràng. (0,75 điểm)
Câu 3: (5.0 điểm) Nêu rõ những điểm chung và những nét khác biệt giữa phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. 
1 .Nêu khái quát phong trào Cần vương cuối XIX và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (0,5 điểm)
2. Nói rõ điểm chung (2,0 điểm)
Mục tiêu: chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc (0,5điểm)
Lãnh đạo phong trào là các sĩ phu phong kiến yêu nước  (0,5điểm)
 	Phong trào phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia (0,5đ)
Phong trào đều thất bại nhưng thể hiện ý chí đấu tranh giành độc lập, cổ vũ tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta (0,5điểm)
3. Nói rõ nét khác biệt giữa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX. (2,5 điểm)
Phong trào Cần vương giương cao ngọn cờ phong kiến: giúp vua cứu nước, đánh Pháp để khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX giương cao ngọn cờ dân chủ tư sản: đánh Pháp, xóa bỏ phong kiến, đưa nước ta đi theo dân chủ tư sản phương Tây. Ý thức về dân chủ, dân quyền mong muốn nước ta sánh kịp với các quốc gia tiên tiến trên thế giới (1,0điểm)
Phong trào Cần vương thiên về bạo động: khởi nghĩa vũ trang Phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX kết hợp khởi nghĩa vũ trang với các phương pháp khác như chính trị, ngoại giao, tiến hành cải cách kinh tế-xã hội (0.5điểm)
Phong trào Cần vương lực lượng chủ yếu là nông dân. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có lực lượng tham gia đông đảo (trí thức phong kiến tiến bộ, nông dân, học sinh, ) (0,5điểm)
Quy mô: phong trào đầu XX có quy mô rộng lớn hơn cuối XIX(0,5điểm)
Câu 4: (4,0 điểm) Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỷ XX? nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó?
Nền kinh tế Nhật Bản dần được hồi phục và bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên(6 – 1950)- được coi là “ngọn gió thần” đối với nề kinh tế Nhật Bản. Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật bản lại có cơ hội mới để đạt được tăng trưởng “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu, vượn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa. (0,5điểm)
Về tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bản chỉ mới đạt 20 tỉ USD, bằng 1/17 của Mĩ, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD, vượn lên đừng thứ hai trên thế giới-sau Mĩ(830 tỉ USD) (0,25điểm)
Năm 1990 thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, vượt Mĩ và đừng thứ hai trên thế giới – sau Thụy Sĩ (29850 USD). (0,25điểm)
Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hang năm là 15%, những năm 1961-1970 là là 13,5% (0,25điểm)
Về nông nghiệp, trong những năm 1967-1969, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp được 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh bắt cá rất phát triển, đứng thứ hai trên thế giới-sau Pê-ru. (0,25điểm)
Kết quả từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Sự tăng trường kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn với những điều kiện quốc tế thận lợi như sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.( 0,5)
*Nguyên nhân: Những thành tựu tiến bộ cuả cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đạivà chủ yếu là những nhân tố có ý nghĩa quyết định của chính Nhật Bản chính là (0,5 điểm)
Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vấn giữ được bản sắc dân tộc. (0,5 điểm)
Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản.
Vai trò quan trong của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng. (0,5 điểm)
Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm./ (0,5 điểm)
------HẾT-----

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 9 (xong).doc