Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2011 - 2012 đề thi môn: Hoá học

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 5710Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2011 - 2012 đề thi môn: Hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2011 - 2012 đề thi môn: Hoá học
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
-----------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ THI MÔN: HOÁ HỌC
(Dành cho học sinh THPT chuyên )
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm) 
Hỗn hợp X (gồm FeS ; FeS2 ; CuS) tan vừa hết trong dung dịch chứa 0,33 mol H2SO4 đặc nóng, sinh ra 0,325 mol khí SO2 và dung dịch A . Nhúng 1 thanh Fe nặng 50 gam vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn nhấc thanh Fe ra làm khô, cân nặng 49,48 gam và còn lại dung dịch B .
1) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2) Xác định % khối lượng của hỗn hợp X.(Coi khối lượng Cu bị đẩy ra bám hết vào thanh Fe)
3) Cho dung dịch B phản ứng với dung dịch HNO3 đặc dư thu được khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch C. Xác định khoảng giá trị của khối lượng muối có trong dung dịch C? 
Câu 2 ( 1,0 điểm ) 
Nếu ta biểu diễn công thức hóa học của các oxi axit là XOm(OH)n thì khi m = 0, các axit kiểu X(OH)n là những axit yếu; khi m = 1, các axit có dạng XO(OH)n là axit trung bình; còn khi m > 1 là các axit mạnh. Hãy chỉ ra 3 chất trong mỗi trường hợp.
Câu 3 (2,0 điểm) 
Chất lỏng A trong suốt, không màu, và có 8,3% hiđro; 59,0% oxi còn lại là clo theo khối lượng. Khi đun nóng A đến 1100C thấy tách ra khí X đồng thời khối lượng giảm đi 16,8% khi đó chất lỏng A trở thành chất lỏng B. Khi làm lạnh A ở dưới 00C, thoạt đầu tách ra tinh thể Y không chứa clo, còn khi làm lạnh chậm ở nhiệt độ thấp hơn nữa sẽ tách ra tinh thể Z chứa 65% clo về khối lượng. Khi làm nóng chảy tinh thể Z có thoát ra khí X.
1) Cho biết công thức của A, B, X, Y, Z.
2) Giải thích vì sao khi làm nóng chảy Z có thoát ra khí X.
(Biết trong A chỉ chứa 1 nguyên tử clo) 
Câu 4 (2,0 điểm). 
Đối với phản ứng thuận nghịch trong pha khí 2 SO2 + O2 2 SO3
1) Người ta cho vào bình kín thể tích không đổi 3,0 lít một hỗn hợp gồm 0,20 mol SO3 và 0,15 mol SO2. Cân bằng hóa học được thiết lập tại 25oC và áp suất chung của hệ là 3,20 atm. Xác định % thể tích của oxi trong hỗn hợp cân bằng.
2) Cũng ở 25oC, người ta cho vào bình trên y mol khí SO3. Ở trạng thái cân bằng thấy có 0,105 mol O2. Tính tỉ lệ SO3 bị phân hủy, thành phần % thể tích của hỗn hợp khí và áp suất chung của hệ. 
Câu 5 (1,0 điểm)
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1) MgCl2 + Na2S + H2O 	 	
2) AlCl3 + KI + KIO3 + H2O 	
3) NaClO + PbS 	 
4) NH3 + I2 tinh thể 
Câu 6 (2,0 điểm)
Một nguyên tố X có thể tạo được nhiều oxit axit. Lấy muối natri của axit có chứa X phân tích thì thấy:
Muối
% Na
%X
%O
%H
1
32,4
21,8
45,1
0,7
2
20,7
27,9
50,5
0,9
 Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo các muối trên ?
 _________Hết____________
Họ và tên thí sinh .................................................SBD...................................phòng thi.............
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 NĂM HỌC 2011-2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: HOÁ HỌC
(Dành cho học sinh THPT chuyên )
Câu 1
2,0đ
1. Pt: 2 FeS + 20H+ + 7 SO42- 2Fe3+ + 9 SO2 + 10H2O
 x 10x x 9x/2
 2FeS2 + 28H+ + 11SO42- 2Fe3+ + 15 SO2 + 14H2O
 y 14y y 15y/2
 CuS + 8H+ + 3SO42- Cu2+ + 4 SO2 + 4H2O
 z 8z z 4z
Ta có: 10x + 14y + 8z = 0,33. 2 (1)
 9x/2 + 15y/2 + 4z = 0,325 (2)
Dd thu được gồm Fe3+ ( x + y) mol và Cu2+ z mol
Cho Fe vào có pt: Fe + 2Fe3+ -> 3Fe2+
 (x+ y)/2 (x+y) 3(x+y)/2
 Fe + Cu2+ -> Fe2+ + Cu
 z z z z
 28x + 28y - 8z = 0,52 (3)
Từ (1), (2), (3) x= 0,02; y= 0,01 ; z = 0,04
Khối lượng hỗn hợp = 6,8 g
2. % m FeS = 25,88% ; %m FeS2 = 17,65%; %m CuS = 56,47%
Dd B : Số mol FeSO4 = 3(x+y)/2 + z = 0,085mol
FeSO4 +4 HNO3 Fe(NO3)3 + NO2+ H2SO4 +H2O
0,085 0,085 mol => m = 20,57 g
3FeSO4 + 6HNO3 Fe(NO3)3 + 3NO2+ Fe2(SO4)3+3H2O
0,085 0,085/3 0,085/3
 = > m = 0,085/3.( 400+ 242) = 18,19g
3. Vậy khối lượng của muối 18,19 m 20,57g
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
1,0 đ
 Khi m = 0, ta có axit kiểu HXO. Ví dụ: HClO, HBrO, H3PO3 (Ka = 10–9,2) là những axit yếu.
 Khi m = 1, ta có axit kiểu HClO2, H2SO3, H3PO4 hoặc (HNO2, H2CO3) là những axit trung bình. (tuy nhiên H2CO3 là axit khá yếu Ka = 10–6,3)
 Khi m > 1, ta có axit kiểu HClO3, HNO3, HClO4 (hoặc H2SO4, HMnO4) là những axit mạnh.
0,5
0,5
Câu 3
2,0đ
1) Đặt tỉ lệ số nguyên tử H: O : Cl trong A là a : b : c. Ta có 
 (8,3 / 1): (59 / 16): (32,7 / 35,5)= 8,3 : 3,69: 0,92 = 9 : 4 : 1
Þ A có công thức H9O4Cl. 
- Có thể suy ra chất lỏng A là dung dịch của HCl trong H2O với tỉ lệ mol là 1 : 4 với 
C% HCl = 36,5.100% / (36,5 +18. 4) = 33,6%.
- Khi tăng nhiệt độ sẽ làm giảm độ tan của khí, hợp chất X thoát ra từ A là khí hiđro clorua HCl. 
- Do giảm HCl Þ C% HCl còn lại =(33,6 – 16,8).100% / ( 100 – 16,8) = 20,2% Þ chất lỏng B là dung dịch HCl nồng độ 20,2%. 
(Dung dịch HCl ở nồng độ 20,2% là hỗn hợp đồng sôi, tức là hỗn hợp có thành phần và nhiệt độ sôi xác định)
- Khi làm lạnh dung dịch HCl ở dưới 00C có thể tách ra tinh thể nước đá Y, 
- Khi làm lạnh ở nhiệt độ thấp hơn tách ra tinh thể Z là HCl.nH2O. 
- Tinh thể Z có khối lượng mol phân tử là 35,5/0,65= 54,5 g/mol Þ thành phần 
tinh thể Z là HCl.H2O. 
2) Khi làm nóng chảy Z tạo ra dung dịch bão hòa HCl nên có một phần HCl thoát ra.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4
2,0đ
1. Xét 2 SO2 + O2 2 SO3 (1)
 ban đầu 0,15 0,20
 lúc cbhh ( 0,15 + 2z) z (0,20 – 2z)
 	Tổng số mol khí lúc cbhh là n1 = 0,15 + 2z + z + 0,20 – 2z = 0,35 + z
 	Từ pt trạng thái: P1V = n1RT → n1 = P1V / (RT) = 3,2.3/(0,082.298) = 0,393 
 => z = 0,043.
 	Vậy x O = z/n1 = 0,043/0,393 = 0,1094 hay trong hhcb oxi chiếm 10,94%
2. 2 SO2 + O2 2 SO3 (2)
 ban đầu 0 0 y
 lúc cbhh 2. 0,105 0,105 (y – 2. 0,105).
Trạng thái cbhh được xét đối với (1) và (2) như nhau về T (và cùng V) nên ta có: 
 K = const ; vậy: n/ (n.n) = const.
Theo (1) => n/ (n.n) = ( 0,20 – 2. 0,043)2 / (0,15 + 0,086)2. 0,043 = 5,43.
Theo (2) => n/ (n.n) = (y – 0,21)2/ (0,21)2.0,105 = 5,43. 
=>y2 – 0,42 y + 0,019 = 0 => y1 = 0,369 ; y2 = 0,0515 < 0,105 (loại nghiệm y2).
Do đó ban đầu có y = 0,369 mol SO3 ; phân li 0,21 mol 
=> Tỉ lệ SO3 phân li là 56,91%
	Tại cbhh: tổng số mol khí là 0,369 + 0, 105 = 0,474 nên:
SO3 chiếm ( 0,159 / 0,474).100% = 33,54% 
SO2 chiếm ( 0,21 / 0,474).100% = 44,30%;
O2 chiếm 100% - 33,54% - 44,30% = 22,16%.
 	Từ pt trạng thái: P2V = n2RT → P2 = n2 RT/ V = 0,474.0,082.298/3 
=> P2 = 3,86 atm.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5
1,0đ
Các ptpứ xẩy ra.
1) MgCl2 + Na2S + 2H2O Mg(OH)2¯ + 2NaCl + H2S ­
2) 2AlCl3 + 5KI + KIO3 + 3H2O 2Al(OH)3 ¯ + 3I2 + 6KCl 
3) 4NaClO + PbS 4 NaCl + PbSO4
4) 2NH3+3 I2 NI3.NH3 + 3HI
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6
2,0đ
Qua các giá trị thực nghiệm ta thấy:
- Xét muối 1: % H = 0,7%
Gọi số oxi hoá của X là a, theo bảo toàn số oxi hoá ta có:
 Þ 
Mà a = {1,2,3,4,5,6,7,8} chỉ có a = 5; X= 31 là thoả mãn với phốt pho.
Vậy muối 1 là :
nNa: nP: nO:nH = » 2 : 1: 4 : 1
Þ Muối là Na2HPO4 
- Muối 2: Làm tương tự ta được
nNa : nP : nO  : nH = 2 : 2 : 7 : 2
Þ Muối là Na2H2P2O7
0,5
0,5
0,5
0,5
Ghi chú: Thí sinh có cách giải khác đúng, vẫn cho điểm tối đa

Tài liệu đính kèm:

  • docCHO_DOI_TUYEN_HSG.doc