Kiểm tra một tiết môn sinh học khối 10 – đề số 1

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra một tiết môn sinh học khối 10 – đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra một tiết môn sinh học khối 10 – đề số 1
Họ và tên:.Lớp:..
KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN SINH HỌC KHỐI 10 – ĐỀ SỐ 1 
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Gồm 20 câu, mỗi câu 0.25 điểm):
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
ĐA
Câu 1. Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi cơ thể sinh vật là 
A. các đại phân tử .	 	B. tế bào. 	C. mô.	D. cơ quan.
Câu 2. Các tiêu chí cơ bản để phân thành 5 giới sinh vật là
A. khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
B. loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
C. cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể.
D. trình tự các nuclêotit, mức độ tổ chức cơ thể.
Câu 3. Giới nguyên sinh bao gồm 
A. vi sinh vật, động vật nguyên sinh. 	
B. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
C. tảo, nấm, động vật nguyên sinh.	
D. tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh. 
Câu 4. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: 
1. quần xã	2. quần thể	 3. cơ thể	4. hệ sinh thái	5. tế bào
Các cấp tổ chức đó được sắp xếp theo trình tự từ nhỏ đến lớn là
A. 5 -> 3 -> 2 -> 1 -> 4.	B. 5 -> 3 -> 2 -> 4 -> 1.	
C. 5 -> 2 -> 3 -> 1 -> 4.	D. 5 -> 2 -> 3 -> 4 -> 1.	
Câu 5. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì
A. có khả năng thích nghi với môi trường.	
B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
C. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.	
D. phát triển và tiến hoá không ngừng.
Câu 6. Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là
A. giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
B. giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm, giới động vật.
C. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm.
D. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.
Câu 7. Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên
A. lipit, enzym.	B. prôtêin, vitamin.	
C. đại phân tử hữu cơ.	D. glucôzơ, tinh bột, vitamin.
Câu 8. Các đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohyđrat là
A. glucôzơ, fructôzơ, saccarôzơ.	B. glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.
C. glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ.	D. fructôzơ, saccarôzơ, galactôzơ.
Câu 9. Đường mía (saccarôzơ) là loại đường đôi được cấu tạo bởi 
A. hai phân tử glucôzơ. 	B. một phân tử glucôzơ và một phân tử fructôzơ.
C. hai phân tử fructôzơ.	D. một phân tử glucôzơ và một phân tử galactôzơ.
Câu 10. Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là
A. tinh bột.	B. xenlulôzơ.	C. đường đôi.	D. cacbohyđrat.
Câu 11. Một phân tử mỡ bao gồm
A. 1 phân tử glyxêrôl với 1 axít béo.	B. 1 phân tử glyxêrôl với 2 axít béo.
C. 1 phân tử glyxêrôl với 3 axít béo.	D. 3 phân tử glyxêrôl với 3 axít béo.
Câu 12. Chức năng chính của mỡ là
A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.	
B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
C. thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.
D. thành phần cấu tạo nên các bào quan.
Câu 13. Đơn phân của prôtêin là
A. glucôzơ.	B. axit amin.	C. nuclêôtit.	D. axit béo.
Câu 14. Trình tự sắp xếp đặc thù của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit tạo nên prôtêin có cấu trúc
A. bậc 1.	B. bậc 2.	C. bậc 3.	D. bậc 4.
Câu 15. Các loại prôtêin khác nhau được phân biệt nhau bởi
A. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin.
B. số lượng, thành phần axit amin và cấu trúc không gian.
C. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.
D. số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.
Câu 16. Chức năng không có ở prôtêin là
A. cấu trúc.	B. xúc tác quá trình trao đổi chất.
C. điều hoà quá trình trao đổi chất.	D. truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 17. Loại phân tử hữu cơ có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất là
A. prôtêin.	B. cacbohyđrat.
C. axit nuclêic.	D. lipit.
Câu 18. Hai chuỗi pôlinuclêôtit của ADN liên kết với nhau bởi liên kết
A. hyđrô.	B. peptit.	C. ion.	D. cộng hoá trị.
Câu 19. Một phân tử ADN có 3000 nuclêôtit gồm 4 loại A, T, G, X với tỉ lệ bằng nhau. Số liên kết hidrô có trong phân tử ADN đó là
A. 3000.	B. 3250.	C. 3500. 	D. 3750.
Câu 20. Chức năng của ADN là 
A. cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin.
B. truyền thông tin di truyền tới ribôxôm.
C. vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
D. lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. 
II. PHẦN TỰ LUẬN (Gồm 05 câu, mỗi câu 1.0 điểm):
Câu 1. Đặc điểm nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì? Cho một ví dụ minh họa.
Câu 2. Hãy nêu những đặc điểm chính của giới Thực vật.
Câu 3. Trình bày vai trò của nước đối với tế bào.
Câu 4. Tại sao ăn nhiều mỡ động vật có thể gây xơ vữa động mạch?
Câu 5. Tại sao tơ nhện, tơ tằm, tóc, sừng trâu, thịt gà, thit lợnđều có bản chất là prôtêin nhưng chúng lại mang nhiều đặc tính khác nhau?
Bài Làm

Tài liệu đính kèm:

  • docKT1TIET_S104_MA_DE.doc