Đề kiểm tra Sinh học 10 - Mã đề 376 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 524Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Sinh học 10 - Mã đề 376 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Sinh học 10 - Mã đề 376 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 376
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 
MÔN: SINH HỌC - LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề
(35 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:................................................................................Số báo danh:....................................
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ribôxôm?
A. Số lượng ribôxôm trong một tế bào có thể lên tới vài triệu.
B. Được bao bọc bởi màng đơn.
C. Thành phần hóa học gồm rARN và prôtêin.
D. Là nơi tổng hợp prôtêin của tế bào.
Câu 2: Theo quan điểm của Whittaker, giới Nguyên sinh gồm
A. tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.	B. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
C. tảo, nấm, động vật nguyên sinh.	D. vi sinh vật, động vật nguyên sinh.
Câu 3: Một số bào quan trong tế bào nhân thực gồm:
Lưới nội chất.	(4) Lizôxôm.	
Bộ máy Gôngi.	(5) Ti thể.
Ribôxôm.	(6) Lục lạp.
Những bào quan có cả ở tế bào thực vật và tế bào động vật là?
A. (1), (2), (3), (4).	B. (1), (2), (3), (4), (5).	
C. (1), (2), (4), (5).	D. (1), (2), (3), (5).
Câu 4: Thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo từ
A. xenlulôzơ.	B. peptiđôglican.	C. kitin.	D. phôtpholipit.
Câu 5: Dưới tác dụng của enzim, đường saccarôzơ bị thủy phân thành
A. galactôzơ và fructôzơ.	B. glucôzơ và galactôzơ.
C. glucôzơ.	D. glucôzơ và fructôzơ.
Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Ribôxôm của tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực.
B. Màng sinh chất của vi khuẩn được cấu tạo từ 2 lớp phôtpholipit và prôtêin.
C. Tế bào nhân sơ có tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào với thể tích (S/V) lớn.
D. Plasmit là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ.
Câu 7: Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin là
A. axit amin.	B. nuclêôtit.	C. phôtpholipit.	D. đường đơn.
Câu 8: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại?
A. Stêrôit.	B. Lipit.	C. Phôtpholipit.	D. Mỡ.
Câu 9: Nhóm các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố vi lượng là
A. C, H, Fe, Zn, Mo.	B. Ca, P, Zn, Mo, Cu.
C. Fe, Mn, Mo, Ca, Zn.	D. F, Cu, Fe, Mn, Zn.
Câu 10: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của prôtêin?
A. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.	B. Mang thông tin di truyền.
C. Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.	D. Bảo vệ cơ thể.
Câu 11: Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Đây là đặc điểm nào của thế giới sống?
A. Khả năng tự điều chỉnh.	B. Hệ thống mở.
C. Liên tục tiến hóa.	D. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
Câu 12: Một đoạn phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit trên một mạch là AATXGGAAA. Theo nguyên tắc bổ sung, trình tự các nuclêôtit trên đoạn mạch còn lại sẽ là
A. TTTXXGATT.	B. TTAGXXTTT.	C. TTAXGGTTT.	D. UUAGXXUUU.
Câu 13: Loại nuclêôtit nào sau đây không thể xuất hiện trong cấu trúc của phân tử ADN?
A. Ađênin.	B. Timin.	C. Uraxin.	D. Xitôzin.
Câu 14: Trong phân tử prôtêin, trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit thể hiện cấu trúc
A. bậc 3.	B. bậc 2.	C. bậc 4.	D. bậc 1.
Câu 15: Trong chuỗi pôlinuclêôtit, các nuclêôtit liên kết với nhau nhờ liên kết
A. phôtphođieste.	B. hiđrô.	C. peptit.	D. kị nước.
Câu 16: Whittaker và Magulis đã chia thế giới sinh vật thành 5 giới:
Giới Khởi sinh.
Giới Nguyên sinh.
Giới Nấm.
Giới Thực vật.
Giới Động vật.
Những giới sinh vật gồm các sinh vật nhân thực là
A. (1), (3), (4), (5).	B. (1), (2), (3), (4).	C. (2), (3), (4), (5).	D. (1), (2), (4), (5).
Câu 17: Thành tế bào thực vật được cấu tạo bởi
A. xenlulôzơ.	B. peptiđôglican.	C. glicôgen.	D. kitin.
Câu 18: Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm?
A. Chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng.
B. Chỉ chứa một phân tử ADN xoắn kép, dạng thẳng.
C. Chỉ chứa một phân tử ARN mạch vòng.
D. Chỉ chứa một phân tử ADN hoặc ARN.
Câu 19: Cấp tổ chức nào được xem là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống?
A. Mô. 	B. Cơ thể. 	C. Cơ quan.	D. Tế bào.	
Câu 20: Cacbohiđrat được cấu tạo từ các nguyên tố
A. C, H, O.	B. C, H, O, N, P.
C. C, H, O, N.	D. C, H, O, đôi khi có N.
Câu 21: Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu. Thí nghiệm này chứng minh thành tế bào có vai trò
A. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.	B. ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào.
C. bảo vệ tế bào.	D. giữ cho tế bào có hình dạng ổn định.
Câu 22: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
Đường lưu thông trong máu chủ yếu là đisaccarit.
Lipit có đặc tính kị nước. 
Đường sữa là một loại đường đơn.
Đường lactôzơ, đường sữa, glicôgen là nguồn dự trữ năng lượng ngắn hạn.
Hoocmôn testostêrôn là một dạng lipit.
Khi prôtêin bị biến tính thì cấu trúc bậc 1 là cấu trúc dễ bị biến đổi nhất.
A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 23: Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó
A. dễ di chuyển.	B. không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh.
C. ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.	D. dễ thực hiện trao đổi chất.
Câu 24: Ở tế bào nhân thực, bào quan được ví như “nhà máy điện” cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho tế bào là
A. lục lạp.	B. bộ máy Gôngi.	C. ti thể.	D. lizôxôm.
Câu 25: Phân tử có chức năng truyền thông tin từ ADN tới ribôxôm và được dùng như một khuôn để tổng hợp prôtêin là
A. tARN.	B. ADN.	C. mARN.	D. rARN.
Câu 26: Một gen có 2346 liên kết hiđrô, hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác của gen bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen đó. Tổng số nuclêôtit của gen là
A. 1800.	B. 2400.	C. 2040.	D. 1200.
Câu 27: Tơ tằm, tơ nhện, sừng trâu, tóc, thịt gà đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính là do
A. cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau.
B. chúng khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin.
C. chúng khác nhau về trật tự sắp xếp các axit amin.
D. quá trình trao đổi chất khác nhau.
Câu 28: Glicôgen là nguồn năng lượng dự trữ có trong cơ thể
A. thực vật.	B. động vật và nấm.	C. vi khuẩn.	D. tảo.
Câu 29: Điều gì sẽ xảy ra nếu một tế bào bị mất lizôxôm?
A. Tế bào sẽ tích tụ nhiều chất thải không được phân hủy.
B. Tế bào chết vì thiếu enzim xúc tác các phản ứng chuyển hóa.
C. Tế bào không có khả năng tự sinh sản.
D. Tế bào chết vì các cơ chế tổng hợp ATP trục trặc.
Câu 30: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì
A. nước là thành phần chủ yếu của tế bào, không có nước tế bào sẽ chết.
B. nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
D. nước được cấu tạo từ các nguyên tố đại lượng.
Câu 31: Một gen có chiều dài 5100A0, có tỉ lệ = . Mạch đơn thứ nhất của gen có số nuclêôtit loại A bằng 250, mạch đơn thứ 2 có số nuclêôtit loại G bằng 400. 
Trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về gen trên?
Khối lượng phân tử của gen là 9 ×105 đ.v.C.
Số liên kết phôtphođieste của gen bằng 2998.
Số liên kết hiđrô của gen là 3900.
Số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của gen là: A = 250; T = 350; G = 500; X = 400.
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 32: Trong cơ thể người, loại tế bào nào sau đây có nhiều ti thể nhất?
A. Tế bào biểu bì.	B. Tế bào hồng cầu.	C. Tế bào xương.	D. Tế bào cơ tim.
Câu 33: Khi gan bị nhiễm chất độc, quá trình bài tiết chất độc diễn ra trong bào quan nào?
A. Lưới nội chất hạt .	B. Bộ máy Gôngi.	C. Lưới nội chất trơn.	D. Ti thể.
Câu 34: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 1125.	B. 1798.	C. 3060.	D. 2250.
Câu 35: Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
A. Để có thể cung cấp đầy đủ các loại axit amin cho cơ thể.
B. Vì tất cả các loại thức ăn đều có hàm lượng axit amin như nhau.
C. Để tăng khả năng tiêu hoá cho cơ thể.
D. Để cung cấp đầy đủ các loại prôtêin cho cơ thể.
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH HOC 10_MA 376.doc