Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Sinh học 10 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Hà Tĩnh

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1671Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Sinh học 10 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Sinh học 10 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Hà Tĩnh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN THI: SINH HỌC – LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút
Đề thi gồm 02 trang, có 08 câu
Câu 1: Những câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
a) Thế giới sống được tổ chức một cách chặt chẽ theo nguyên tắc đa phân.
b) Theo hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn lam được xếp vào giới nguyên sinh vì chúng có khả năng quang hợp.
c) Prôtêin có tính đa dạng vì chúng thực hiện hầu hết các chức năng sống trong tế bào và cơ thể.
d) Đa số vi khuẩn Gram dương mẫn cảm với penicilin hơn so với vi khuẩn Gram âm.
e) Tế bào thực vật nếu để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ ra.
g) Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn sinh trưởng mạnh nhất vào pha cân bằng.
Câu 2: 
a) Nêu những điểm khác biệt cơ bản về cấu trúc và chức năng sinh học của đường đơn, đường đôi và đường đa.
b) Một loại prôtêin tan trong nước được đưa vào dung môi không phân cực, hãy cho biết prôtêin này bị biến tính theo cách nào?
Câu 3: Về quá trình hô hấp tế bào, hãy trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
a) Tại sao đường phân lại được coi là giai đoạn cổ xưa nhất?
b) Màng trong của ti thể có vai trò gì đối với quá trình tổng hợp ATP?
c) Để phân giải hoàn toàn một phân tử glucôzơ cần 10 NAD+ và 2 FAD. Các chất này được cơ thể tạo ra từ hai loại Vitamin B. Tại sao nhu cầu hàng ngày về các vitamin B lại ít hơn rất nhiều so với nhu cầu glucôzơ?
Câu 4: Trong một thí nghiệm, người ta bổ sung enzim vào dung dịch chứa cơ chất tương ứng. Sau đó tiến hành đo lượng sản phẩm trong dung dịch sau mỗi 20 giây. Kết quả thu được như sau:
Thời gian (s)
0
20
40
60
80
100
120
Lượng sản phẩm (µg)
0,0
0,25
0,5
0,7
0,8
0,85
0,85
a) Xác định tốc độ của phản ứng (µg/s) tại các thời điểm:
- Bắt đầu phản ứng.
- Sau 100 giây.
b) Giải thích tại sao sau thời điểm 100 giây thì lượng sản phẩm lại không tăng nữa? Nếu muốn lượng sản phẩm tăng lên tiếp thì cần phải làm gì? Biết rằng enzim có khả năng xúc tác phản ứng theo cả hai chiều.
c) Giả sử tốc độ tối đa của phản ứng là 1,5µM/s; nồng độ enzim là 0,1µM. Hãy cho biết số lần quay vòng của enzim (Số phân tử cơ chất tối đa được xử lí bởi một phân tử enzim trong thời gian 1 giây) là bao nhiêu?
Câu 5: Một loại muối trung tính X được vận chuyển vào trong tế bào nhờ prôtêin Y. Cho các tế bào thực vật vào trong dung dịch chứa chất X có pH thấp. Sau từng khoảng thời gian người ta tiến hành đo pH của dung dịch cùng với lượng chất X được tế bào hấp thu và nhận thấy: theo thời gian, pH của dung dịch tăng dần lên và lượng chất X đi vào tế bào cũng gia tăng.
a) Nếu một chất độc A làm hỏng bộ máy Gôngi thì ảnh hưởng như thế nào đến sự vận chuyển chất X vào trong tế bào?
b) Dựa vào những dẫn liệu thu được ở trên, hãy nêu giả thuyết về cơ chế vận chuyển chất X vào trong tế bào và trình bày phương pháp kiểm tra giả thuyết đưa ra.
Câu 6: 
a) Hãy nêu và giải thích 3 sự kiện cơ bản trong chu kỳ nguyên phân đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể của tế bào con hoàn toàn giống nhau và giống với bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ.
b) Hình dưới đây mô tả một tế bào của một loài lưỡng bội đang phân chia.
Hãy cho biết tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào nào? Giải thích.
Câu 7: Vi khuẩn Axêtic có khả năng oxi hóa rượu etylic thành axit Axêtic để thu nhận năng lượng theo phương trình:
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O + Q
a) Xét về kiểu dinh dưỡng và nhu cầu oxi thì vi khuẩn Axêtic thuộc nhóm vi sinh vật nào?
b) Quá trình oxi hóa rượu thành axit Axêtic của vi khuẩn Axêtic khác với quá trình lên men và khác với quá trình hô hấp hiếu khí ở điểm nào?
Câu 8: Trên bàn thí nghiệm có các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất sau đây:
- Dụng cụ, thiết bị: Lưỡi dao cạo, kim mũi mác, phiến kính, lá kính, đĩa kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm, kính hiển vi, kẹp thí nghiệm, nước cất.
- Hóa chất: Dung dịch KNO3 1M.
- Mẫu vật: Lá thài lài tía.
a) Trên lá thài lài tía, tế bào biểu bì ở một số vùng đã chết, trong khi tế bào ở các vùng khác vẫn còn sống. Từ các dụng cụ, thiết bị, hóa chất đã cho, hãy trình bày các bước thí nghiệm để xác định xem tế bào biểu bì ở vùng nào của lá bị chết.
b) Trong một thí nghiệm về hiện tượng co nguyên sinh, bạn Minh đã nhỏ một giọt dung dịch Glyxerol ưu trương lên tế bào vảy hành còn sống và quan sát. Kết quả lúc đầu thấy tế bào bị co nguyên sinh, nhưng sau đó tế bào lại trở lại bình thường. Em hãy giải thích tại sao lại có hiện tượng như vậy? Biết rằng dung dịch glyxerol không gây chết tế bào.
----------------------------- HẾT -----------------------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.Số báo danh:
 -LƯU VĂN HIỆP-
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 10 – HSG 2016
Câu
Nội dung
Điểm
1
(3,0 đ)
a) Sai. 
- Thế giới sống được tổ chức một cách chặt chẽ, theo nguyên tắc thứ bậc.
b) Sai. 
- Theo hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn lam được xếp vào giới Khởi Sinh vì chúng có cấu trúc tế bào nhân sơ.
c) Sai. 
- Prôtêin có tính đa dạng vì chúng được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với 20 loại đơn phân khác nhau và có 4 bậc cấu trúc.
d) Đúng
e) Sai. 
- Tế bào thực vật nếu để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên nhưng không vỡ ra.
g) Sai. 
- Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn sinh trưởng mạnh nhất vào pha lũy thừa.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(2,0 đ)
a)
Cấu trúc
Chức năng
Đường đơn
Chỉ gồm một đơn phân
- Cung cấp năng lượng cho tế bào. 
- Tham gia cấu tạo nên đường đôi và đường đa.
Đường đôi
Gồm 2 đơn phân liên kết lại với nhau
- Cung cấp năng lượng cho tế bào. 
- Là đường vận chuyển trong cơ thể một số loài thực vật.
Đường đa
Gồm nhiều đơn phân liên kết với nhau
- Cấu trúc nên các bộ phận của tế bào. 
- Dự trữ năng lượng cho cơ thể.
b)
- Vì prôtêin tan được trong nước nên cấu trúc không gian đặc trưng của phân tử được hình thành như sau: Các gốc R và các nhóm chức ưa nước tập trung ra bề mặt ngoài, các gốc R và nhóm chức kị nước hướng vào trong phân tử.
- Khi đưa những phân tử này vào dung môi không phân cực, các gốc R kị nước sẽ quay ra ngoài, các gốc phân cực, tích điện sẽ hướng vào trong, làm cho cấu hình không gian của phân tử bị thay đổi ® prôtêin bị biến tính.
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
3
(3,0 đ)
a) Đường phân được coi là giai đoạn cổ xưa nhất vì:
- Đường phân xảy ra trong tế bào chất, phù hợp với cấu trúc tế bào nguyên thủy, không có ti thể.
- Đường phân có thể tạo ra ATP mà không cần có oxi, phù hợp với điều kiện khí quyển trái đất nguyên thủy chưa có oxi.
b) Vai trò của màng trong ti thể đối với quá trình tổng hợp ATP:
- Là nơi đính kết của các prôtêin thuộc chuỗi truyền điện tử, phức hệ ATP Syntaza, là những thành phần trực tiếp tham gia tổng hợp ATP.
- Ngăn không cho H+ khuếch tán vào chất nền ti thể, bắt buộc H+ phải đi qua ATP Syntaza, nhờ đó ATP được tổng hợp.
c) Vì: NAD+ và FAD được sử dụng quay vòng, phần lớn các chất này được giải phóng vào cuối chuỗi truyền điện tử và được tái sử dụng. Chỉ cần một lượng rất ít để bổ sung, thay thế phần bị mất hoặc thất thoát.
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
4
(2,5 đ)
a) Tốc độ phản ứng:
- Khi bắt đầu phản ứng: v = (0,25 – 0,0)/20 = 0,0125 µg/s
- Sau 100 giây: v = (0,85 – 0,85)/20 = 0 µg/s
b)
- Sau 100s, lượng sản phẩm không tăng là do phản ứng đạt trạng thái cân bằng động, nghĩa là tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
- Muốn tăng lượng sảm phẩm thì phải tăng lượng cơ chất để cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận.
c)
Số lần quay vòng của enzim: 1,5 : 0,1 = 15 (lần/s)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
5
(3,0 đ)
a) 
- Prôtêin Y được tổng hợp ở lưới nội chất hạt sau đó vận chuyển sang Gôngi để hoàn thiện cấu trúc rồi từ đó phân phối đến màng tế bào thực hiện chức năng.
- Chất độc A làm hỏng bộ máy Gôngi, prôtêin Y không được hoàn thiện và phân phối đến màng, do đó, tế bào không thể hấp thu chất X.
b) 
- Giả thuyết: Sự hấp thu chất X vào trong tế bào xảy ra đồng thời với sự tăng pH (sự giảm nồng độ H+). Điều này chứng tỏ chất X được vận chuyển vào trong tế bào theo cơ chế đồng vận chuyển với H+.
- Kiểm tra giả thuyết:
Bất hoạt bơm H+ trên màng tế bào sau đó đưa tế bào vào trong dung dịch chứa chất X nhưng có pH kiềm và tăng dần và kiểm tra lượng chất X được hấp thu.
+ Nếu chất X vẫn được hấp thu bình thường thì giả thuyết sai; 
+ Nếu sự hấp thu chất X giảm dần rồi ngừng hẳn thì giả thuyết đúng.
Thí sinh trình bày cách kiểm tra khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa
0,75
0,75
0,75
0,75
6
(2,0 đ)
a) 3 sự kiện đó là:
- Sự nhân đôi NST ở pha S: Sự nhân đôi NST làm cho mỗi NST tạo thành một NST kép, gồm 2 crômatit hoàn toàn giống nhau.
- NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa: Điều này đảm bảo cho thoi phân bào tiếp xúc với tâm động về cả hai phía, tạo điều kiện cho sự phân li của các crômatit vào kì sau.
- Sự phân li của các crômatit trong mỗi NST kép về 2 cực của tế bào ở kì sau: Hai crômatit trong mỗi NST hoàn toàn giống nhau, mỗi chiếc đi về một cực của tế bào, tất cả các NST kép đều phân li làm cho bộ NST của 2 tế bào con hoàn toàn giống nhau.
Thí sinh không nêu được chính xác các sự kiện thì không cho điểm.
b) 
- Tế bào đang ở kì sau của giảm phân II 
- Vì: 
+ Các crômatit đang tách nhau ra và đi về 2 cực của tế bào.
+ Các NST không giống nhau, mỗi NST chỉ có một đại diện trong cặp tương đồng.
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
7
(2,5 đ)
a)
- Xét về kiểu dinh dưỡng: Vi khuẩn Hóa dị dưỡng.
- Xét về nhu cầu oxi: Vi khuẩn hiếu khí (bắt buộc).
b) 
- Khác với lên men:
+ Nguyên liệu là etylic, không phải glucozơ
+ Diễn ra trong điều kiện hiếu khí
+ Chất nhận electron cuối cùng là oxi
+ Hiệu quả năng lượng cao hơn 
- Khác với hô hấp:
+ Nguyên liệu là etylic, không phải glucozơ.
+ Sản phẩm là chất hữu cơ, không phải CO2 và H2O
+ Quá trình phân giải xảy ra không hoàn toàn, không có giai đoạn đường phân, chu trình creb không hoàn chỉnh.
+ Hiệu quả năng lượng thấp hơn.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
8
(2,0 đ)
a) 
- Nguyên lí: Nếu tế bào còn sống thì sẽ bị co nguyên sinh khi đưa vào dung dịch ưu trương; nếu tế bào đã chết thì không có hiện tượng trên.
- Để kiểm tra tế bào ở vùng nào đã chết, ta làm như sau: 
+ Tại vị trí cần kiểm tra, dùng kim mũi mác tước lấy một mẫu biểu bì mặt ngoài. Dùng dao cạo cắt một miếng nhỏ ở chỗ mỏng nhất, đặt lên phiến kính với một giọt nước cất. Đậy lá kính, đưa lên kính quan sát.
+ Nhỏ một giọt KNO3 1M ở một phía của lá kính, ở phía đối diện đặt miếng giấy thấm để rút nước dần dần.
+ Quan sát hiện tượng co nguyên sinh: Nếu thấy khối tế bào chất (màu hồng) bị co lại chứng tỏ tế bào bị co nguyên sinh. Có nghĩa là tế bào còn sống. Nếu khối tế bào chất không bị co lại, chứng tỏ tế bào không co nguyên sinh, nghĩa là tế bào đã chết.
+ Lặp lại thí nghiệm ở các vùng khác của lá cần kiểm tra.
b) 
Giải thích: 
- Ban đầu, khi để tế bào trong dung dịch glyxerok ưu trương, nước trong tế bào bị rút ra ngoài, tế bào xảy ra co nguyên sinh.
- Do glyxerol là chất tan trong lipit, chúng tự do khuếch tán vào trong tế bào, sau một thời gian, nồng độ glyxerol ở trong và ngoài tế bào cân bằng nhau, tế bào không bị co nguyên sinh nữa.
0,5
1,0
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_thi_hOc_sinh_giOi_tInh_mOn_sinh_hOc_10_tInh_hA_tInh_nAm_hOc_20152016.doc