PHÒNG GD&ĐT TP. BẢO LỘC Trường: . Lớp: Họ tên: KIỂM TRA HỌC KÌ 1(TN+TL)– ĐỀ 4 MÔN: VẬT LÝ 7 Thời gian: 45 phút PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (4đ). Khoanh vào câu trả lời đúng Chú ý: Một câu có thể có một hoặc nhiều đáp án đúng Câu 1: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo: A. Đường cong B. Đường gấp khúc C. Đường thẳng D. Đường lượn sóng Câu 2: Chọn ý đúng khi nói về hiện tượng nguyệt thực: A. Trái Đất ở khoảng giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. B. Xảy ra vào ban đêm. C. Mặt Trăng ở khoảng giữa Mặt Trời và Trái Đất. D. Xảy ra vào ban ngày. Câu 3: Tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là: A. Ảnh lớn hơn vật B. Ảnh nhỏ hơn vật C. Ảnh bằng vật C. Là ảnh ảo Câu 4: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm sáng song song thành một chùm sáng : A. Song song B. Phân kì C. Hội tụ D. Vừa song song vừa hội tụ S R N I I N' i i' Câu 5: Cho hình vẽ biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng. Nhìn vào hình vẽ ta thấy tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ và pháp tuyến là: A. Tia tới SI, tia phản xạ IR, pháp tuyến IN; góc tới i, góc phản xạ i’. B. Tia tới SI, tia phản xạ IR, pháp tuyến IN; góc phản xạ i, góc tới i’. C. Tia tới SI, tia phản xạ IN, pháp tuyến IR; góc tới i, góc phản xạ i’. D. Tia tới IN, tia phản xạ IR, pháp tuyến IS; góc tới i, góc phản xạ i’. Câu 6: Trong các cách vẽ ảnh S' của điểm sáng S tạo bởi gương phẳng, cách vẽ không đúng là: S I S n1 I2 . R2 . S' n2 I1 S' R1 S I R . n S' S I R . n S' D C B A Câu 7: Chọn ý đúng khi nói về độ to của âm: A. Âm to khi biên độ dao động lớn. B. Âm nhỏ khi biên độ dao động nhỏ. C. Âm to khi tần số dao động lớn. D. Âm nhỏ khi tần số dao động nhỏ. Câu 8: Những vật nào phản xạ âm tốt trong các vật sau? A. Tấm kim loại B. Áo len C. Miếng xốp D. Mặt đá hoa PHẦN II: TỰ LUẬN: (6đ) Câu 9: a) (1,5đ) Âm truyền được trong những môi trường nào? Cho ví dụ minh họa cho từng môi trường. b) (1,5đ) Khi ta nói trong phòng nhỏ và phòng lớn đểu nghe được âm. Hỏi: - Phòng nào có âm phản xạ? Vì sao? - Phòng nào có tiếng vang? Vì sao? Câu 10: a) (1đ) Nêu cách nhận biết nguồn âm. Cho ví dụ về nguồn âm. Các nguồn âm có đặc điểm chung gì? b) (1đ) Chỉ ra các bộ phận phát ra âm trong các nguồn âm sau đây: LOA, ĐÀN, TRỐNG, ÂM THOA Câu 11: (1đ) Hãy vẽ ảnh của mũi tên ở hình bên dưới đây: VI. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (4đ) Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án – điểm C(0,5) A(0,25) B(0,25) B(0,25) C(0,25) C(0,5) A(0,5) D(0,5) A(0,25) B(0,25) A(0,25) D(0,25) PHẦN II: TỰ LUẬN: (6đ) Câu 9 (3 điểm) a) - Âm truyền được trong những môi trường: rắn, lỏng, khí. 0,25đ 0,25đ 0,25đ Ví dụ: 3 VD 0,75đ (Mỗi VD đúng 0,25đ) b) - Cả 2 phòng đều có âm phản xạ. 0,5đ Vì tiếng nói ở 2 phòng phát ra đều gặp mặt chắn (bức tường) dội trở lại. 0,25đ - Phòng lớn có tiếng vang. 0,5đ Vì tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn (tiếng nói). 0,25đ Câu 10 (2 điểm) a) - Cách nhận biết nguồn âm: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. VD: 0,25đ 0,25đ - Đặc điểm chung của nguồn âm: Các vật phát ra âm đều dao động 0,5đ STT Nguồn âm Bộ phận dao động 1 Loa Màng loa 2 Đàn Dây đàn 3 Trống Mặt trống 4 Âm thoa Nhánh âm thoa b) Mỗi ý đúng 0,25đ Câu 11 (1 điểm) B -Vẽ đúng như hình bên 1đ. -Ảnh vẽ bằng nét liền trừ 0,25đ. -Thiếu kí hiệu bằng nhau trừ 0,25đ. Ba Cụm Bắc, ngày 10 tháng 12 năm 2014 DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ CM Giáo viên ra đề Lê Thị Thu Phương KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học 2014 - 2015 MÔN : Vật lý 7 Thời gian : 45 phút I. PHẠM VI KIẾN THỨC: Từ tiết 01 đến tiết 16 II. MỤC ĐÍCH - Đối với HS: Tự làm và đánh giá khả năng của mình đối với các yêu cầu về chuẩn kiến thức và kĩ năng quy định trong các bài từ bài 01 đến bài 16. Từ đó rút ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho bản thân. - Đối với GV: Đánh giá kết quả học tập cho HS sau khi học xong các bài, qua đó xây dựng các đề kiểm tra hoặc sử dụng để ôn tập hệ thống kiến thức cho HS phù hợp với chuẩn KT - KN được quy định trong các bài và đánh giá được đúng đối tượng HS III. PHƯƠNG ÁN KIỂM TRA: Kết hợp TN và TL (40% TNKQ và 60% TL) IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1. Tính trọng số nội dung kiểm tra Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT VD LT VD 1. Quang học 9 7 4,9 4,1 35 29.3 2. Âm học 5 5 3.5 1.5 25 10.7 Tổng 14 12 8.4 5.6 60 40 2. Tính số câu hỏi và điểm số: Nội dung Trọng số Số lượng câu Điểm số Số câu TN TL 1. Quang học 35 3.84 ~ 4 4 (2đ) 0 2đ 2. Âm học 25 2.75 ~ 3 2 (1đ) 1 (3đ) 4đ 1. Quang học 29.3 3.22 ~ 3 2 (1đ) 1 (1đ) 2đ 2. Âm học 10.7 1.17 ~ 1 0 1 (2đ) 2đ Tổng 100 11 8 (4đ) 3 (6đ) 10 3. Thiết lập ma trận Tên chủ đề CẤP ĐỘ NHẬN THỨC Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1. Quang học (9 tiết) 1. Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. 2. Phát biểu được định luật tryền thẳng ánh sáng. 3. Nhận biết được 3 loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì. 4. Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng 5. Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng 6. Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng 7. Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau 8. Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và tạo bởi gương cầu lồi. 9. Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên 10. Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực 11. Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. 12. Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. 13. Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo 2 cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng Số câu hỏi 2TNKQ C2(1); C8(3) 2TNKQ C10(2); C11(4) 2 TNKQ – 1TL C12(5,6) 7 Số điểm 1 1 2 4 2. Âm học (5 tiết) 14. Nhận biết đuộc một số nguồn âm thường gặp. Nêu được nguồn âm là một vật dao động. 15. Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không. 16. Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau. 17. Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt ghồ ghề phản xạ âm kém. 18. Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn 19. Nêu được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ 20. Nêu được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ. 21. Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ. 22. Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm. 23. Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn. 24. Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa. 25. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. 26. Kể được tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn. Số câu hỏi 1TNKQ – 0,5TL C17(8) – C15(9a) 1TNKQ – 0,5TL C20(7); C23(9b) 1 TL C24(10) 4 Số điểm 2 2 2 6 TS câu hỏi 3,5 3,5 4 11 TS điểm 3 – 30% 3 – 30% 4 – 40% 10
Tài liệu đính kèm: