Kiểm tra định kì (2015 - 2016) - Tiết 20 môn: Hóa học - Lớp 9. Thời gian: 45 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1112Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra định kì (2015 - 2016) - Tiết 20 môn: Hóa học - Lớp 9. Thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra định kì (2015 - 2016) - Tiết 20 môn: Hóa học - Lớp 9. Thời gian: 45 phút
ĐỀ LƯU 
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (2015 - 2016)- Tiết 20 
	 Môn: Hóa học - Lớp 9. Thời gian: 45 phút
ĐỀ SỐ 2
I - Trắc nghiệm (2,5 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái chỉ câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Những cặp dung dịch chất nào dưới đây tác dụng được với nhau? 
A. Na2SO4 và BaCl2 	 	B. NaCl và AgNO3 
C. BaCl2 và HNO3 	D. Na2SO4 và NaCl 
Câu 2: Nhóm bazơ làm dung dịch phenolphtalein không màu thành đỏ là:
A . NaOH; Ca(OH)2; Fe(OH)3; Cu(OH)2 B. NaOH; Mg(OH)2; Ca(OH)2; Zn(OH)2
C. Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3; Ca(OH)2 D. Ba(OH)2; Ca(OH)2; KOH; NaOH 
Câu 3. Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm?
 A. KCl B. CO(NH2)2 C. K2SO4 D. Ca(H2PO4)2
Câu 4. Có thể dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết các cặp dung dịch nào sau đây
HNO3 và NaCl	B. NaCl và Na2SO4	 C. HCl và HNO3 	D. HNO3 và H2SO4 
Câu 5. Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Na2SO4, hiện tượng qua sát được là:
Xuất hiện chất rắn màu trắng 	C. Xuất hiện chất rắn màu xanh lam
Không có hiện tượng gì	D. Có khí không màu thoát ra.
II – Tự luận (7,5 điểm):
Câu 1 (2 điểm): Chọn các chất thích hợp sau để điền vào chỗ trống và hoàn thành phương trình hóa học: CuO, AgNO3, HCl, CO2, CuCl2, H2O,AgCl, NaCl
CaCO3 + ... ............ à CaCl2 + ....... + ...........
NaOH + .............. à Cu(OH)2 + ...................
BaCl2 + ............... à Ba(NO3)2 + .................
Cu(OH)2 à .............+ .........
Câu 2 (2 điểm): Chỉ dùng dung dịch phenolphtalein, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch không màu sau: KOH, FeCl3, CuCl2, K2SO4. (Viết PTHH)
Câu 3 (3,5 điểm): Cho 7,4 gam Ca(OH)2 tác dụng vừa đủ với V (lít) dung dịch HNO3 2M.
a. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
b. Tính thể tích dung dịch HNO3 cần dùng cho phản ứng (tính V). 
 (Cho: Ca = 40 ; N = 14; H = 1; O = 16).
ĐỀ LƯU 
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (2015- 2016)- Tiết 20 
	 Môn: Hóa học - Lớp 9. Thời gian: 45 phút
ĐỀ SỐ 1
I - Trắc nghiệm (2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái chỉ câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Nhóm bazơ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao là:
 A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2 ; Al(OH)3 ; Mg(OH)2 B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3 ; NaOH
 C. Fe(OH)3 ; Cu(OH)2 ; KOH; Mg(OH)2 D. Fe(OH)3 ; Cu(OH)2 ; Ba(OH)2 ; Mg(OH)2
Câu 2. Những cặp dung dịch chất nào dưới đây tác dụng được với nhau?
 A. NaCl và KNO3 	 B. BaCl2 và AgNO3. 
 	C. NaOH và AlCl3. 	 	 D. ZnSO4 và CuCl2
Câu 3. Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân lân?
A. KCl B. CO(NH2)2 C. Ca(H2PO4)2 D. K2SO4 
Câu 4. Có thể dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết các cặp dung dịch nào sau đây
NaCl và Na2SO4 	B. HNO3 và NaCl	C. KNO3 và Na2SO4 	D.HCl và HNO3 
Câu 5. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4, hiện tượng qua sát được là:
Xuất hiện chất rắn màu trắng 	C. Xuất hiện chất rắn màu xanh lam
Không có hiện tượng gì	D. Có khí không màu thoát ra.
II – Tự luận (7,5 điểm):
Câu 1 (2 điểm): Chọn các chất thích hợp sau để điền vào chỗ trống và hoàn thành phương trình hóa học: HCl, AgNO3, CuO, H2O, MgSO4, CO2,NaNO3, K2SO4
KOH + .............. à Mg(OH)2 + ...................
BaCO3 + ... ............ à BaCl2 + ....... + ...........
NaCl + ............... à AgCl + .................
Cu(OH)2 à .............+ .........
Câu 2 (2,5 điểm): Chỉ dùng dung dịch phenolphtalein, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch không màu sau: NaOH, FeCl3, CuCl2, Na2SO4. (Viết PTHH)
Câu 3 (3 điểm): Cho 6 gam NaOH tác dụng vừa đủ với V lit dung dịch H2SO4 2M
a. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
 b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng cho phản ứng (tính V). 
 (Cho: Na = 23 ; S = 32; H = 1; O = 16).

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa_9_tiet_20.doc