Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học 2014 - 2015 môn: Hóa Học (vòng 1, vòng 2)

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học 2014 - 2015 môn: Hóa Học (vòng 1, vòng 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học 2014 - 2015 môn: Hóa Học (vòng 1, vòng 2)
UBND HUYỆN QUẾ SƠN
PHÒNG GD&ĐT
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC - VÒNG I
Câu I: (2.0 điểm) 
Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi:
a/ Cho oxit sắt FexOy vào dung dịch HCl dư.
b/ Nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào đường saccarozơ.
c/ Phản ứng nổ của thuốc nổ đen.
d/ Sục khí CO2 dư vào dung dịch muối natrialuminat..
e/ Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH.
f/ Cho oxit sắt từ vào dung dịch H2SO4 đặc.
g/ Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH.
h/ Cho Au vào nước “cường thủy”.
Câu II: (2.0 điểm) 
Không dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy trình bày cách phân biệt 5 dung dịch sau được đựng trong năm lọ riêng biệt mất nhãn: NaCl, NaOH, NaHSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.
Câu III: (2.0 điểm) 
Cho a gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Fe3O4, Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 1 mol axit phản ứng và còn lại 0,256a gam chất rắn không tan. Mặt khác, khử hoàn toàn a gam hỗn hợp X bằng CO dư thu được 42 gam chất rắn. 
a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b/ Tính phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.
Câu IV: (2.0 điểm) 
Cho 200 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,1M. Thêm 2,24 gam bột sắt vào dung dịch đó và khuấy đều cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a/ Tính khối lượng chất rắn thu được.
b/ Tính nồng độ M của các muối trong dung dịch sau phản ứng.
Câu V: (2.0 điểm) 
Đốt cháy hoàn toàn 0,5 lít hỗn hợp gồm một hiđrocacbon và CO2 với 2,5 lít oxi (lấy dư). Sau phản ứng thu được 3,4 lít hỗn hợp khí. Làm lạnh hỗn hợp này thì còn lại 1,8 lít khí; cho tiếp qua dung dịch KOH dư thì còn lại 0,5 lít khí. Tìm công thức phân tử của hiđrocacbon. Biết thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. 
Cho biết: H=1; C=12; O=16; Al=27; Fe=56; Cu=64; Ag=108; K=39; Cl=35,5; N=14.
Thí sinh không được sử dụng bảng HTTH các NTHH.
Họ và tên thí sinh:  - Số báo danh: 
UBND HUYỆN QUẾ SƠN
PHÒNG GD&ĐT
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC - VÒNG II
Câu I: (2.0 điểm)
Cho sơ đồ các PTPƯ:
(1): (A) + HCl → (A1) + (A2) + H2O
(5): (A2) + Ba(OH)2 → (A7)
(2): (A1) + NaOH → (A3) + (A4)
(6): (A7) + NaOH → (A8) + (A9) + ...
(3): (A1) + Cl2 → (A5)
(7): (A8) + HCl → (A2) + ...
(4): (A3) + H2O + O2 → (A6)
(8): (A5) + (A9) + H2O → (A4) + ...
 Xác định CTHH của các chất A, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9 và hoàn thành các PHHH trên. 
Câu II: (2.0 điểm)
1/ Từ không khí, nước, đá vôi và các thiết bị cần thiết khác, hãy viết các PTHH để điều chế phân đạm urê, phân đạm 2 lá.
2/ Làm thế nào để tách riêng biệt được các muối NaCl, FeCl2, AlCl3 trong cùng một dung dịch? Viết các phương trình phản ứng đã dùng. 
Lưu ý: Khối lượng các muối được tách ra không thay đổi về khối lượng so với ban đầu.
Câu III: (2.0 điểm)
Nung 96,6 gam hỗn hợp bột A gồm FexOy và Al (trong môi trường không có không khí) thu được hỗn hợp B. Hỗn hợp B tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 2M tạo thành dung dịch C và 6,72 lít (ở đktc) một khí. 
a/ Viết phương trình phản ứng.
b/ Tìm công thức FexOy, biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
c/ Cho V lít dung dịch HCl 1M vào dung dịch C thì thu được 62,4 gam kết tủa. Tính V. Câu IV: (2.0 điểm) 
Cho hỗn hợp A gồm Mg, Al, Al2O3 và Fe vào dung dịch KOH dư thì thu được 2,688 lít khí H2 (ở đktc), dung dịch B và 4,32 gam chất rắn D. Cho khí CO2 dư vào dung dịch B thì thu được kết tủa E, nung nóng kết tủa E đến khối lượng không đổi thì thu được 6,12 gam chất rắn F. Hòa tan hoàn toàn chất rắn D vào dung dịch HCl dư thì thu được 2,24 lít khí (ở đktc). Hãy tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A. 
Câu V: (2.0 điểm) 
1/ Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hiđrocacbon X (chất khí ở điều kiện thường). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 tạo ra 39,4 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,912 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu.
a/ Viết phương trình hóa học của các phản ứng có thể xảy ra.
b/ Tìm công thức phân tử của X.
2/ Dẫn V lít hỗn hợp Y (ở đktc) gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí A. Dẫn A vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí B. Đốt cháy hoàn toàn khí B thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính V.
Cho biết: H=1; C=12; O=16; Mg=24; Al=27; Fe=56; Ag=108; K=39; Cl=35,5; Ba=137; Na=23; N=14.
Thí sinh không được sử dụng bảng HTTH các NTHH.
Họ và tên thí sinh:  - Số báo danh: 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Hoa_9_14_15_Qson.doc
  • docDap_an_Hoa_9_14_15_VongI_Qson.doc
  • docDap_an_Hoa_9_14_15_VongII_Qson.doc