Tuần: 12 Ngày soạn: 05/11/2014 Tiết: 24 Ngày dạy : 06/11/2014 KIỂM TRA CHƯƠNG I I.- Mục tiêu : 1./ Kiến thức : - Kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của HS trong chương I về tứ giác, các hình dạng đặc biệt của tứ giác. - Kiểm tra sự vận dụng những kiến thức trong chương và bài tập. 2./ Kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra, trình bày lôgic. 3./ Thái độ : - Giáo dục HS có ý thức trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra. II.- Chuẩn bị: 1./ Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm. 2./ Học sinh: Ôn tập kiến thức toàn chương I. III.- Ma trận đề kiểm tra Đề A: Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1.Hình thang - Vẽ hình đúng theo yêu cầu của bài toán. -Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang để giải các bài toán chứng minh đơn giản. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 3.5 2 3.0 (30 %) 1 . Hình thoi - Vẽ được hình thoi có độ dài đường chéo cho trước. Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi để chứng minh một tứ giác là hình thoi. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 1.5 1 1.0 2 2.5 (25 %) 2. Hình bình hành. Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật để chứng minh một tứ giác là hình bình hành. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 1.5 1 1.5 (15%) 3. Hình chữ nhật. -Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật để chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 1.0 1 1.0 (10%) 4. Hình vuông. - Biết định nghĩa hình vuông và các tính chất của đường chéo hình vuông. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 1,5 1 1.5 (15%) Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 2 3.0 (30%) 5 7.0 (70%) 7 10.0 (100%) Đề B: Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1.Hình thang - Vẽ hình đúng theo yêu cầu của bài toán. -Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang để giải các bài toán chứng minh đơn giản. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2.0 1 2.0 (20 %) 1 . Hình thoi - Vẽ được hình thoi có độ dài đường chéo cho trước. Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi để chứng minh một tứ giác là hình thoi. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 1.5 1 1.0 2 2.5 (25 %) 2. Hình bình hành. - Vẽ hình đúng theo yêu cầu của bài toán. -Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật để chứng minh một tứ giác là hình bình hành. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2.0 1 2.0 (20%) 3. Hình chữ nhật. -Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật để chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật. - Vận dụng được kiến thức hình chữ nhật vào tam giác (tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông). Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 2.0 2 2.0 (20%) 4. Hình vuông. - Biết định nghĩa hình vuông và các tính chất của đường chéo hình vuông. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 1,5 1 1.5 (15%) Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 2 3.0 (30%) 5 7.0 (70%) 7 10.0 (100%) IV.- Hoạt động trên lớp : 1./ Ổn định lớp : (1ph) Kiểm tra sĩ số, vệ sinh. 2./ Kiểm tra bài cũ: 3./ Tiến hành kiểm tra : (42ph) Đề bài Đề A: Bài 1 : (3đ) a) Phát biểu định nghĩa hình vuông và các tính chất của đường chéo trong hình vuông. b) Vẽ hình thoi ABCD có AC = 5 cm, BD = 7 cm. Bài 2: (2đ) Cho hình thang ABCD (AB // CD) có A = 2 D .Tính số đo các góc A và D? Bài 3 : (5đ) Cho tam giác ABC. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC. a) Hỏi tứ giác BMNC là hình gì? Vì sao?. b) Gọi E là điểm đối xứng của M qua N. Tứ giác AECM là hình gì ? Tại sao? c) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AECM là hình chữ nhật? d) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AECM là hình thoi? Đề B: Bài 1 : (3đ) a) Phát biểu định nghĩa hình vuông và các tính chất của đường chéo hình vuông. b) Vẽ hình thoi ABCD có AC = 6 cm, BD = 8 cm. Bài 2: (2đ) Cho hình thang ABCD (AB // CD) có A = 3.D .Tính số đo các góc A và D? Bài 3 : (5đ) Cho tam giác ABC . Gọi D, M, E theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, AC. a) Chứng minh tứ giác ADME là hình bình hành. b) Nếu tam giác ABC cân tại A thì tứ giác ADME là hình gì? Vì sao? c) Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác ADME là hình gì? Vì sao? d) Trong trường hợp tam giác ABC vuông tại A, cho biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính độ dài AM? Đáp án và biểu điểm Đề A: Bài 1 : Phát biểu đúng định nghĩa hình vuông được 0,5 điểm. Phát biểu đúng tính chất của đường chéo hình vuông được 1 điểm. b) Vẽ hình đúng hình thoi ABCD được 1,5 điểm. B A Bài 2 : Vẽ hình đúng (0,5đ) Theo bài ra ta có tứ giác ABCD là hình thanh, 2 cạnh đáy là AB và CD nên A + D = 1800 (0,5 đ) Mà A = 2.D Suy ra 2.D + D = 1800 D C Hay D = 600 , A = 1200 (1 đ) A Bài 3 : Vẽ hình đúng (0.5đ) E N M C B Vì tứ giác BMNC là hình thang vì MN là đường trung bình của tam giác ABC nên MN // BC . (1đ) Vì E đối xứng với M qua N nên N là trung điểm của ME. Theo bài ra thì N cũng là trung điểm của AC.Tứ giác AECM có hai đường chéo là AC và ME cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên là hình bình hành. (1,5 đ) Để hình bình hành AECM là hình chữ nhật thì AC = ME. (1) Vì MN là đường trung bình của tam giác ABC nên MN= NE = ½ BC (0.5đ) Suy ra MN + NE = BC hay ME = BC (2) (0,5 đ) Từ (1) và (2) suy ra AC = BC Vậy để tứ giác AECM là hình chữ nhật thì tam giác ABC phải cân tại C. (0,5 đ) d) Để hình bình hành AECM là hình thoi thì AC ME hay ANM = 900 (0,5 đ) Ta có MN//BC vì MN là đường trung bình của tam giác ABC Suy ra ANM = ACB = 900 Vậy để tứ giác AECM là hình thoi thì tam giác ABC phải vuông tại C. (0,5 đ) Đề B: Bài 1 : Phát biểu đúng định nghĩa hình vuông được 0,5 điểm. Phát biểu đúng tính chất của đường chéo hình vuông được 1 điểm. A Vẽ hình đúng hình thoi ABCD được 1 điểm. B Bài 2 : Vẽ hình đúng (0,5đ) Theo bài ra ta có tứ giác ABCD là hình thanh, 2 cạnh đáy là AB và CD nên A + D = 1800 (0,5 đ) Mà A = 3.D D C Suy ra 3.D + D = 1800 Hay D = 450 , A = 1350 (1 đ) Bài 3 : Vẽ hình đúng (0.5đ) A D E B C M Theo bài ra ta có: DM là đường trung bình của tam giác ABC DM // AC; DM = AC (1) (0,5đ) ME là đường trung bình của tam giác ABC ME // AB; ME = AB (2) (0,5 đ) Xét tứ giác ADME ta có: DM // AC; ME // AB Vậy tứ giác ADME là hình bình hành. (0,5đ) Nếu tam giác ABC cân tại A thì AB = AC AD = AE (0,5 đ) Hình bình hành ADME có AD = AE nên là hình thoi. (0,5 đ) Tam giác ABC vuông tại A hay A = 900 Hình bình hành ADME có có một góc vuông nên là hình chữ nhật. (1 đ) Áp dụng định lí pitago vào tam giác ABC vuông tại A ta có: AB2 + AC2 = BC2 BC2 = 62 + 82 = 100 BC = 10 (cm) (0,5 đ) Trong tam giác ABC vuông tại A thì AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC nên AM = BC hay AM = 5 (cm) (0,5 đ) 4./ Củng cố: (1ph) - Thu bài kiểm tra 5./ Hướng dẫn về nhà: ( 1ph) - Ôn lại toàn bộ kiến thức của chương I. - Chuẩn bị trước bài mới “Đa giác – Đa giác đều”
Tài liệu đính kèm: