Kiểm tra chung lần 2 – Lý 10 thời gian : 45 phút trường THPT Phan Thanh Giản

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chung lần 2 – Lý 10 thời gian : 45 phút trường THPT Phan Thanh Giản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chung lần 2 – Lý 10 thời gian : 45 phút trường THPT Phan Thanh Giản
Trường THPT Phan Thanh Giản Họ tên ....................................................Lớp 10A..
KIỂM TRA CHUNG LẦN 2 – LÝ 10
Thời gian : 45 phút ( 30 câu ) - đề 1
Câu 1 .Một chất điểm đứng yên chịu tác dụng của ba lực có độ lớn là 4 N, 5 N và 8 N. Nếu bỏ lực có độ lớn 4 N thì hợp lực của hai lực còn lại là
A. 4 N.
B. 5 N.
C. 8 N.
D. 4,5 N.
Câu 2. Khi xe buýt tăng tốc đột ngột thì hành khách
A. chúi về phía trước.
B. ngả về phía sau.
C. ngả người sang phải.
D. ngả người sang trái.
Câu 3. Nếu vật đang chuyển động thẳng với vận tốc 5 m/s mà bỗng nhiên tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi thì
A. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
 B. vật chuyển động tròn đều.
C. vật chuyển động thẳng biến đổi đều với gia tốc 5 m/s2.
D. vật chuyển động với gia tốc bằng 0.
Câu 4. Theo định luật II Newton, chất điểm chịu tác dụng của một lực duy nhất là thì gia tốc vật thu được luôn 
A. cùng hướng với nếu là lực kéo . B. ngược hướng với nếu là lực cản.
C. vuông góc với . D. có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng chất điểm.
Câu 5. Theo định luật III Newton, lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối, hai lực này có đặc điểm 
A. cùng giá, cùng hướng, cùng độ lớn. B. cùng giá, ngược hướng, cùng độ lớn.
C. cùng độ lớn, có hướng vuông góc nhau. D. cùng giá, ngược hướng, có độ lớn khác nhau.
Câu 6. Theo các định luật của Newton, thì phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Nếu không có lực nào tác dụng vào vật thì vật đứng yên.
B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động lập tức dừng lại.
C.Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.
Câu 7. Điều gì sẽ xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên ?
A. tăng lên.
B. không thay đổi.
C. giảm đi.
D. không biết được.
Câu 8. Bi (1 ) có khối lượng gấp đôi bi (2). Cùng một lúc tại mái nhà, bi (1) được thả rơi còn bi (2) được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí thì câu nào sau đây đúng?
A. (1) chạm đất trước.
B. (2)chạm đất trước.
C. Cả hai chạm đất cùng lúc.
D. Chưa đủ thông tin để trả lời.
Câu 9. Khi khoảng cách giữa hai chất điểm tăng lên 2 lần, lực hấp dẫn giữa chúng
A. tăng lên 2 lần.
B. tăng lên 4 lần.
C. giảm đi 2 lần.
D. giảm đi 4 lần.
Câu 10 . Theo định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, ta có thể “ cân “ được khối lượng Trái Đất là M = 6.1024 kg thông qua đo bán kính Trái Đất R , gia tốc rơi tự do tại gần mắt đất g và biết được hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 . Vậy khối lượng Trái Đất được tính bởi công thức nào sau đây ?
A. .
B. 
C. .
D. 
Câu 11. Một quả bóng, khối lượng 0,50 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,020 s. Quả bóng bay với tốc độ 
A. 0,01 m/s.
B. 0,1 m/s.
C. 2,5 m/s.
D. 10 m/s.
Câu 12. Chất điểm chịu tác dụng của ba lực đồng phẳng có độ lớn bằng nhau. Biết góc tạo bởi (  ; ( và ( đều bằng 1200. Hợp lực của ba lực này bằng
A. 0.
B. .
B. 2.
C. 3.
Câu 13. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 15 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu lực kéo 5 N thì nó dài 17 cm. Hỏi độ cứng ( hệ số đàn hồi ) của lò xo bằng bao nhiêu ?
A. 25 N/m.
B. 2,5 N/Nm.
B. 250 N/Nm.
D. 100 N/m.
Câu 14. Chất điểm chịu tác dụng của hai lực có độ lớn 4 N và 5 N thì độ lớn của hợp lực có thể là
A. 4,5 N.
B. 10 N.
C. 22,5 N.
D. 45 N.
Câu 15. Tác dụng lên vật nặng 10 kg một lực có độ lớn 20 N thì nó thu được gia tốc có độ lớn là
A. 10 m/s2.
B. 20 m/s2.
C. 2 m/s2.
D. 5 m/s2.
Câu 16. Vật nặng có khối lượng 1 kg đang đứng yên chịu tác dụng của hợp lực có độ lớn bằng bao nhiêu để sau 10 giây nó đạt tốc độ 10 m/s?
A. 1 N .
B. 1,5 N.
C. 0,5 N.
D. 10 N.
Câu 17 . Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn
A. F = 500 N.
B. F < 500 N.
C. F > 500 N.
D. F = 5000 N.
Câu 18 . Một vật khối lượng 5 kg chuyển động trên quỹ đạo tròn có bán kính 10 m với tốc độ không đổi 5 m/s . Tính lực hướng tâm tác dụng lên vật?
A. 6,25 N.
B. 12,5 N.
C. 100 N.
D. 2,5 N.
Câu 19 . Quỹ đạo của một vật ném ngang có dạng là
A. đường thẳng. B. đường tròn. C. nửa parapol. D. đường gấp khúc.
Câu 20 . Chuyển động của vật ném ngang được phân tích thành hai chuyển động thành phần theo hai trục tọa độ 0x và 0y vuông góc nhau ( 0 là vị trí ném, trục 0x hướng theo véctơ vân tốc đầu ). Chuyển động thành phần theo trục 0x là chuyển động
A. thẳng đều.
B. tròn đều.
C. thẳng biến đổi đều.
D. thẳng nhanh dần đều.
Câu 21 . Có 8 phát biểu sau đây:
 1. Chất điểm nhất thiết phải chuyển động cùng hướng lực tác dụng.
 2. Gia tốc của chất điểm luôn cùng hướng hợp lực tác dụng vào nó.
 3. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
 4. Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
 5. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi trạng thái chuyển động hoặc làm cho vật bị biến dạng.
 6. Khi tăng độ lớn của lực tác dụng lên vật, vật càng chuyển động nhanh.
 7. Lực tương tác giữa hai vật tuân theo định luật III Newton không gây ra gia tốc cho vật vì nó có hợp lực bằng 0.
 8. Trái Đất nặng gấp 81 lần Mặt Trăng, do đó lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng lớn gấp 81 lần lực hấp dẫn do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất.
Số phát biểu đúng là
6.
5.
4.
3.
Câu 22. Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn một đoạn 1,50 m ( tính theo phương ngang ). Lấy g = 10 m/s2.
Thời gian rơi của hòn bi là
0,35 s.
0,125 s.
0,5 s.
0,25 s.
Câu 23 . Để đo hệ số ma sát trượt giữa mặt phẳng ( P ) và vật A, học sinh khối 10 trường THPT Phan Thanh Giản làm thí nghiệm như sau: 
 + Đặt vật A trên ( P ).
 + Nâng dần một đầu của ( P ) để góc nghiêng của nó so với mặt phẳng nằm ngang là tăng dần. 
 + tăng đến một giá trị đủ lớn thì A sẽ trượt nhanh dần đều trên ( P ).
Dùng thước đo được độ dài ( P ) và độ cao của dốc nghiêng ta tìm được góc nghiêng ; dùng đồng hồ đo thời gian ta tìm được gia tốc của vật A.
 Từ kết quả đó, học sinh tính được hệ số ma sát trượt bởi công thức nào sau đây?
A. . B. .
C. . D. .
Câu 24 . Trong các cách viết lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào đúng ?
A.
B. 
C. 
D. 
( trong đó : lần lượt là lực ma sát trượt, hệ số ma sát trượt, phản lực ).
Câu 25 . Một vận động viên môn hốc cây ( môn khúc côn cầu ) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó vận tốc đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 m/s2. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu thì dừng lại?
A. 39 m.
B. 45 m.
C. 51 m.
D. 57 m.
Câu 26 . Một ô tô khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua đoạn cầu vượt ( coi là cung tròn ) với tốc độ 10 m/s. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt cầu tại điểm cao nhất bằng bao nhiêu ? Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 
 50 m. Lấy g = 10 m/s2.
A. 11760 N.
B. 11950 N.
C. 14400 N.
D 9600 N.
Câu 27 . Theo định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, người ta suy ra được công thức tính gia tốc rơi tự do. Ở cùng vĩ độ, gia tốc rơi tự do tại mặt đất là g0 và gia tốc rơi tự do tại độ cao h là . Gọi R là bán kính Trái Đất. Chọn đáp số đúng.
A. B. C. D. 
Câu 28 . Chất điểm chịu tác dụng của 2 lực vuông góc nhau , có độ lớn là F1 = 8 N và F2 = 6 N. Góc tạo bởi hợp lực với có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây? 
A. 390.
B. 450.
C. 600.
D. 530.
Câu 29 . Một lò xo đồng chất, tiết diện đều được cắt ra làm 3 đoạn lò xo có chiều dài tự nhiên . Biết 3 lò xo có độ cứng ( hệ số đàn hồi ) tỉ lệ nghịch với chiều dài tự nhiên. Lần lượt treo vào 3 lò xo trên vật nặng có cùng khối lượng thì độ biến dạng tương ứng là 5 cm; 3,75 cm và . Vậy có giá trị bằng
A. 3 cm.
B. 2,5 cm.
D. 2,75 cm.
D. 2 cm.
Câu 30 . Cùng một lực nếu tác dụng lên vật nặng khối lượng m1 thì thu gia tốc 2 m/s2; còn lên vật nặng khối lượng m2 thì thu gia tốc 3 m/s2. Nếu cũng lực đó tác dụng lên vật nặng khối lượng m1+ 2m2 thì thu được gia tốc có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 1,2 m/s2.
A. 1 m/s2.
C. 5 m/s2.
D. 1,5 m/s2.
..Hết .

Tài liệu đính kèm:

  • docktra_chung_cua_Phan_Thanh_Gian.doc