Họ Và Tên..Lớp 11 A Đề B Trắc nghiệm ( 5 điểm) : 20 câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Cho các chất sau: metan. Etilen, but–2–in và axetilen. Kết luận nào sau đây đúng? A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom. B. Có hai chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac. C. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom. D. Không có chất nào làm nhạt màu dung dịch kali pemanganat. Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm?A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Tiến hành trùng hợp 20,8 gam stiren. Hỗn hợp thu được sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 700 ml dung dịch Br2 0,12M. Tính % stiren đã tham gia trùng hợp? A. 25%. B. 52%. C. 58 %. D. 75%. Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất khỏi hỗn hợp bằng cách nào sau đây? A. chiết. B. kết tinh. C. thăng hoa. D. chưng cất. Các ankan không tham gia phản ứng nào? A. phản ứng thế. B. phản ứng cộng. C. phản ứng tách. D. phản ứng cháy. C6H14 có bao nhiêu đồng phân ankan ? A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Chất CH3–CH(CH3)–CH(C2H5)–CH2–CH3 có tên là gì? A. 3–etyl–2–metylpentan. B. 2–metyl–3–etylpentan. C. 4–metyl–3–etylpentan. D. 3–etyl–4–metylpentan. CH4 + 2Cl2 X + 2HCl. X có tên gọi là A. metylclorua. B. metylenclorua. C. clorofom. D. cacbontetraclorua. Hợp chất CH3–CH(CH3)–CH2–CH2–CH3 tạo được bao nhiêu gốc ankyl? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Chất X có công thức phân tử C5H12 khi tác dụng với clo tạo được 3 dẫn xuất monoclo. Tên của X là A. isopentan. B. pentan. C. neopentan. D. xiclopentan. Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc ở 170oC thì khí sinh ra có lẫn SO2. Để thu được C2H4 tinh khiết có thể loại bỏ SO2 bằng: A. Dung dịch KOH B. Dung dịch KMnO4. C. Dung dịch Br2 D. Dung dịch K2CO3. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom? A. butan. B. but–1–en. C. cacbon đioxit. D. metylpropan. Tổng số liên kết đơn trong phân tử ankađien có công thức chung CnH2n–2 là A. 4n. B. 3n–5. C. 3n–3. D. 3n–2. Khi cho buta–1,3–đien tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao, có Ni làm xúc tác, có thể thu được A. butan. B. isobutan. C. isobutilen. D. pentan. Số đồng phân ankin C5H8 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Cho sơ đồ chuyển hóa: . X là A. CH3–CH3. B. CH2=CH2. C. CHºCH. D. CH3CHO. Phản ứng nào dùng để điều chế metan trong phòng thí nghiệm: (1) CH3COONa +NaOH CH4 +Na2CO3. (2) C + 2H2 CH4. (3) CH3–CH2–CH3 CH4 + CH2=CH2. (4) Al4C3 + 12H2O 3CH4 + 4Al(OH)3. A. (1) ; (2). B. (1) ; (4). C. (1) ; (4). D. (2) ; (3). Số đồng phân cấu tạo của anken C5H10 là A. 2 B. 4 C. 5 D. 6 Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3? A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất. Tự luận ( 5 điểm) ( Cho M : H=1 ;Cl=35,5, S=32 ; N=14 ; O=16 ; Br=80 ) Câu 1: Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau, dùng ctct ? ghi sản phẩm chính . ( 1 điểm) a.Propilen tác dụng với H2O? b. Propilen tác dụng với dd KMnO4? c.Dẫn khí Propin vào dung dịch AgNO3 trong NH3. d. Trùng hợp Stiren Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng,dùng ctct ( 1 điểm ) Canxi cacbua Axetilen Etan Etilen Etilen glicol Câu 3 : Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học, ( 1 điểm ). Propin , etilen , metan Câu 4( 1 điểm ): Đốt cháy hoàn toàn 3,24 gam một ankađien(X) sinh ra 3,24 gam H2O. Xác định công thức phân tử của ankin X ? Câu 5 ( 1 điểm) Cho 3,36 gam anken (A) phản ứng vừa đủ với 100 gam dung dịch Br2 nồng độ 9,6 %. a/Tìm ctpt của A . b/ Tìm CTCT biết A tác dụng với H2O chỉ thu được một sản phẩm ancol duy nhất ? ...
Tài liệu đính kèm: