Họ tên: . Lớp: Kiểm tra 1 tiết Môn: Hóa học 8 I. Phần trắc nghiệm Dùng bút chì tô đậm vào ô tròn đứng trước đáp án đúng trong các câu sau Câu 1: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng hoá học: A) Quả chuối xanh giấm thành quả chuối chín. B) Để cốc nước đá ngoài không khí thấy xuất hiện các giọt nước bên ngoài thành cốc. C) Vôi chín đem tôi thành vôi tôi. D) Gạo lên men thành rượu. Câu 2: Dấu hiệu căn bản để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra là: A) Có chất mới tạo thành. B) Có sự thay đổi màu sắc. C) Có sự thay đổi nhiệt độ. D) Có sự thay đổi trạng thái. Câu 3: Trong phản ứng hoá học điều gì được bảo toàn: A) Phân tử. B) Chất. C) Khối lượng. D) Liên kết giữa các nguyên tử. Câu 4: Trong phương trình hoá học: 2H+ O 2HO thì: Số phân tử hiđro : Số phân tử oxi : Số phân tử nước bằng A) 2 : 1 : 2 B) 2 : 2 : 2 C) 4 : 2 : 2 D) 4 : 2 : 5 Câu 5: Phân tử khối của hợp chất gồm Ca hóa trị II và nhóm nguyên tử HCO3 hóa trị I là: A) 149 B) 141 C) 101 D) 162 Câu 6: Khẳng định nào sau đây không chính xác: A) Trong quá trình phản ứng hóa học xảy ra khối lượng chất phản ứng giảm dần, khối lượng chất sản phẩm tăng dần. B) Trong phản ứng hóa học số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn. C) Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. D) Nước là hợp chất do nguyên tử H2O tạo thành. II. Phần tự luận Bài 1: Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau: a) Nhôm cháy trong không khí thì tác dụng với oxi tạo ra nhôm oxit (Al2O3) b) Kẽm tác dụng với axit clohiđric (HCl) thì thu được muối kẽm clorua (ZnCl2) và khí Hiđrô. c) Cr(OH)3 Cr2O3 + H2O .............................................................................................................................................................................................................................................. d) H2S + O2 SO2 + H2O .............................................................................................................................................................................................................................................. Bài 2: Muối kaliclorat bị phân huỷ theo sơ đồ: KClO3 KCl + O2 a. Lập phương trình hoá học và viết công thức về khối lượng của các chất phản ứng và sản phẩm của phản ứng. b. Nếu đem phân huỷ 12,25g KClO3 thì sau phản ứng khối lượng chất rắn còn lại (KCl) sau phản ứng là 7,45g. Xác định khối lượng khí oxi tạo thành. c. Nếu phân huỷ a gam KClO3 thì sau phản ứng khối lượng giảm đi 0,96g. Mặt khác nếu phân huỷ 2a gam KClO3 thì sau phản ứng khối lượng chất rắn là 2,98g. Tính a.
Tài liệu đính kèm: