Kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học: 2013 - 2014 môn thi: Hóa học 12

doc 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 7974Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học: 2013 - 2014 môn thi: Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học: 2013 - 2014 môn thi: Hóa học 12
Së Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
thanh ho¸
 Số báo danh
.
........................
 ĐỀ CHÍNH THỨC
Kú thi häc sinh giái CẤP tØnh
Năm học: 2013-2014
Môn thi: HÓA HỌC
Lớp 12 -THPT
Ngày thi: 20/03/2014
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi này có 10 câu, gồm 02 trang
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Hòa tan một mẩu Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư, sau đó thêm vào lượng dư dung dịch NaNO3. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học.
 	2. Trộn x (mol) tinh thể CaCl2.6H2O vào V1 lít dung dịch CaCl2 nồng độ C1 (mol/l) và khối lượng riêng D1 (g/l) thu được V2 lít dung dịch CaCl2 nồng độ C2 (mol/l) và khối lượng riêng D2 (g/l).
Hãy chứng minh: x = 
Câu 2: (2,0 điểm)
1. Có ý kiến cho rằng: “Phương pháp chung để điều chế MCO3 (M thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn) là cho dung dịch chứa M2+ tác dụng với dung dịch muối cacbonat của kim loại kiềm”. Hãy nhận xét (phân tích đúng - sai, cho thí dụ cụ thể) ý kiến trên.
	2. Dung dịch E chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3- và Cl-, trong đó số mol của ion Cl- gấp đôi số mol của ion Na+. Cho một nửa dung dịch E phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 4 gam kết tủa. Cho một nửa dung dịch E còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 5 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch E thì thu được m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m.
Câu 3: (2,0 điểm)
	1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
 NaCl (tinh thể) + H2SO4(đặc) (A) + (B)
(A) + MnO2 (C) + (D) + (E)
(C) + NaBr (F) + (G)
(F) + NaI (H) + (I)
(G) +AgNO3 (J) + (K)
(J) (L) + (C)
(A) + NaOH (G) + (E)
(C) + NaOH (G) + (M) + (E)
 	2. Từ nguyên liệu chính gồm: quặng apatit Ca5F(PO4)3, pirit sắt FeS2, không khí và nước. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế phân lân Supephotphat kép.
Câu 4: (2,0 điểm)
	1. Chỉ dùng quì tím, hãy phân biệt các dung dịch bị mất nhãn đựng riêng biệt: NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S.
	2. Hỗn hợp X gồm Na, Al, Mg. Tiến hành 3 thí nghiệm sau: 
Thí nghiệm 1: hoà tan (m) gam X vào nước dư thu đựơc V lít khí.
Thí nghiệm 2: hoà tan (m) gam X vào dung dịch NaOH dư thu được 7V/4 lít khí.
Thí nghiệm 3: hoà tan (m) gam X vào dung dịch HCl dư thu được 9V/4 lít khí. 
Biết các thể tích khí đều được đo ở đktc và coi như Mg không tác dụng với nước và kiềm.
	Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong X.
Câu 5: (2,0 điểm)
1. Ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt, đất thường bị chua và chứa nhiều sắt, chủ yếu là do quá trình oxi hóa chậm bởi oxi không khí khi có nước (ở đây các nguyên tố bị oxi hóa đến trạng thái oxi hóa cao nhất). Để khắc phục, người ta thường bón vôi tôi vào đất. Hãy viết các phương trình hóa học để minh họa.
2. Hoà tan 48,8 gam hỗn hợp gồm Cu và một oxít sắt trong lượng dư dung dịch HNO3 thu được dung dịch A và 6,72 lít khí NO (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 147,8 gam muối khan của Fe và Cu. Xác định công thức của oxít sắt.
Câu 6: (2,0 điểm)
	1. Chất A có công thức phân tử C5H12O. Khi oxi hoá A trong ống đựng CuO nung nóng cho xeton, khi tách nước cho anken B. Oxi hoá B bằng KMnO4 (trong H2SO4 loãng) thu được hỗn hợp xeton và axit. Xác định công thức cấu tạo của A, B.
	2. Từ mỡ của sọ cá nhà táng người ta tách ra được một chất X có công thức C32H64O2. Khi đun X với dung dịch NaOH sẽ thu được muối của axit panmitic và ancol no. Khử X bằng LiAlH4 (t0) được một ancol duy nhất. Ancol này được dùng để điều chế chất giặt rửa tổng hợp dạng R-OSO3Na. Xác định công thức cấu tạo của X và viết phương trình hóa học xảy ra.
Câu 7: (2,0 điểm)
 	1. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế C2H4 bằng cách đun nóng hỗn hợp ancol etylic với H2SO4 đặc, nếu cho khí thoát ra đi qua dung dịch KMnO4 ta không thấy xuất hiện kết tủa MnO2 như khi cho C2H4 đi qua dung dịch KMnO4. Tạp chất gì đã gây ra hiện tượng đó? Muốn loại bỏ tạp chất để thu được C2H4 có thể dùng dung dịch nào trong số các dung dịch cho dưới đây: KMnO4, KOH, Br2, BaCl2? Tại sao? Viết các phản ứng hóa học để giải thích.
2. Để xà phòng hóa 10 kg chất béo có chỉ số axit bằng 7, người ta đun chất béo với dung dịch chứa 1,42 kg NaOH. Sau khi phản ứng hoàn toàn, muốn trung hòa NaOH dư cần 500 ml dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng glixerol và khối lượng muối natri của axit béo thu được.
Câu 8: (2,0 điểm)
	Cho X là một muối nhôm khan, Y là một muối vô cơ khan. Hòa tan a gam hỗn hợp cùng số mol hai muối X và Y vào nước được dung dịch A. Thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch A cho tới dư được dung dịch B, khí C và kết tủa D. Axit hóa dung dịch B bằng HNO3 rồi thêm AgNO3 vào thấy xuất hiện kết tủa màu trắng bị đen dần khi để ngoài ánh sáng. Khi thêm Ba(OH)2 vào A, lượng kết tủa D đạt giá trị lớn nhất (kết tủa E), sau đó đạt giá trị nhỏ nhất (kết tủa F). Nung các kết tủa E, F tới khối lượng không đổi thu được 6,248 gam và 5,126 gam các chất rắn tương ứng. F không tan trong axit mạnh.
 	1. Hỏi X, Y là các muối gì?
 	2. Tính a và thể tích khí C ở đktc ứng với giá trị D lớn nhất. 
Câu 9: (2,0 điểm): 
1. Từ dẫn xuất halogen có thể điều chế được axit cacboxylic theo sơ đồ sau:
	RXRMgXR-COOMgX R-COOH	
Dựa theo sơ đồ trên từ metan hãy viết phương trình phản ứng điều chế axit metylmalonic.
2. Hợp chất A chứa các nguyên tố C, H, O có cấu tạo mạch không phân nhánh. Cho 0,52 gam chất A tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong amoniac, thu được 1,08 gam Ag. Xử lí dung dịch thu được sau phản ứng bằng axit, thu được chất hữu cơ B (chứa C, H, O). Số nhóm cacboxyl trong một phân tử B nhiều hơn trong một phân tử A là một nhóm. Mặt khác, cứ 3,12 gam chất A phản ứng hết với Na tạo ra 672 ml khí H2 (ở đktc). Xác định công thức cấu tạo của A.
Câu 10: (2,0 điểm)
1. Một loại muối ăn có lẫn tạp chất: CaCl2, MgCl2, Na2SO4, MgSO4, CaSO4, NaBr, AlCl3. Hãy trình bày cách loại bỏ các tạp chất để thu được muối ăn tinh khiết. 
	2. Dùng hình vẽ, mô tả thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm để xác định sự có mặt của các nguyên tố C và H có trong glucozơ.
-------------HẾT--------------
Chú ý: Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Cho: Ca = 40; Na = 23; H =1; O = 16; C = 12; Cl = 35,5; Al = 27; Mg = 24; Cu = 64; N = 14; Fe = 56; K = 39; Ba = 137; Ag = 108; S = 32
Së Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
thanh ho¸
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM Kú thi häc sinh giái CẤP tØnh
Năm học: 2013-2014
Môn thi: HÓA HỌC
Lớp 12 -THPT
Ngày thi: 20/03/2014
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đáp án này có 10 câu, gồm 02 trang
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
1
* Mẩu oxit tan hết, dung dịch có màu vàng nâu. Thêm NaNO3, có khí không màu bay ra, hóa nâu trong không khí.
* Giải thích: 
 Fe3O4 + 8H+ Fe2+ + 2Fe3+ + 4H2O
 3Fe2+ + NO3- + 4H+3Fe+3 + NO+ 2H2O
 NO + 1/2O2 NO2	 
0,5đ
0,5đ
2
Ta có: 219x + V1.D1 = V2.D2 và x + V1.C1 = V2.C2 
 219x.C2 + V1.C2.D1 = V2.D2.C2 và x.D2 + V1.C1.D2 = V2.C2.D2
 219x.C2 + V1.C2.D1 = x.D2 + V1.C1.D2 
 x = 
1đ
2
1
- Phương pháp đã nêu chỉ đúng với việc điều chế muối cacbonat của các kim loại Ca, Ba, Sr; không đúng cho việc điều chế các muối cacbonat của Mg, Be. 
0,5đ
- Thí dụ: để có MgCO3 thay vì cho Mg2+ tác dụng với dung dịch Na2CO3 người ta phải dùng phản ứng: 
 MgCl2 + 2NaHCO3 ® MgCO3 + 2NaCl + H2O + CO2
Sở dĩ như vậy vì tránh xảy ra phản ứng:
 CO32- + H2O HCO3- + OH-
 Mg2+ + 2OH- ® Mg(OH)2 Do T(Mg(OH)2> TMgCO3
0,5đ
2
Khi cho ½ dung dịch E tác dụng với NaOH dư hoặc Ca(OH)2 dư thì đều có phương trình ion sau :
 HCO3- + OH- → CO32- +H2O (1)
 Ca2+ + CO32- → CaCO3↓ (2)
Vì khối lượng kết tủa thu được khi cho ½ dung dịch E tác dụng với Ca(OH)2 lớn hơn 
khi cho ½ dung dịch E tác dụng với NaOH nên ở thí nghiệm với NaOH thì CO32- dư còn Ca2+ hết, ở thí nghiệm với Ca(OH)2 thì CO32- hết còn Ca2+ dư. 
0,5đ
- Theo phương trình (1), (2) thì trong ½ dung dịch E có: 
 mol; mol
- Như vậy, trong dung dịch E gồm: Ca2+:0,08mol; HCO3-:0,1mol; Na+:x mol; Cl-:2x mol
Theo bảo toàn điện tích: 0,08.2 + x = 0,1 + 2x → x = 0,06 mol
- Khi đun sôi đến cạn dung dịch E thì xảy ra phản ứng :
 Ca2+ + 2HCO3- → CaCO3↓ + CO2 + H2O
Ban đầu 0,08 0,1 
Phản ứng 0,05 0,1 0,05 0,05 0,05
Sau pứ 0,03 0 0,05 0,05 0,05
→ mrắn = 
 = 0,03.40 + 0,06.23 + 0,12.35,5 + 0,05.100 = 11,84 gam. 
0,5đ
3
1
 2 NaCl (tinh thể) + H2SO4 (đặc) 2HCl# + Na2SO4 ( hoặc NaHSO4)
4HCl + MnO2 Cl2 # + MnCl2 + 2H2O
Cl2 + 2NaBr Br2 + 2NaCl
Br2 + 2NaI I2 + 2NaBr
NaCl + AgNO3 AgCl $ + NaNO3
2AgCl 2Ag + Cl2
HCl + NaOH NaCl + H2O
 3Cl2 + 6NaOH 5NaCl + NaClO3 + 3H2O
0,5đ
0,5đ
2
- Điều chế H2SO4: 
 2FeS2 +11/2 O2 Fe2O3 + 4SO2
	2SO2 + O2 2SO3
2SO3 + H2O ® H2SO4
- Điều chế supephotphat kép: Apatit: 3Ca3(PO4)2.CaF2 hay Ca5F(PO4)3
Ca5F(PO4)3 + 5H2SO4 đặc ® 5CaSO4 +3H3PO4 + HF
	7H3PO4 + Ca5F(PO4)3 ® 5Ca(H2PO4)2 + HF
hoặc 10H2SO4 + 3Ca3(PO4)2.CaF2 ® 10CaSO4 + 2HF + 6H3PO4
 14H3PO4 + 3Ca3(PO4)2.CaF2 ® 10Ca(H2PO4)2 + 2HF
0,5đ
0,5đ
4
1
- Dùng quỳ tím nhận ra:
+ Dung dịch NaHSO4 làm quỳ tím hóa đỏ	
+ Dung dịch BaCl2 không làm đổi màu quỳ tím	
+ 3 dung dịch còn lại làm quỳ hóa xanh	
- Dùng NaHSO4 nhận ra mỗi dung dịch còn lại với hiện tượng:
Na2S + 2NaHSO4 2Na2SO4 + H2S; bọt khí mùi trứng thối
Na2SO3 + 2NaHSO4 2Na2SO4 + SO2 + H2O; bọt khí mùi hắc	
 Na2CO3 + 2NaHSO4 2Na2SO4 + CO2 + H2O; bọt khí không mùi
0,5đ
2
- Nhận xét: vì thể tích khí thoát ra ở thí nghiệm (2) nhiều hơn ở thí nghiệm (1) chứng tỏ ở thí nghiệm (1) nhôm phải đang còn dư. Gọi x, y, z lần lượt là số mol Na; Al; Mg 
- Các phản ứng xảy ra ở cả 3 thí nghiệm:
 *Thí nghiệm (1) và (2): 
2Na + 2H2O 2NaOH + H2 (1*) 
 x x 0,5x 
Al + NaOH + 3H2O Na[Al(OH)4] + 3/2H2 (2*)
 y x 1,5y hoặc 1,5x 
 *Thí nghiệm (3): 
2Na + 2HCl 2NaCl + H2 (3*) 
 x 0,5x 
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 (4*) 
 y 1,5y 
Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (5*)
 z z
- Ta có hệ phương trình:
(**):(*) =>y=2x; 
(***):(**) => y=2z 
Na:Al:Mg = 1:2:1
Vậy % khối lượng của mỗi kim loại trong X là:
 %mNa = = 22,77 (%)
 %mMg = = 23,76 (%)
 %mAl = 53,47%
0,5đ
0,5đ
0,5đ
5
1
- Phản ứng oxi hóa chậm FeS2 
4FeS2 + 15O2 + 2H2O → 2H2SO4 + 2Fe2(SO4)3
- Bón thêm vôi để khử chua :
H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + 2H2O
Fe2(SO4)3 + 3Ca(OH)2 → 2Fe(OH)3 + 3CaSO4
0,5đ
0,5đ
2
- Số mol của Cu: a (mol ); FeXOY: b (mol)
- Các phương trình hóa học:
3Cu + 8HNO3 ® 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4 H2O
 a a 2/3a 
3FeXOY + (12x –2y)HNO3 ® 3xFe(NO3)3 + (3x-2y)NO + (6x-y)H2O
 b bx (3x-2y)b/3
- Ta có các phương trình:
(1) 64a + (56x + 16y)b = 48,8 
(2) 2a + (3x - 2y)b = 0,3.3 = 0,9 
(3) 188a + 242 bx = 147,8 
 bx= 0,3; by=0,4 x/y = 3: 4 FexOy là Fe3O4 
0,5đ
0,5đ
 6
1
- Oxi hoá A trong ống đựng CuO nung nóng cho xeton, khi tách nước cho anken B 
=> Chất A phải là ancol no đơn chức (không phải bậc một). 
- Oxi hoá B bằng KMnO4 (trong H2SO4 loãng) thu được hỗn hợp xeton và axit 
=> công thức cấu tạo của B: CH3-C(CH3)=CH-CH3; A: (CH3)CHCHOHCH3. 
- Phương trình hóa học:
CH3-CH(CH3)-CH(OH)-CH3 CH3-CH(CH3)-CO-CH3 
CH3-CH(CH3)-CH(OH)-CH3 CH3-CH(CH3)=CH-CH3 
CH3-C(CH3)=CH-CH3CH3 -CO-CH3 + CH3-COOH
0,5đ
0,5đ
2
- X có công thức: C32H64O2, đun X với dung dịch NaOH sẽ thu được muối của axit panmitic (CH3-[CH2]14-COONa ) và ancol no 
Công thức X: CH3-[CH2]14-COOC16H33
Mặt khác khử X bằng LiAlH4 (t0) được một ancol duy nhất
 Cấu tạo X: CH3-[CH2]14-COO-[CH2]15-CH3
- Phương trình hóa học:	
CH3-[CH2]14-COO-[CH2]15-CH3+NaOHCH3-[CH2]14-COONa+CH3-[CH2]15-OH 
CH3-[CH2]14-COO-[CH2]15-CH3 2CH3-[CH2]15-OH
CH3-[CH2]15-OH + H2SO4 đặc CH3-[CH2]15-OSO3Na + H2O
CH3-[CH2]15-OSO3H + NaOH CH3-[CH2]15-OSO3Na + H2O
0,5đ
0,5đ
7
1
- Điều chế C2H4 từ ancol C2H5OH bằng phản ứng: 
thường có phản ứng phụ H2SO4 đặc oxi hóa ancol thành CO2, SO2:
C2H5OH + 6H2SO4 2CO2 + 6SO2 + 9H2O
khi cho qua dung dịch KMnO4 làm dung dịch mất màu theo phản ứng:
2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 
- Để loại SO2 ta dùng KOH, vì KOH tác dụng với SO2 còn C2H4 không phản ứng.
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
+ Đối với dung dịch KMnO4 thì cả 2 đều phản ứng (SO2 và C2H4).
3C2H4 + 2KMnO4 + 3H2O → 3C2H4(OH)2 + 2KOH + 2MnO2 
2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 
0,5đ
+ Đối với dung dịch brom thì cả 2 đều phản ứng:
C2H4 + Br2 → C2H4Br2 
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 
+ Đối với dung dịch BaCl2 cả 2 đều không phản ứng.
0,5đ
2
- Trong chất béo thường có: C3H5(OOCR)3; C3H5(OH)3; RCOOH (tự do)
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O (1)
 1,25 1,25 1,25 1,25 
C3H5(OOCR)3 + 3NaOH → C3H5(OH)3 + 3RCOONa (2)
 33,75 11,25 33,75
HCl + NaOH → NaCl + H2O (3)
 0,5 0,5
Chất béo + KOH → Muối + H2O
 1 g 7 mg
 10 kg 70 g
=> nRCOOH = nKOH=70/56=1,25 mol = nNaOH(1); nNaOH tổng = 1420/40=35,5 mol; 
 nNaOH dư = nHCl = 0,5 mol 
Vậy: +) mglixerol = 11,25.92.10-3 =1,035 kg
 +) mlipit + mNaOH = mmuối + mH2O + mglixerol
 10 + (33,75+1,25).40.10-3 = mmuối + 1,25.18.10-3 + 1,035
=> mmuối = 10,3425 kg 
0,5đ
0,5đ
8
1
2
 Cho AgNO3 vào dung dịch B đã axit hóa tạo ra kết tủa trắng bị hóa đen ngoài ánh sáng: đó là AgCl, vậy phải có một trong 2 muối là muối clorua 
- Khi cho Ba(OH)2 mà có khí bay ra chứng tỏ đó là NH3. Vậy muối Y phải là muối amoni (muối trung hòa hoặc muối axit). 
- Mặt khác khi thêm Ba(OH)2 tới dư mà vẩn còn kết tủa chứng tỏ một trong 2 muối phải là muối sunfat 	
 Các phản ứng dạng ion:
	Ag+ + Cl- AgCl
	NH4+ + OH- NH3 + H2O
	Al3+ + 3OH- Al(OH)3
	Al(OH)3 + OH- Al(OH)4-
	 	 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
	 	 Ba2+ + SO42- BaSO4 (không đổi khi nung)
Sự chênh lệch nhau vì khối lượng khi nung E, F là do Al2O3 tạo thành từ Al(OH)3.
 nAl2O3 = 0,011 mol
nBaSO4 = nSO42- = = 0,022 mol
Ta thấy nSO42- = nAl3+ nên không thể có muối Al2(SO4)3. Do đó muối nhôm phải là muối clorua AlCl3 với số mol = 0,011.2 = 0,022 mol và muối Y phải là (NH4)2SO4 hoặc NH4HSO4 với số mol là 0,022 mol
Trường hợp muối (NH4)2SO4
a = 0,022.133,5 + 0,022.132 = 5,841 gam
nkhi C = nNH4+ = 0,044 VB = 0,9856 lít
Trường hợp muối NH4HSO4
a = 0,022. 133,5 + 0,022. 115 = 5,467 gam
nkhi C = nNH4+ = 0,022 VB = 0,4928 lít
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
9
1
 2CH4 C2H2 + 3H2
 C2H2 + 2HClCH3-CHCl2
 CH3-CHCl2 + 2MgCH3-CH(MgCl)2
 CH3-CH(MgCl)2 + 2CO2 CH3-CH(COOMgCl)2
 CH3-CH(COOMgCl)2 + 2HClCH3-CH(COOH)2 + 2MgCl2
0,5đ
2
A tham gia phản ứng tráng bạc, vậy A phải chứa nhóm –CHO. Công thức của A có dạng R(CHO)n
 R(CHO)n + 2n[Ag(NH3)2]OHR(COONH4)n + 2nAg + 3nNH3 + nH2O (1)
 R(COONH4)n + nH+R(COOH)n + nNH4+ (2)
Theo (1), (2) thì của một nhóm CHO tham gia phản ứng tráng bạc thì tạo một nhóm COOH. Theo đề ra 1 phân tử B hơn A một nhóm COOHn =1.
 Do n = 1 nên theo (1) nA = nAg = 0,005mol MA = 0,52: 0,005 = 104.
Vì A có phản ứng với Na nên ngoài một nhóm CHO còn phải chứa nhóm -OH hoặc COOH hoặc cả hai. Công thức A: (HO)xR(CHO)(COOH)y mà ==1 
nên x + y =2.
TH1 : x = 2, y = 0
MA = 104 R = 41 R là C3H5. CTCT của A là CH2(OH)-CH(OH)-CH2CHO hoặc CH2(OH)-CH2-CH(OH)-CHO hoặc CH3-CH(OH)-CH(OH)-CHO.
TH2 : x = 0, y = 2; MA = 104 R = -15 vô lí
TH3 : x = 1, y = 1; MA = 104 R = 13 R là CH.
CTCT của A là: HOOC-CH(OH)-CHO
0,5đ
0,5đ
0,5đ
10
1
- Cho toàn bộ muối ăn có lẫn tạp chất: CaCl2, MgCl2, Na2SO4, MgSO4,CaSO4, NaBr, AlCl3 vào nước rồi khuấy đều cho tan hết các chất tan, có một phần CaSO4 không tan, lọc lấy dung dịch gồm có các ion: Ca2+, Mg2+, Na+, Al3+, Cl-, SO42-, Br-.
- Cho lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch gồm các ion trên, loại bỏ được ion SO42- Ba2+ + SO42- → BaSO4$
- Dung dịch còn lại có: Ca2+, Mg2+, Na+, Al3+, Ba2+, Cl-, Br-. Cho lượng dư dung dịch Na2CO3 vào dung dịch này, loại bỏ được các ion:Ca2+, Mg2+, Al3+, Ba2+ 
 Ca2+ + CO32- → CaCO3$ 
 Mg2+ + CO32- → MgCO3$
 Ba2+ + CO32- → BaCO3$ 
 2Al3+ + 3CO32- + 3H2O → 2Al(OH)3$ + 3CO2↑ 
- Dung dịch còn lại có: Na+, CO32-, Cl-, Br-. Cho lượng dư dung dịch HCl vào dung dịch nay, loại bỏ ion CO32-: CO32- + 2H+ → CO2↑ + H2O 
- Dung dịch còn lại có: Na+, H+, Cl-, Br-. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch nay loại bỏ ion Br-: Cl2 + 2Br- → 2Cl- + Br2. Sau đó cô cạn dung dịch còn lại thu được NaCl tinh khiết
0,5đ
0,5đ
2
Thí nghiệm xác định sự có mặt của các nguyên tố C và H có trong glucozơ :
1đ
Chú ý: Học sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_mon_Hoa_hoc_tinh_Thanh_Hoa_nam_hoc_20132014.doc