Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2013-2014 đề thi môn: lịch sử

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1216Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2013-2014 đề thi môn: lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2013-2014 đề thi môn: lịch sử
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
-----------------------
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Dành cho học sinh các trường THPT Chuyên 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
-------------------------
Câu 1 (1,0 điểm)
Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hi Lạp-Rôma? Nguyên nhân khủng hoảng của chế độ chiếm nô ở Hi Lạp-Rôma.
Câu 2 (1,5 điểm)
 Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc thời Minh-Thanh. Tại sao trong thời kì này kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc không phát triển được.
Câu 3 (2,0 điểm)
 So sánh sự hình thành, phát triển của chế độ phong kiến ở hai khu vực phương Đông và phương Tây.
Câu 4 (2,0 điểm)
Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ là gì. Những biểu hiện của sự xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và tác động của nó đến xã hội ở Tây Âu. 
Câu 5 (2,0 điểm)
Tư tưởng chủ động của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống (1075 – 1077) để bảo vệ nền độc lập dân tộc đã được thể hiện như thế nào?
Câu 6 (1,5 điểm)
Những biểu hiện chứng tỏ sự hưng thịnh của các đô thị Việt Nam thế kỉ XVII- XVIII. Ý nghĩa của sự hưng thịnh đó. 
---------------------Hết--------------------
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
 MÔN: LỊCH SỬ 
Dành cho học sinh trường THPT Chuyên
(Đáp án- Thang điểm có 04 trang)
-------------------------------------
Câu
Nội dung
Điểm
1
Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hi Lạp-Rôma? Nguyên nhân khủng hoảng của chế độ chiếm nô ở Hi Lạp-Rôma
1,0
1.Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hi Lạp-Rô ma
-Ưu điểm: Ngăn chặn chuyên chế cá nhân, sự phát triển tự do, tiến bộ, dân chủ rộng rãi, thúc đẩy nền kinh tế văn hoá phát triển.
0,25
-Hạn chế: Nền dân chủ chủ nô duy trì, địa vị cho chủ nô, người giàu; còn người dân lao động không có quyền lợi gì. Đây là chế độ chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ; Nô lệ, kiều dân, phụ nữ.. không có quyền công dân.
0,25
2. Nguyên nhân khủng hoảng của chế độ chiếm nô
- Do sự bóc lột nặng nề và đối xử bất công, bị khinh rẻ nên nô lệ không ngừng đấu tranh chống lại chủ nô.
0,25
- Các hình thức đấu tranh: 
	+ Đấu tranh vũ trang: điển hình là cuộc khởi nghĩa do Xpactacut lãnh đạo (73-71TCN) đã gây kinh hoàng khiếp sợ cho chủ nô.
	+ Đấu tranh kinh tế; Từ TK III, nô lệ chuyển sang bỏ trốn, phá hoại công cụ, sản phẩm, làm sản xuất bị giảm sút, đình đốn
=> Chế độ chiếm nô khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ năm 476.
0,25
2
Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc thời Minh-Thanh. Tại sao trong thời kì này kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được
1,5
1. Sự phát triển của nền kinh tế
- Trong nông nghiệp: có bước tiến bộ về kĩ thuật canh tác, diện tích được mở rộng hơn, sản lượng lương thực tăng.
0,25
- Thủ công nghiệp: Xuất hiện các hình thức công xưởng thủ công trong các nghề dệt, giấy, đồ sứ. Ở Giang Tây, có trung tâm làm gốm lớn như Cảnh Đức với khoảng 3000 lò sứ.
Nghề dệt có một số chủ đem bông và tơ giao cho những thợ dệt cá thể rồi thu thành phẩm. Một số khác còn sắm khung cửi trong nhà thuê thợ dệt rồi lấy một phần sản phẩm.
 Trong việc sản xuất đường, vào mùa xuân, các ông chủ xuất vốn cho nông dân trồng mía để đến màu đông họ thu lại bằng đường
→ Mầm mống quân hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở TQ dưới thời Minh (tương đương với thời gian xuất hiện ở phương Tây)
0,5
- Về ngoại thương: Ngay từ thế kỉ XVI đã có một số thương nhân châu Âu đến TQ buôn bán, thành thị được mở rộng và đông đúc hơn: Bắc kinh và Nam kinh vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế. Nhưng chính sách đóng cửa của nhà Thanh đã hạn chế người châu Âu vào TQ và cả thương nhân TQ cũng không được ra ngoài bằng đường biển.
0,25
2. Tại sao trong thời kì này kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được.
- Sự phát triển của QHSXTBCN vào giữa thời Minh, so với phương Tây là diễn ra đồng thời. Nhưng nền sản xuất mới TBCN nảy sinh và phát triển chậm chạp, không chiếm được địa vị chủ yếu. Trước sau, nền kinh tế tiểu nông vẫn chiếm ưu thế.
0,25
- Nguyên nhân cơ bản của nó là quan hệ phong kiến vẫn được duy trì chặt chẽ trong những vùng nông thôn bao la và chế độ cai trị độc đoán của một chính quyền phong kiến chuyên chế. Do thái độ coi nhẹ các nghề công -thương, do khủng hoảng về chính trị có tính chất chu kỳ và một phần ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo
=> Vì vậy, từ TK XVI, mầm mống của kinh tế TBCN đã hình thành, nhưng đến giữa TK XIX vẫn còn rất non yếu, chưa gây ảnh hưởng gì rõ rệt trong đời sống kinh tế, chính trị và văn hoá- tư tưởng, làm cho xã hội TQ phát triển chậm chạm.
0,25
3
So sánh sự hình thành, phát triển của chế độ phong kiến ở hai khu vực phương Đông và phương Tây.
2,0
1. Hình thành: 
- Giống nhau: Chế độ PK ra đời khi các quốc gia cổ đại tan rã, với quan hệ bóc lột địa tô là chủ yếu.
0,25
- Khác nhau: 
+ Thời gian ra đời: PK phương Tây muộn hơn ở phương Đông
0,25
+ Sự hình thành : Phương Đông do yêu cầu của sản xuất và đoàn kết chống ngoại xâm. Phương Tây do sự sụp đổ của đế quốc Rôma và sự xâm nhập của người Giecman..
0,25
2. Quá trình phát triển
- Giống nhau: 
+ Về kinh tế đều phát triển các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp...
0,25
+ Về chính trị: Đều hình thành nhà nước phong kiến tập quyền, nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, vua có quyền lực tuyệt đối
0,25
+ Về tư tưởng: lấy tôn giáo làm cơ sở lý luận cho chế độ thống trị : Nho giáo ở phương Đông, Thiên chúa giáo ở phương Tây...
0,25
- Khác nhau: 
+ Đặc trưng kinh tế: Phương Tây các lãnh địa phong kiến...
0,25
+ Giai cấp thống trị: Phương Đông là địa chủ phong kiến, phương Tây là quý tộc, tăng lữ...
0,25
4
Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ là gì. Những biểu hiện của sự xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và tác động đó đến xã hội ở Tây Âu.
2,0
1. Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ là: là quá trình tạo ra số vốn đầu tiên trong giai đoạn đầu của CNTB, dùng bạo lực để chiếm đoạt tư liệu sản xuất, tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Quá trình này diễn ra ở Châu Âu vào TK XV – XVI .
0,25
2. Những biểu hiện của sự xuất hiện quan hệ sản xuất TBCN 
- TK XVI: Kinh tế hàng hóa phát triển, q.hệ SXPK bắt đầu tan rã. Tô tiền thay cho tô hiện vật. KHKT có những bước tiến mới  Quá trình tích luỹ vốn ban đầu ( tư bản)  Q.hệ SXTB bắt đầu xuất hiện.
0,25
- Công trường thủ công thay thế các phường hội .. Xuất hiện quan hệ chủ - thợ
0,25
- Nông nghiệp: Xuất hiện mối quan hệ giữa chủ trại và công nhân nông nghiệp: SX nhỏ của nông dân được thay bằng đồn điền, trang trại. Người lao động trở thành công nhân nông nghiệp làm công ăn lương. Quý tộc phong kiến chuyển sang kinh doanh trang trại, trở thành quý tộc mới.
0,25
- Thương nghiệp: Các công ty thương mại lớn thay thế cho thương hội, thương mại quốc tế được mở rộng
0,25
3. Tác động đến xã hội
- Sự thay đổi về quan hệ giai cấp ở Tây Âu: các g/c mới được hình thành: Tư sản: bóc lột người làm thuê, có nhiều của cải, đại diện cho nền SX mới nhưng chưa có địa vị chính trị. Vô sản: bị bóc lột thậm tệ, sau họ đi theo tư sản để chống phong kiến.
0,5
- CNTB tỏ ra hơn hẳn chế độ phong kiến về nhiều mặt, có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển xã hội
0,25
5
Tư tưởng chủ động của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống (1075 – 1077) để bảo vệ nền độc lập dân tộc đã được thể hiện như thế nào.
2,0
1. Chủ động tấn công trước để phá tan sự chuẩn bị xâm lược của nhà Tống:
- Trước âm mưu của nhà Tống, Lý Thường Kiệt không bị động chờ giặc mà quyết định tấn công trước để đẩy giặc vào thế bị động với tư tưởng “Tiên phát chế nhân”.....
0,25
- Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã chỉ huy 10 vạn quân vượt biên giới sang đất Tống tấn công Châu Khâm, Châm Liêm, Châu Ung đánh tan hoàn toàn sự chuẩn bị của nhà Tống ...sau đó nhanh chóng chủ động rút về nước.
0,5
2. Chủ động xây dựng phòng ngự, xây dựng phòng tuyến chặn giặc:
 Sau khi về nước, Lý Thường Kiệt đã cho chuẩn bị sẵn thế trận đánh giặc mà quan trọng nhất là lập phòng tuyến Như Nguyệt......
0,25
3. Chủ động tiến công
- Năm 1077, Quách Quỳ đã chỉ huy 30 vạn quân xâm lược nước ta và đã vấp phải phòng tuyến kiên cố của nhà Lý. 
0,25
- Lý Thường Kiệt đã chỉ huy quân dân chủ động kết hợp giữa những cuộc công kích nhỏ với những trận quyết chiến đẩy địch vào thế bị động...
0,25
4. Chủ động kết thúc chiến tranh
- Khi quân Tống ở vào thế “Tiến thoái lưỡng nan”, ý chí xâm lược bị đè bẹp thì Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị giảng hoà để kết thúc chiến tranh.
0,25
- Mở ra thời kì hoà bình lâu dài, tránh tổn thất, giữ hòa hiếu ....
0,25
6
Những biểu hiện chứng tỏ sự hưng thịnh của các đô thị Việt Nam thế kỉ XVII- XVIII. Ý nghĩa của sự hưng thịnh đó. 
1,5
1. Những biểu hiện chứng tỏ sự hưng thịnh ...
- Ở Đàng Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất là Thăng Long và phố HIến, đúng như dân gian xác nhận: "Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì Phố Hiến". ở Đàng Trong cũng xuất hiện khá nhiều đô thị sầm uất như Thanh Hà (Huế), Nước Mặn (Bình Định), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh) ... Nhưng tiêu biểu hơn cả là Hội An (Quảng Nam)
0,25
- Kinh Kì (Thăng Long hay Kẻ Chợ) không chỉ là trung tâm chính trị - hành chính, văn hóa mà còn là 1 trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước với hệ thống chợ, bến và hàng chục các phố hàng.
0,25
- Phố Hiến là nơi chính quyền Lê - Trịnh đặt dinh Hiến ti trấn Sơn Nam, nơi bốc dỡ và trung chuyển hàng hóa từ các tàu buôn ngoại quốc. Vào thời điểm thịnh đạt, phố Hiến có khoảng 2000 ngôi nhà với 20 phường chuyên sản xuất hàng thủ công và buôn bán. Phố Hiến cũng là nơi hội tụ nhiều thương khách ngoại quốc phương Đông và phương Tây, trong đó phần lớn là người Trung Quốc.
0,25
- Hội An là trung tâm buôn bán, trao đổi của cả vùng Đàng Trong, là 1 thương cảng quốc tế nằm trên con đường thương mại Biển Đông từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc. Từ đầu TK XVII, Hội An đã là 1 thành phố cảng lớn hội tụ nhiều thuyền buôn, thương điếm của các nước phương Đông và Tây. Hội An có các khu cư trú riêng của người Nhật và người Hoa.
0,25
2. Ý nghĩa của sự hưng thịnh đó:
- Cùng với sự phát triển của NN, TCN, TN, sự hưng thịnh của 1 số đô thị ở Đàng Ngoài và Đàng Trong góp phần làm cho nước Đại Việt thế kỷ XVII - XVIII phát triển toàn diện.
0,25
- Sự hưng thịnh đó làm cho bộ mặt xã hội nước ta thời kì này ngày càng rực rỡ, tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán trong và ngoài nước, góp phần đưa nền kinh tế, văn hóa phát triển.
0,25
---------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN_DOI_TUYEN.doc