Hóa học - Bài tập về Hiđrocacbon no

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2052Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Bài tập về Hiđrocacbon no", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Bài tập về Hiđrocacbon no
Dạng 2: Xác định số lượng sản phẩm thế halogen ( Cl , Br ) theo tỉ lệ 1:1 và dựa vào số sản phảm thế để xác định CTCT của ankan 
Câu 1: Khi clo hóa C5H12 với tỷ lệ mol 1:1 thu được một sản phẩm thế monoclo duy nhất. Danh pháp IUPAC của ankan đó là:
	A. pentan. B. 2,2-đimetyl propan.	 
 C. 2-metylbutan. D. 2-đimetyl propan.
Câu 2: Cho 4 chất: metan, etan, propan và n-butan. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là:
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 3: Khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là:
A. 2,2-đimetylbutan.	 B. 2-metylpentan.
C. n-hexan.	D. 2,3-đimetylbutan.
Câu 4: Khi cho isopentan tác dụng với Cl2 ( as) theo tỷ lệ mol 1:1 thì số lượng sản phẩm thế monoclo tạo thành là: 
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 5: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là:
	A. 1-clo-2-metylbutan.	B. 2-clo-2-metylbutan.
	C. 2-clo-3-metylbutan.	D. 1-clo-3-metylbutan.
Câu 6: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan đó là:
	A. etan và propan.	B. propan và iso-butan.
	C. iso-butan và n-pentan.	D. neo-pentan và etan.
Câu 7: Khi brom hoá một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỷ khối hơi so với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là
	A. 3,3-đimetylhexan.	 B. isopentan.
	C. 2,2,3-trimetylpentan.	 D. 2,2-đimetylpropan.
Câu 8: Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lượng. Công thức của sản phẩm là
	A. CH3Cl.	B. CH2Cl2.	C. CHCl3.	D. CCl4.
Câu 9: Hỗn hợp A gồm 1 ankan và 2,24 lít Cl2 (đktc). Chiếu ánh sáng qua A thu được 4,26 gam hỗn hợp X gồm 2 dẫn xuất (mono và đi clo với tỷ lệ mol tương ứng là 2: 3.) ở thể lỏng và 3,36 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho Y tác dụng với NaOH vừa đủ thu được dung dịch có thể tích 200ml và tổng nồng độ mol của các muối tan là 0,6 M.
 a) Tên gọi của ankan là:
	A. metan.	B. etan.	C. propan.	D. n-butan.
 b) Phần trăm thể tích của ankan trong hỗn hợp A là:
	A. 30%.	B. 40%.	C. 50%.	D. 60%.
Câu 10: Ankan A tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ 1: 1 thu được 12,05g một dẫn xuất clo.Để trung hoà lượng HCl sinh ra cần 100ml dd NaOH 1M. CTPT của A là:
 A. C4H10 B. C5H12 C. C3H8 D. C6H14. 
Câu 11: Có m gam một ankan X tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ 1: 1 chỉ thu được một dẫn xuất clo duy nhất với khối lượng 8,52g .Để trung hoà lượng HCl sinh ra cần 80ml dd NaOH 1M. 
 a) X là: A. neopentan B. isopentan C. isobutan D. neohexan
 b) Biết h= 80%. Giá trị của m là:
 A. 7,5g B. 8,2g C.7,2g D. 7,8g
Dạng 3: Bài tập liên quan đến pứ đốt cháy ankan và xác định CTPT , CTCT của ankan dựa vào pứ cháy
 a) Vận dụng n ankan = nH2O - nCO2
Câu 1: Khi đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 44 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Giá trị của V là:
	A. 8,96.	B. 11,20.	C. 13,44.	D. 15,68.
Câu 2: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là
	A. 6,3g.	B. 13,5g.	C. 18,0g.	D. 19,8g.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là
	A. 5,60.	B. 3,36.	C. 4,48.	D. 2,24.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6, C3H8, C2H4 và C3H6, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Tổng thể tích của C2H4 và C3H6 (đktc) trong hỗn hợp A là 
A. 5,60.	B. 3,36.	C. 4,48.	D. 2,24.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm CH4, C2H2, C3H4, C4H6 thu được x mol CO2 và 18x gam H2O. Phần trăm thể tích của CH4 trong A là
	A. 30%.	B. 40%.	C. 50%.	D. 60%.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp A gồm CH4, C2H4, C4H10 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23mol H2O. Số mol của 2 ankan trong hỗn hợp là:
 A. 0,01 B. 0,09 C. 0,05 D. 0,06
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm 1 ankan A và 1 anken B thu được 22g khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. CTPT của A và B là:
 A. C2H6 và C2H4.	B. CH4 và C2H4.	 C. C2H6 và C3H6.	 D. CH4 và C3H6
b) Vận dụng phương pháp trung bình ( hoặc )
Câu 1: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là
	A. CH4 và C2H6.	B. C2H6 và C3H8.	 C. C3H8 và C4H10.	 D. C4H10 và C5H12.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp thu được 96,8 gam CO2 và 57,6 gam H2O. Công thức phân tử của A và B là
	A. CH4 và C2H6.	B. C2H6 và C3H8.	C. C3H8 và C4H10.	D. C4H10 và C5H12.
Câu 3: Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy X với 64 gam O2 (dư) rồi dẫn sản phẩm thu được qua bình đựng Ca(OH)2 dư thu được 100 gam kết tủa. Khí ra khỏi bình có thể tích 11,2 lít ở 0OC và 0,4 atm. Công thức phân tử của A và B là
	A. CH4 và C2H6.	B. C2H6 và C3H8.	C. C3H8 và C4H10.	D. C4H10 và C5H12.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 19,2 g hỗn hợp 2 ankan kế tiếp nhau thu được 14,56 lit CO2 ( 0oC , 2atm). CTPT của 2 ankan là:
 A. CH4 và C2H6.	B. C2H6 và C3H8.	 C. C3H8 và C4H10.	 D. C4H10 và C5H12.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 10,2 g hỗn hợp 2 ankan kế tiếp nhau cần dùng 36,8 g oxi . 
 a) CTPT của 2 ankan là:
 A. CH4 và C2H6.	B. C2H6 và C3H8.	 C. C3H8 và C4H10.	 D. C4H10 và C5H12.
 b) Khối lượng CO2 và H2O thu được lần lượt là:
 A. 20,8g và 16,2g B. 30,8g và 16,2g C. 30,8g và 12,6g D. 20,8g và 12,6g
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 29,2g hỗn hợp 2 ankan khí ( hơn kém nhau 2 nguyên tử C) . Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm vào bình Ba(OH)2 thấy khối lượng bình tăng 134,8g . CTPT của 2 ankan là:
 A. CH4 và C3H8.	B. C2H6 và C4H10.	 C. C3H8 và C4H10.	 D. C3H8 và C5H12.
C ) Vận dụng sự so sánh nH2O > nCO2 khi đốt cháy hiđrocacbon để khẳng định đó là ankan
 Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon ( tỉ lệ mol 1: 2 ) cùng dãy đồng đẳng thu được 11,2 lit CO2(đktc) và 14,4g H2O . CTPT của 2 hiđrocacbon là:
 A. CH4 và C2H6.	B. CH4 và C3H8.	 C. C3H8 và C2H6.	 D. Cả A, B đều đúng
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon X thu được 6,72 lit CO2(đktc) và 7,2g H2O . Số CTCT tương ứng của X là:
 A. 1 B. 2 C. 3 D.4	
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 14,4g một hiđrocacbon A thu được 44g CO2. CTPT của A là:
 A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí gồm 2 hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng . Cho toàn bộ sản phẩm lội qua bình 1 đựng dd Ba(OH)2 dư và bình 2 đựng H2SO4 đặc mắc nối tiếp . Kết quả bình đựng 1 tăng 6,12g và thấy có 19,7g kết tủa , bình 2 tăng 0,62g . Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là:
 A. CH4 và C4H10.	 B. C2H6 và C4H10.	C. C3H8 và C4H10.	D. Cả A, B, C đều thoả mãn
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp . Sục sản phẩm thu được qua bình đựng Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 7,8g . Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là: 
	A. CH4 và C2H6.	B. C2H6 và C3H8.	C. C3H8 và C4H10.	D. C2H2 và C3H4.
Câu 6: Khi đốt cháy ankan thu được H2O và CO2 . Tỷ lệ biến đổi như sau:
 A. tăng từ 2 đến + B. giảm từ 2 đến 1. C. tăng từ 1 đến 2.	 D. giảm từ 1 đến 0.
 d ) Một số dạng khác........
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol một ankan thu được 44g khí CO2 . CTPT của ankan là:
 A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. CH4.
Câu 2: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 . Sục toàn bộ sản phẩm tạo thành vào bình đựng dd Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 60g kết tủa và khối lượng của	 bình tăng 42,6g . Giá trị m là:
 A. 8g.	 B. 9g.	C. 10g.	 D. 12g
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,56lit butan ( đktc) và cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 400ml dd Ba(OH)2 0,2M. 
 a) Hỏi có bao nhiêu gam kết tủa tạo thành?
 A. 9,85g B. 9,98g C. 10,4g D.11,82g 
 b) Hỏi khối lượng dung dịch trong bình tăng hay giảm bao nhiêu gam
 A. Giảm 2,56g B. Tăng 4,28g C. Giảm 5,17g D.Tăng 6,26g 
Câu 4: Khi đốt cháy 13,7ml hỗn hợp khí gồm CH4, C3H8, CO ta thu được 25,7ml khí CO2 ( cùng đk). % của C3H8 trong hỗn hợp A là:
 A. 33,8%.	 B. 43,8%.	 C. 38,3%.	 D. 34,8%
Câu 5: Khi đốt cháy hoàn toàn 33,6 lit hỗn hợp propan và butan . Sục khí CO2 thu được vào dd NaOH thấy tạo ra 286,2g Na2CO3 và 252g NaHCO3 . % của C4H10 trong hỗn hợp là:
 A. 20%.	 B. 40%.	 C. 60%.	 D. 80%
Dạng 4: Bài tập liên quan đến pứ tách của ankan ( Tách H2 và crackinh) : Sử dụng ĐLBTKL Và ĐLBTNT
Câu 1: Khi tiến hành craking 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là:
	A. 176 và 180.	 B. 44 và 18.	 C. 44 và 72.	D. 176 và 90.
Câu 2: Craking butan thu được 35 mol hỗn hợp A gồm H2, CH4 ,C2H4 ,C2H6 ,C3H6 , C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Cho A qua bình nước brom dư thấy còn lại 20 mol khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thu được x mol CO2.
 a) Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là:
	A. 57,14%.	B. 75,00%.	C. 42,86%.	D. 25,00%.
 b) Giá trị của x là:
	A. 140.	 B. 70.	C. 80.	D. 40.
Câu 3: Đề hiđro hoá hỗn hợp A gồm C2H6, C3H8 , C4H10 . Sau một thời gian phản ứng thu được hỗn hợp khí B , dA/B =1,75. % ankan đã phản ứng đề hiđro hoá là:
 A. 50% B. 75% C. 25% D. 90%
Câu 5: Khi nung nóng 5,8g C4H10 (đktc) chỉ xảy ra phản ứng crackinh và đề hiđro hoá .Sau một thời gian pứ thu được 3,36lit (đktc) hỗn hợp khí A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư.
 % butan đã phản ứng là:
 A. 50% B. 75% C. 25% D. Kết quả khác
Câu 6: Cho 224,00 lít metan (đktc) qua hồ quang được V lít hỗn hợp A (đktc) chứa 12% C2H2 ;10% CH4 ;78%H2 (về thể tích). Giả sử chỉ xảy ra 2 phản ứng: 2CH4 đ C2H2 + 3H2 (1) và CH4 đ C + 2H2 (2). Giá trị của V là
	A. 407,27.	B. 448,00.	C. 520,18.	D. 472,64.
Câu 7: Ankan X có CTPT C5H12 khi tác dụng với Clo tạo được 3 dẫn xuất monoclo. Hỏi khi tách H2 từ X có thể tạo ra mấy anken đồng phân cấu tạo của nhau:
 A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Dạng 5: Bài tập liên quan đến pứ điều chế ankan
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CH4 bằng phản ứng
	A. craking n-butan.	B. cacbon tác dụng với hiđro.
	C. nung natri axetat với vôi tôi – xút.	D. điện phân dung dịch natri axetat.
Câu 2: Nung m gam hỗn hợp X gồm 3 muối kali của 3 axit no đơn chức với NaOH dư thu được chất rắn D và hỗn hợp Y gồm 3 ankan. Tỷ khối của Y so với H2 là 11,5. Cho D tác dụng với H2SO4 dư thu được 17,92 lít CO2 (đktc).
 a) Giá trị của m là
	A. 42,0.	B. 84,8.	C. 42,4.	D. 84,0.
 b) Tên gọi của 1 trong 3 ankan thu được là
	A. metan.	B. etan.	C. propan.	D. butan.
Dạng 6: Một số bài tập về Xicloankan
Câu 1: Số đồng phân xicloankan tương ứng với C5H10 và C6H12 lần lượt là:
 A. 5 và 11 B. 5 và 12 C. 6 và 11 D. 6 và 12
Câu 2: Khi cho Metylxiclopentan tác dụng với clo ( askt) có thể thu được mấy dẫn xuất monoclo
 A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 
Câu 3: Oxi hoàn toàn 0,224 lit ( đktc) của xicloankan X thu được 1,760g khí CO2 , Biết X làm mất màu dd brom. X là:
 A. Metylxiclobutan B. xiclopropan C. xiclobutan D. Metylxiclopropan
Câu 4: X là hỗn hợp gồm hai chất kế tiếp nhau trong dóy đồng đẳng Xicloankan khụng phõn nhỏnh. Đốt chỏy hoàn toàn m gam hỗn hợp X. Cho hấp thụ hết sản phẩm chỏy vào bỡnh đựng dung dịch nước vụi trong lượng dư, trong bỡnh cú tạo 76 gam chất khụng tan. Cho biết m gam hỗn hợp hơi X ở 81,9˚C, 1,3 atm, chiếm thể tớch là 3,136 lớt. 
      A.  Cả hai chất trong hỗn hợp X đều cộng được H2 (cú Ni xt, đun núng)
      B.  Một trong hai chất trong hỗn hợp X tham gia được phản ứng cộng Brom
      C. Cả hai chất trong hỗn hợp X khụng tham gia được phản ứng cộng.
      D.  Cả A và B

Tài liệu đính kèm:

  • docankan_hay.doc