BÀI TẬP POLIME Câu 1: Người ta trùng hợp 0,1 mol vinyl clorua với hiệu suất 90% thì số gam PVC thu được là A. 7,520. B. 5,625. C. 6,250. D. 6,944. Ta có ngay : Câu 2: Muốn tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần dùng là bao nhiêu ? Biết hiệu suất quá trình este hoá và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%. A. 215 kg và 80 kg. B. 171 kg và 82 kg. C. 65 kg và 40 kg. D. 175 kg và 70 kg. Ta có ngay : Câu 3: Poli(vinyl clorua) có phân tử khối là 35000. Hệ số trùng hợp n của polime này là A. 560. B. 506. C. 460. D. 600. Ta có ngay : Câu 4: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là A. 113 và 152. B. 121 và 114. C. 121 và 152. D. 113 và 114. Chú ý : Câu 5: Người ta có thể điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau : Xenlulozơ glucozơ C2H5OHButa-1,3-đienCao su Buna Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su Buna là A. 5,806 tấn. B. 25,625 tấn. C. 37,875 tấn. D. 17,857 tấn. Bảo toàn nguyên tố C ta có ngay (Chưa tính tới hiệu suất): Câu 6: Từ glucozơ điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây : Glucozơ → rượu etylic → buta-1,3-đien → cao su buna. Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su thì khối lượng glucozơ cần dùng là A. 81 kg. B. 108 kg. C. 144 kg. D. 96 kg. Câu 7: Để điều chế cao su Buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau : C2H6 C2H4 C2H5OH Buta-1,3-đien Caosubuna Tính khối lượng etan cần lấy để có thể điều chế được 5,4 kg cao su buna theo sơ đồ trên ? A. 46,875 kg. B. 62,50 kg. C. 15,625 kg. D. 31,25 kg. Câu 8: Cao su Buna được sản xuất từ gỗ chiếm 50% xenlulozơ theo sơ đồ : Hiệu suất của 4 giai đoạn lần lượt là 60%, 80%, 75%, 100%. Để sản xuất 1 tấn cao su Buna cần bao nhiêu tấn gỗ ? A. 8,33. B. 16,2. C. 8,1. D. 16,67. Câu 9: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích khí metan) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất của mỗi giai đoạn như sau : Metan Axetilen Vinyl clorua PVC Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc) ? A. 5,883. B. 5589,462. C. 5589,083. D. 5883,246. Câu 10: Người ta có thể điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau : XenlulozơglucozơC2H5OHButa-1,3-đienpolibutađien Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn polibuta-1,3-đien là A. 5,806 tấn. B. 25,625 tấn. C. 37,875 tấn. D. 17,857 tấn. Câu 11: Số mắt xích glucozơ có trong 194,4 mg amilozơ là A. 7224.1017. B. 6501,6.1017. C. 1,3.10-3. D. 1,08.10-3. Câu 12: Thể tích khí dầu mỏ chứa 80% metan (đktc) để điều chế 810 kg cao su Buna với hiệu suất toàn bộ quá trình 75% là A. 1344 m3. B. 1792 m3. C. 2240 m3. D. 2142 m3. Câu 13: Protein A có khối lượng phân tử là 50000 đvC. Thuỷ phân 100 gam A thu được 33,998 gam alanin. Số mắt xích alanin trong phân tở A là A. 191. B. 38,2. C. 2.3.1023. D. 561,8. Ta có ngay : Câu 14: Cho sơ đồ chuyển hoá : CH4 → C2H2 → C2H3CN → Tơ olon. Để tổng hợp được 265 kg tơ olon theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (trong khí thiên nhiên metan chiếm 95% và hiệu suất phản ứng là 80%) A. 185,66. B. 420. C. 385,7. D. 294,74. Dùng BTNT.C ta có ngay : Câu 15: Clo hóa PVC thu được một loại polime chứa 62,39% clo về khối lượng. Trung bình mỗi phân tử clo phản ứng với k mắc xích của PVC. Giá trị của k là: A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Ta có ngay : Câu 16: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 66,77% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Ta có ngay : Câu 17: Cứ 1,05 gam caosu buna-S phản ứng vừa hết 0,8 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong caosu buna-S là A. 2 : 3. B. 1 : 2. C. 2 : 1. D. 3 : 5. Ta có ngay : Câu 18: Một loại cao su Buna – S có chứa 10,28% hiđro về khối lượng, Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong caosu buna-S là : A. 7. B. 6. C. 3. D. 4. Ta có ngay : Câu 19: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Ta có ngay : Câu 20: Clo hoá PVC thu được tơ clorin. Trung bình 5 mắt xích PVC thì có một nguyên tử H bị clo hoá. % khối lượng clo trong tơ clorin là A. 61,38%. B. 60,33%. C. 63,96%. D. 70,45%. Ta có ngay : Câu 21: Cứ 5,668 gam caosu buna-S phản ứng vừa hết 3,462 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong caosu buna-S là A. 2 : 3. B. 1 : 2. C. 2 : 1. D. 3 : 5. Ta có ngay : Câu 22: Một loại cao su lưu hoá chứa 1,714% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua -S-S-, giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su A. 52. B. 25. C. 46. D. 54. →Chọn D Câu 23: Cao su buna-N được tạo ra do phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien với acrilonitrin. Đốt cháy hoàn toàn một lượng cao su buna-N với không khí vừa đủ (chứa 80% N2 và 20% O2 về thể tích), sau đó đưa hỗn hợp sau phản ứng về 136,5oC thu được hỗn hợp khí và hơi Y (chứa 14,41% CO2 về thể tích). Tỷ lệ số mắt xích giữa buta-1,3-đien và acrilonitrin là A. 1:2. B. 2:3. C. 3:2. D. 2:1. →Chọn B Câu 24 : Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3 – đien và stiren thu được một loại polime là cao su buna-S. Đem đốt một mẫu cao su này ta nhận thấy số mol O2 tác dụng bằng 1,325 lần số mol CO2 sinh ra. Hỏi 19,95 gam mẫu cao su này làm mất màu tối đa bao nhiêu gam brom? A. 42,67 gam B.36,00 gam C. 30.96 gam D.39,90 gam. Chú ý : Khi trùng hợp như vậy cứ 1 phân tử buta-1,3 – đien sẽ còn lại 1 liên kết pi để phản ứng với Br2 → Chọn B Câu 25: Cao su lưu hóa (loại cao su được tạo thành khi cho cao su thiên nhiên tác dụng với lưu huỳnh) có khoảng 2,0% lưu huỳnh về khối lượng. Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu metylen trong mạch cao su. Vậy khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua -S-S- ? A. 44. B. 50. C. 46. D. 48. →Chọn C Câu 26: Cho cao su buna tác dụng với Cl2 (trong CCl4 có mặt P) thì thu được polime no, trong đó clo chiếm 17,975% về khối lượng. Trung bình cứ 1 phân tử Cl2 thì phản ứng được với bao nhiêu mắt xích cao su buna? A.6 B.9 C.10 D.8 Ta có : →Chọn A Câu 27: 2,834 gam cao su buna-S phản ứng vừa đủ với 1,731 gam Br2 trong dung môi CCl4. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại cao su trên là A. 1 : 1. B. 2 : 3. C. 1 : 3 D. 1 : 2. Ta có : →Chọn D Câu 28. Tiến hành trùng hợp 26 gam stiren. Hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với 500 ml dung dịch Br2 0,15M; cho tiếp dung dịch KI tới dư vào thì được 3,175 gam iot. Khối lượng polime tạo thành là A. 12,5 gam B. 19,5 gam C. 16 gam D. 24 gam →Chọn B Câu 29: Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên và thủy tinh hữu cơ plexiglat là 36720 và 47300 (đvC).Số mắt xích trung bình trong công thức phân tử của mỗi loại polime trên là A. 680 và 550 B. 680 và 473 C. 540 và 473 D. 540 và 550 Có thể xem cao su thiên nhiên giống isopren: Thủy tinh hữu cơ được điều chế từ phản ứng trùng hợp metylmetacrylat (M=100) Câu 30: Cho cao su buna-S tác dụng với Br2/CCl4 người ta thu được polime X (giả thiết tất cả các liên kết -CH=CH- trong mắt xích -CH2-CH=CH-CH2- đều đã phản ứng. Trong polime X, % khối lượng brom là 64,34%. Hãy cho biết tỷ lệ mắt xích butađien : stiren trong cao su buna-S đã dùng là A. 1 : 3. B. 2 : 1. C. 3 : 1. D. 2 : 1. →Chọn C Câu 31: Cho 2,721 gam cao su buna-S tác dụng vừa hết với dung dịch chứa 3,53 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ số mắt xích giữa butađien và stiren trong loại cao su đó là A. 2 : 1. B. 1 : 1. C. 3 : 2. D. 1 : 2. Ta có : →Chọn C Câu 32.Khi đốt cháy một polime sinh ra từ phản ứng đồng trùng hợp isopren với acrilonitrin bằng lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí gồm CO2, hơi H2O và N2 trong đó CO2chiếm 58,33% về thể tích. Tỷ lệ số mắt xích isopren và acrilonitrin trong polime trên là A.3:2. B.1:2. C.2:1. D.1:3. →Chọn D Câu 33: Hỗn hợp X gồm 3–cloprop–1–en và vinylclorua. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được CO2 và HCl với tỉ lệ số mol tương ứng là 17/6. Phần trăm khối lượng của vinylclorua trong X là A. 73,913%. B. 85,955%. C. 26,087%. D. 14,045%. Ta có ngay : →Chọn D Câu 34: Hấp thụ hết 4,48 lit buta-1,3-đien (ở đktc) vào 250 ml dung dịch Br2 1M, ở điều kiện thích hợp đến khi dung dịch brom mất màu hoàn toàn thu được hỗn hợp sản phẩm X, trong đó khối lượng sản phẩm cộng 1,4 gấp 4 lần khối lượng sản phẩm cộng 1,2. Khối lượng của sản phẩm cộng 1,2 có trong hỗn hợp X là: A. 12,84 gam B. 16,05 gam C. 1,605 gam D. 6,42 gam Ta có : →Chọn D
Tài liệu đính kèm: