Hóa học - Bài tập Axit nitric – Muối nitrat

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1082Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Bài tập Axit nitric – Muối nitrat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Bài tập Axit nitric – Muối nitrat
BÀI TẬP AXIT NITRIC – MUỐI NITRAT (2) – Thời gian: 60 phút 
A. TỰ LUẬN (30 phút)
Bài 1: Hoàn thành các phản ứng hóa học sau:
	a. Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + H2O	b. Cu(OH)2 + HNO3 
	c. C + HNO3 ® NO2 + CO2 + H2O	d. Fe2O3 + HNO3 
	e. FeS2 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2SO4 + H2O	f. FexOy + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Bài 2: Cho m gam Al phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 8,96 lít hỗn hợp NO và N2O (đktc) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16,75. Tính m gam nhôm?
Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí nitơ duy nhất (đktc). Xác định kim loại X?
Bài 4: Cho 11 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO (đktc) duy nhất. Khối lượng (g) của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu?
B. TRẮC NGHIỆM (30 phút)
Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn cùng số mol mỗi muối nitrat dưới đây, muối sinh ra thể tích O2 nhỏ nhất (trong cùng điều kiện) là
	A. AgNO3.	B. Fe(NO3)3.	C. Fe(NO3)2.	D. KNO3.
Câu 2: Hòa tan a gam Cu bằng HNO3 thu được 1,12l gồm NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 bằng 16,6. Giá trị a là :
	A. 2,38	B. 2,08	C. 3,9	D. 4,16
Câu 3: Từ 100 mol NH3 có thể điều chế ra bao nhiêu mol HNO3 theo qui trình công nghiệp với hiệu suất 80%?
	A. 100 mol	B. 80 mol.	C. 66,67 mol.	D. 120 mol.
Câu 4: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm các hóa chất cần dùng là
	A. Dung dịch NaNO3;dung dịch HCl đặc	B. Dung dịch NaNO3;dung dịch H2SO4 đặc 
	C. NaNO3 tinh thể;dung dịch H2SO4 đặc 	D. NaNO3 tinh thể;dung dịch HCl đặc
Câu 5: Hoà tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,448 lit khí NO duy nhất (đktc). m là:
	A. 1,12 gam.	B. 11,2 gam.	C. 0,56 gam.	D. 5,6 gam.
Câu 6: Các muối nitrat nào sau khi nhiệt phân tạo ra sản phẩm: M+NO2+O2?
	A. AgNO3;Hg(NO3)2;NaNO3	B. LiNO3;Fe(NO3;2;Hg(NO3)2
	C. KNO3;AuNO3;Hg(NO3)2	D. AgNO3;AuNO3;Hg(NO3)2
Câu 7: Hòa tan hết 0,02 mol Al và 0,03 mol Ag vào dung dịch HNO3 rồi cô cạn và đun đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn nặng :
	A. 4,26 gam	B. 3,78 gam	C. 4,50 gam	D. 7,38 gam
Câu 8: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là:
	A. 10.	B. 11.	C. 8.	D. 9.
Câu 9: Muốn xác định sự có mặt của ion NO3- trong dung dịch muối nitrat ta cho dung dịch muối này tác dụng với
	A. Ag;Cu	B. Cu	C. Cu; H2SO4 loãng	D. NH3
Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam Cu trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra V lít hỗn hợp khí A gồm NO, NO2 (đktc). Biết tỉ khối hơi của A so với H2 là 19. Giá trị của V là:
	A. 4,48 lít 	B. 2,24 lít	C. 0,448 lít	D. Kết quả khác 
Câu 11: Cho 9,6g một kim lọai tác dụng HNO3 được 2,24 lít khí không màu, khi gặp không khí thì khí đó chuyển thành màu nấu đỏ. Kim loại đó là là :
	A. Cu	B. Pb	C. Ni	D. Mg
Câu 12: Nung 7,28 gam bột sắt trong oxi, thu được m gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư, thoát ra 1,568 lít (ở đktc) (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là: 
	A. 9,48	B. 10	C. 9,65	D. 9,84
Câu 13: Nung 1 lượng xác định muối Cu(NO3)2.Sau một thời gian dừng lại để nguội rồi đem cân thấy khối lượng giảm 54gam. Số mol khí thoát ra trong quá trình là	
	A. 0,25 mol	B. 1 mol	C. 0,5 mol	D. 1,25 mol
Câu 14: Dung dịch HNO3 đặc, không màu, để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành:
	A. Màu vàng.	B. Màu đen sẫm.	C. Màu trắng sữa.	D. Màu nâu.
Câu 15: Hòa tan một hỗn hợp chứa 0,1 mol Mg và 0,1 mol Al vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol Cu (NO3)3 và 0,35 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được là :
	A. 21,6g.	B, 37,8g	C. 42,6g	D, 44,2g
Câu 16: HNO3 tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây: 
	A. NaHCO3, CO2, FeS, Fe2O3	B. K2SO3, K2O, Cu, Fe(NO3)2	
	C. FeO, Fe2(SO4)3, FeCO3, Na2O	D. CuSO4, CuO, Mg3(PO4)2.
Câu 17: Thuốc nổ đen là hỗn hợp các chất nào sau?	
	A. KNO3;S	B. KClO3;C;S	C. KNO3;S;C	D. KClO3;C
Câu 18: Dãy các chất nào sau đây khi phản ứng với HNO3 đặc nóng đều tạo khí:	
	A. Cu(OH)2, FeO, C	B. Fe3O4, C, FeCl2	C. Na2O, FeO, Ba(OH)2	D. Fe3O4, C, Cu(OH)2
Câu 19: Dãy các muối nitrat khi nhiệt phân đều tạo thành muối nitrit là :
	A. Ca(NO3)2; NaNO3; KNO3.	B. Ca((NO3)2; Zn(NO3)2; NaNO3.
 	C. Cu(NO3)2; Hg(NO3)2; LiNO3	D. Mg(NO3)2; Zn(NO3)2; KNO3.
Câu 20: Kim loại nào phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). 
	A. Al.	B. Zn	C. Fe.	D. Ag.
ĐÁP ÁN:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tài liệu đính kèm:

  • docBT_axit_nitric_muoi_nitrat_Chemistry0102.doc