Hóa học 11 - HNO3 và muối nitrat

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2933Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 11 - HNO3 và muối nitrat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học 11 - HNO3 và muối nitrat
HNO3 VÀ MUỐI NITRAT
1. XÁC ĐỊNH KIM LOẠI VÀ LƯỢNG KIM LOẠI PHẢN ỨNG
Hoà tan hết 12 gam một kim loại chưa rõ hoá trị trong dd HNO3 thu được 2,24 lit (đktc) một khí duy nhất có đặc tính không mầu, không mùi, không cháy. Kim loại đó dựng là:
A.Cu 	B.Pb 	C.Ni 	D.Mg
Hoà tan 32g kim loại M trong dd HNO3dư thu được 8,96lit (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, NO2 có tỉ khối so với H2 là 17. Kim loại M là:       A. Mg.             B. Al.        C. Fe.        D. Cu.
Hoà tan hoàn toàn 16,2 gam một kim loại chưa rõ hoá trị bằng dd HNO3 được 5,6 lit (đktc)hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm NO và N2.Kim loại đó cho là:
A.Fe 	B.Zn 	C.Al 	D.Cu
Hoà tan hoàn toàn a gam Cu trong dd HNO3 loãng thì thu được 1,12 lit hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc), có tỉ khối hơi đối với hiđro là 16,6.Giá trị của a là:
A.2,38 	B.2,08 	C.3,9 	D.4,16
Nung m(g) bột sắt trong oxi, thu được 3g hỗn hợp rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dd HNO3 dư, thoát ra 0,56lit (ở đktc) NO (là sản phẩm duy nhất). Giá trị của m là:
A.2,22 	B.2,26 	C.2,52 	D.2,32
Cho m(g) Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thì thấy thoát ra 11,2 lit (đktc) hỗn hợp khí A gồm 3 khí N2, NO, N2O có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1:2. Giá trị m là bao nhiêu?
A.2,7 	B.16,8 	C.3,51 	D.35,1
Hoà tan a gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào HNO3 đặc nguội, dư thì thu được 0,336 lit NO2 (ở 0°C, 2at). Cũng a g hỗn hợp X nói trên khi hoà tan trong HNO3 loãng dư, thì thu được 0,168 lit NO (ở 0°C, 4at). Khối lượng hai kim loại Al và Mg trong a gam hỗn hợp X lần lượt là bao nhiêu?A.4,05g và 4,8g 	B.5,4g và 3,6g 	C.0,54g và 0,36g 	D.kết quả khác.
Hòa tan hòa toàn 10,44 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 6,496 lít khí NO duy nhất bay ra ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính % khối lượng của Al trong hỗn hợp X.
51,72%»A. 38,79%»B. 25,86%»C. D. đáp án khác.
Hoà tan vừa hết hỗn hợp X gồm Cu, CuO , Cu(NO3)2 (trong đó số mol Cu bằng số mol CuO) vào 350 ml dung dịch H2SO4 2M (loãng) thì thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và có khí NO bay ra. Tính khối lượng Cu trong hỗn hợp X.
6,4 gam 	B. 12,8 gam 	C.19,2 gam 	D. đáp án khác.
Nung x gam Fe trong không khí ,thu được 104,8gam hỗn hợp rắn A gồm: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hoà tan A trong dd HNO3 dư thu được dd B và 12,096 lit hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối đối với He là 10,167. Khối lượng x là bao nhiêu gam? 
A.74,8g 	B.87,4g 	C.47,8g 	D.78,4g
Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08g hỗn hợp A gồm 4 chất rắn , đó là Fe và 3 oxit của nó .Hoà tan hết lượng hỗn hợp A trên bằng dd HNO3 loãng thu được 972 ml khí NO duy nhất (đktc). Trị số của X là bao nhiêu?
A.0,15 	B.0,21 	C.0,24 	D.0,22
Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3 gam. Cho X vào 1 lit dd A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được chất rắn B (hoàn toàn không phản ứng với dd HCl) và dd C (hoàn toàn không có mầu xanh của Cu2+). Khối lượng chất rắn B và %Al trong hỗn hợp X là như thế nào?
A.23,6g ;%Al=32,53 	B.24,8g ;%Al=31,18	C.25,7g ;%Al=33,14% 	D.24,6g ;%Al=32,18%
Hoà tan hoàn toàn 10,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R (có hóa trị không đổi) bằng dung dịch HCl thu được 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu cho A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 1,96 lít N2O duy nhất (đktc) và không tạo ra NH4NO3. Kim loại R là
A. Al.                           B. Mg.                         C. Zn.                          D. Ca.
2. KIM LOẠI TÁC DỤNG VƠI AXIT, KIM LOẠI DƯ
Cho 18,5 gam hỗn hợp A gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 a (mol/lít). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch B và 1,46 gam kim loại.
a) Khối lượng muối trong B là
A. 65,34g.                    B. 48,60g.                C.  54,92g.                    D. 38,50g.
b) Giá trị của a là: A. 3,2.             B. 1,6.                          C. 2,4.                         D. 1,2.
Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
	A. Fe(NO3)3.	B. HNO3.	C. Fe(NO3)2	D. Cu(NO3)2.
Cho a gam hỗn hợp Fe và Cu (Fe chiếm 30% về khối lượng) tác dụng với  dung dịch chứa 0,69 mol HNO3 tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,75a gam chất rắn A, dung dịch  B và 6,048 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO2và NO.
a) Khối lượng muối trong dung dịch B là
            A. 50,82g.                    B. 37,80g.               C. 40,04g.                  D. 62,50g.
b) Giá trị của a là:          A. 47,04.             B. 39,20.             C. 30,28.              D. 42,03.
3. HỖN HỢP KIM LOẠI + HỖN HỢP AXIT
Cho 18,2 gam  hỗn hợp A gồm Al, Cu vào 100 ml dung dịch B chứa HNO3 2M và H2SO412M và đun nóng thu được dung dịch C và 8,96 lít hỗn hợp khí D (đktc) gồm NO và SO2, tỉ khối của D so với H2 là 23,5.
a) Khối lượng của Al trong 18,2 gam A là: A. 2,7g.       B. 5,4g.          C. 8,1g.       D. 10,8g.
b) Tổng khối lượng chất tan trong C là: A. 66,2 g.      B. 129,6g.     C. 96,8g.       D. 115,2g.
Hoà tan 3gam hỗn hợp A gồm kim loại R hoá trị 1 và kim loại M hoá trị 2 vừa đủ vào dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 và đun nóng, thu được 2,94 gam hỗn hợp khí B gồm NO2 và SO2.Thể tích của B là 1,344 lít (đktc). Khối lượng muối khan thu được là
            A. 6,36g.                      B. 7,06g.                    C. 10,56g.                    D. 12,26g.
Cho 11,28 gam hỗn hợp A gồm Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch B gồm HNO3 1M và H2SO4 0,2M thu được khí NO duy nhất và dung dịch C chứa m gam chất tan. Giá trị của m là: A. 19,34.                     B. 15,12.                                  C. 23,18.                     D. 27,52.
Dung dịch A chứa a mol HCl và b mol HNO3. Cho A tác dụng với một lượng vừa đủ m gam Al thu được dung dịch B và 7,84 lít hỗn hợp khí C (đktc) gồm NO, N2O và H2 có tỷ khối so với H2 là 8,5. Trộn C với một lượng O2 vừa đủ và đun nóng cho phản ứng hoàn toàn, rồi dẫn khí thu được qua dung dịch NaOH dư thấy còn lại 0,56 lít khí (đktc) thoát ra?
Giá trị của a và b tương ứng là
     A. 0,1 và 2.                  B. 2 và 0,1.      C. 1 và 0,2.                  D. 0,2 và 1.
b) Giá trị của m là:             A. 2,7.             B. 5,4.                   C. 18,0.                       D. 9,0.
(B-07): Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít khí NO. Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V2 lít khí NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất và các thể tích khí ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là
            A. V2 = V1.                  B. V2 = 2,5V1.       C. V2 = 2V1.         D. V2 = 1,5V1.
4. TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN XÁC ĐỊNH KHÍ TẠO RA
Một oxit nitơ (X) chứa 30,43% N về khối lượng. Tỉ khối của X so với không khí là 1,5862. Cần bao nhiêu gam dd HNO3 40% tác dụng với Cu để điều chế 1 lit khí X (ở 134°C, 1atm), giả sử phản ứng chỉ giải phóng duy nhất khí X?
A.13,4g 	B.9,45g 	C.12,3g 	D.kết quả khác.
Cho hợp kim A gồm Fe và Cu. Hoà tan hết trong 6g A bằng dd HNO3 đặc nóng, thì thấy thoát ra 5,6 lit khí mầu nâu đỏ duy nhất (đktc). Phần trăm khối lượng Cu trong mẫu hợp kim là bao nhiêu: A.53,33 	B.46,66% 	C.70% 	D.90%.
Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam Cu trong dd HNO3 thấy có thoát ra V lit hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 ở đktc .Biết tỉ khối của A đối với hiđro là 19. Ta có V bằng:
A.4,48lit 	B.2,24lit 	C.0,448lit 	D.3,36 lit
Hòa tan hỗn hợp 11,87 gam gồm CuO và Al trong dd HCl dư thu được 0,42 gam khí. Cũng hỗn hợp trên hòa tan vừa đủ trong dd HNO3 thu được dd Y gồm 50,42 gam muối và 0,672 lit một khí Z nguyên chất duy nhất. Tìm CTPT của Z và tính V.
Hoà tan hết 7,44g hỗn hợp Al và Mg trong thể tích vừa đủ là 500ml dd HNO3 loãng thu được dd A và 3,136 lit (ở đktc) hỗn hợp hai khí đẳng mol có khối lượng 5,18g, trong đó có một khí bị hoá nâu trong không khí .Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại Mg và Al trong hỗn hợp lần lượt là: 
A.81,8%;18,2% 	B.27,42%;72,58 	C.18,8%;81,2% 	D.28,2%;71,8%.
Câu 34. Hòa tan 7,8g Zn vào m gam dung dịch HNO3 15% vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 24,28g muối và 1,792 lít một chất khí duy nhất. Tìm công thức phân tử của X và tính m?
Cho 6,48 gam kim loại Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng nóng dư thu được 0,896 lít khí X nguyên chất và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y và đun nóng thấy thoat ra 1,12 lít khí mùi khai ( quy về đktc). Xác định công thức của khí X.
N2O 	B. N2 	C. NO 	D. NH3
Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là: 	A. N2O.	B. N2.	C. NO2.	D. NO.
Cho 6,4g Cu tác dụng với 120ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M (loãng) thì thu được bao nhiêu lít khí NO (đktc)? 
0,67 	C. 1,344 	B. 0,896 	D. 14,933 
Cho hỗn hợp X gồm các kim loại Mg, Zn, Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng nóng dư thu được hỗn hợp Y gồm 0,1 mol NO và 0,1 mol N2O . Hãy cho biết nếu hoà tan hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được bao nhiêu mol khí SO2.
0,2 mol 	B. 0,55 mol 	C. 1 mol 	D. đáp án khác.
Cho Cu dư vào V(l) dung dịch HNO3 4M thu được V1(lit) khí NO. Cho Cu dư vào V (l) dung dịch chứa HNO3 3M và H2SO4 1M thu được V2 (l) khí NO (V1, V2 đo ở cùng điều kiện về t0, p). So sánh V1 và V2. NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-.
V1 = V2 	B. V1 > V2 	C. V1 < V2 	D. không xác định.
Hoà tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe,Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lit (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dd Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X với đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là: A.3,36 	B.2,24 	C.4,48 	D.5,6
Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu vào dd HNO3 loãng.Tất cả khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước có dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí oxi (đktc) đó tham gia phản ứng là: A,2,24 lit 	B.4,48 lit 	C.3,36 lit 	D.6,72 lit
5. TÍNH LƯỢNG AXIT
Cho 1,68g bột Mg tác dụg vừa đủ với 100ml dung dịch HNO3 aM thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí NO duy nhất. tính a và khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y
A. 0,02 mol và 10,36g 	B. 0,02 mol và 11,16g
Hoà tan hoàn toàn 10 gam CuO trong dung dịch HNO3 (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) thu được 100 gam dung dịch X. Trong dung dịch X, nồng độ % của axit là 6,3%. Tính C% của dung dịch HNO3 ban đầu. A. 42% 	B. 31,5% 	C. 63% 	D. đáp án khác. 
Hòa tan hoàn toàn 5,5g hỗn hợp gồm bột Zn và CuO trong 28 ml dung dịch HNO3 (vừa đủ) thu được 2,688 lít (đktc) khí màu nâu đỏ (sản phẩm khử duy nhất).
a) Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. 
b) Tính nồng độ mol/l dung dịch HNO3 đã dùng.
Hòa tan hết 4,43gam hỗn hợp Al và Mg trong dd HNO3 loãng thu được dd A và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (đều không màu) có khối lượng 2,59 gam, trong đó có một khí bị hóa nâu ngoài không khí.Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO).
	A. 0,6 lít.	B. 1,0 lít.	C. 0,8 lít	D. 1,2 lít.
Cho a gam hỗn hợp gồm FeO, CuO, Fe3O4 có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ là 250ml dung dịch HNO3, khi đun nóng nhẹ được dung dịch B và 3,136 lit hỗn hợp khí C( đktc) gồm NO2 và NO có tỷ khối so với H2 bằng 20,143
a/ a nhận giá trị là:	A. 46,08g	B. 23,04g	C. 52,7g	D. 93g
b/ Nồng độ mol/l HNO3 đã dùng là:	A. 1,28	B. 4,16	C. 6,2	D. 7,28
6. TÍNH KHỐI LƯỢNG MUỐI NITRAT
Cho 1.68 gam bột Mg tác dụng vừa đủ với 500ml dd HNO3 aM thu được 0,448 lit khí NO duy nhất. tính a và khối lượng muối tạo thành trong dd.
Cho 7,8 g kim loại Zn tác dụng vừa đủ với 800ml dd HNO3 aM thu được 1,792 lit khí màu nâu duy nhất .tính a và khối lượng muối tạo thành trong dd.
Cho 2,97 g kim loại Al tác dụng vừa đủ với 400ml dd HNO3 aM thu được 0,672 lit khí không màu hóa nâu trong không khí duy nhất. tính a và khối lượng muối tạo thành trong dd.
Hòa tan hỗn hợp gồm 0,2mol Mg và 0,03mol MgO trong V lit dd HNO3 0,5M vừa đủ thu được dd Y và 0,896l N2O duy nhất. Tính V và khối lượng muối trong dd Y.
Hòa tan hỗn hợp gồm 0,12mol Zn và 0,04mol Al2O3 trong m gam dd HNO3 vừa đủ thu được dd Y và 1,792 l NO2 duy nhất .Tính m và khối lượng muối trong dd Y.
Hòa tan hoàn toàn 26,255 gam hỗn hợp X gồm Zn và Mg có tỉ lệ mol 1:1 trong m gam dd HNO3 20% vùa đủ thu được dd Y và 4,48 lit hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O có tỉ khối so với Hidro là 18,5. Tính khối lượng các muối có trong dd Y.
Hào tan vừa đủ 6 gam hh hai kim loại hóa tri I và II trong dd hh HNO3 và H2SO4 thu được 2,688 lit hh khí NO2 và SO2 cân nặng 5,88gam ( ngoài ra không có sản phẩm khử nào khác). Cô cạn dd sau phả ứng thu được m g muối khan. Tính m?
Cho tan hoàn toàn 58g hỗn hợp a gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M dư thu được 0,15mol NO, 0,05 mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, làm khan, khối lượng muối khan thu được là: A.120,4g 	B. 89,8g 	C. 110,7g 	D. 125,6g
Cho tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Pb trong dung dịch HNO3 dư thu được 3,584 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khôid so với H2 là 21 và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 30,34 g muối khan. M có giá trị là: 
A. 12,66g B. 15,46g C. 14,73g D. 21,13g
Hòa tan hết m gam kim loại Al cần dùng vừa đủ 302,97ml dung dịch HNO3 3,073%, dung dịch axit này có khối lượng riêng là 1,015g/ml, không có khí thoát ra. Nồng độ % chất tan trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 2,761%; 0,389% B. 2,25%; 0,54%	C. 3,753%; 0,684% 	D. 3,75%
2,11g hỗn hợp Fe, Cu, Al hòa tan hết bởi dung dịch HNO3 tạo thành 0,02 mol NO và 0,04 mol NO2. Khôi lượng muối khan thu được: 
8,31g B. 9,62g C. 7,86g D. 5,18g
7. BÀI TẬP NHIỆT PHÂN MUỐI NITRAT
Nung m gam hỗn hợp X gồm Zn(NO3)2 và NaNO3 ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được 8,96 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho khí hấp thụ vào nước thu được 2 lít dung dịch Z và còn lại thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Tính pH của dung dịch Z.
pH = 0 	B. pH = 1 	C. pH = 2 	D. pH =3
Nung hoàn toàn m gam Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí NO2 và O2. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí đó bằng nước thu được 2 lít dung dịch có pH = 1,0. Tính m.
9,4 gam B. 14,1 gam C. 15,04 gam D. 18,8 gam
Nung 27,25g hỗn hợp 2 muối NaNO3 và Cu(NO3)2 khan thu được một hỗn hợp khí A. Dẫn toàn bộ khí A vào 89,2ml nước thì thấy có 1,12 lít khí ở đktc không bị nước hấp thụ. 
a/ Tính %m mỗi muối.
b/ Tính CM và C% của dung dịch tạo thành, coi thể tích dung dịch không đổi và lượng oxi tan trong nước là không đáng kể.
Nhiệt phân hoàn toàn 4,7 gam một muối nitrat thu được 2 gam một chất rắn. Hãy cho biết chất rắn thu được là gì?
oxit kim loại 	B. kim loại 	C. muối nitrit 	D. đáp án khác.
Nhiệt phân hoàn toàn R(NO3)2 thu được 8 gam oxit kim loại và 5,04 lít hỗn hợp khí X (NO2 và O2). Khối lượng của hỗn hợp khí X là 10 gam. Xác định công thức của muối X. 
A. Fe(NO3)2 	B. Mg(NO3)2	Cu(NO3)2 	D. Zn(NO3)2 .

Tài liệu đính kèm:

  • docHNO3.doc