Hệ thống câu hỏi lý thuyết Hóa hữu cơ theo hướng phát triển năng lực của học sinh – Nguyễn Minh Tuấn

pdf 102 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống câu hỏi lý thuyết Hóa hữu cơ theo hướng phát triển năng lực của học sinh – Nguyễn Minh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống câu hỏi lý thuyết Hóa hữu cơ theo hướng phát triển năng lực của học sinh – Nguyễn Minh Tuấn
Hệ thống câu hỏi lý thuyết Hóa hữu cơ theo hướng phát triển năng lực của học sinh – Nguyễn Minh Tuấn 
 1 
MỤC LỤC 
PHẦN 1 : 10 CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT HÓA HỮU CƠ 3 
CHUYÊN ĐỀ 1 : ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ VÀ HIĐROCACBON 3 
CHUYÊN ĐỀ 2 : ANCOL – PHENOL 8 
CHUYÊN ĐỀ 3 : ANĐEHIT – AXIT CACBOXYLIC 12 
CHUYÊN ĐỀ 4 : ESTE – LIPIT 18 
CHUYÊN ĐỀ 5 : CACBOHIĐRAT 26 
CHUYÊN ĐỀ 6 : AMIN – AMINO AXIT – PEPTIT VÀ PROTEIN 30 
CHUYÊN ĐỀ 7 : POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME 36 
CHUYÊN ĐỀ 8 : HỆ THỐNG CÂU HỎI VỀ SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG 39 
CHUYÊN ĐỀ 9 : XÁC ĐỊNH SỐ ĐỒNG PHÂN 42 
CHUYÊN ĐỀ 10 : TỔNG HỢP KIẾN THỨC HÓA HỮU CƠ 49 
PHẦN 2 : 09 ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP KIẾN THỨC 65 
ĐỀ SỐ 01 65 
ĐỀ SỐ 02 68 
ĐỀ SỐ 03 72 
ĐỀ SỐ 04 75 
ĐỀ SỐ 05 79 
ĐỀ SỐ 06 83 
ĐỀ SỐ 07 87 
ĐỀ SỐ 08 92 
ĐỀ SỐ 09 97 
Hệ thống câu hỏi lý thuyết Hóa hữu cơ theo hướng phát triển năng lực của học sinh – Nguyễn Minh Tuấn 
 2 
Hệ thống câu hỏi lý thuyết Hóa hữu cơ theo hướng phát triển năng lực của học sinh – Nguyễn Minh Tuấn 
 3 
PHẦN 1 : GIỚI THIỆU 10 CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT HÓA HỮU CƠ 
CHUYÊN ĐỀ 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ VÀ HIĐROCACBON 
1. Mức độ nhận biết 
Câu 1: Trong các hợp chất sau: CH4; CHCl3; C2H7N; HCN; CH3COONa; C12H22O11; Al4C3; CH5NO3; CH8O3N2; 
CH2O3. Số chất hữu cơ hữu cơ là 
A. 8. B. 6. C. 5. D. 7. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Bến Tre, năm 2015) 
Câu 2: Chất nào sau đây có đồng phân hình học? 
A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH2=CH-CH2-CH3. 
C. CH3-CH=C(CH3)2. D. CH3-CH=CH-CH=CH2. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia – Sở GD & ĐT Thanh Hóa, năm 2015) 
Câu 3: Kết luận nào sau đây phù hợp với thực nghiệm? Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, 
người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O, và khí N2. 
A. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, có thể có nitơ. 
B. X là hợp chất của 4 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, oxi. 
C. X là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ. 
D. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, nitơ; có thể có hoặc không có oxi. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Phan Đăng Lưu – TP.HCM, năm 2015) 
Câu 4: Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính là: 
A. Chuyển hóa các nguyên tố C, H, N, thành các chất vô cơ dễ nhận biết. 
B. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm hiđro do có hơi nước thoát ra. 
C. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm cacbon dưới dạng muội đen. 
D. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm nitơ do có mùi khét tóc. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Nguyễn Huệ – Hà Nội, năm 2015) 
Câu 5: Để xác nhận trong phân tử chất hữu cơ có nguyên tố H người ta dùng phương pháp nào sau đây? 
A. Đốt cháy rồi cho sản phẩm qua P2O5. 
B. Đốt cháy rồi cho sản phẩm qua CuSO4 khan. 
C. Đốt cháy thấy có hơi nước thoát ra. 
D. Đốt cháy rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4đặc. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 – THPT Việt Yên – Bắc Giang, năm 2015) 
Câu 6: Cho các hợp chất chứa vòng thơm: (X) C6H5OH, (Y) CH3C6H4OH, (Z) C6H5CH2OH, (T) C2H3C6H4OH. 
Những hợp chất thuộc cùng một dãy đồng đẳng là: 
A. X, Z. B. X, Y, Z. C. Y, X. D. X, Y, T. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT Chúc Động – Hà Nội, năm 2015) 
Câu 7: Cho các chất sau: 
C2H3
(1)
CH3
(2) (3)
C2H5
C2H5
CH3
(4)
C2H3
C2H5
(5) 
Có bao nhiêu chất là đồng đẳng của Benzen? 
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An, năm 2015) 
Hệ thống câu hỏi lý thuyết Hóa hữu cơ theo hướng phát triển năng lực của học sinh – Nguyễn Minh Tuấn 
 4 
Câu 8: Số liên kết  và liên kết  trong phân tử vinylaxetilen: CHC-CH=CH2 lần lượt là? 
A. 7 và 2. B. 7 và 3. C. 3 và 3. D. 3 và 2. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 9: Ankan là những hiđrocacbon no, mạch hở, có công thức chung là 
A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6). 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh – Đăk Nông, năm 2015) 
Câu 10: Ankin là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là 
A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6). 
(Đề thi minh họa kì thi THPT Quốc Gia, năm 2015) 
Câu 11: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1:1, thu được 
nhiều dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau nhất? 
 A. butan. B. neopentan. C. pentan. D. isopentan. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Nguyễn Khuyến – TP.HCM, năm 2015) 
Câu 12: Trong các chất sau chất nào là etilen? 
A. C2H2. B. C6H6. C. C2H6. D. C2H4. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đặng Thúc Hứa – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 13: Cho các chất sau: Benzen, stiren, toluen, axetilen, etilen số chất làm mất màu nước brom là 
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đồng Lộc – Hà Tĩnh, năm 2015) 
Câu 14: Cho các chất sau: C2H6, C2H4, C4H10 và benzen. Chất nào phản ứng với dung dịch nước brom? 
 A. C2H4. B. C2H6. C. C4H10. D. C6H6 (benzen). 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Quảng Xương 3 – Thanh Hóa, năm 2015) 
2. Mức độ thông hiểu 
Câu 15: Cho các chất: CH3-C(CH3)=CH-CH3 (1), CH3-CH=CH-COOH (2), CH3-CH=CH-C2H5 (3), CH2=CH-
CH=CH-CH3 (4), CHC-CH3 (5), CH3-CC-CH3 (6). Các chất có đồng phân hình học (cis-trans) là: 
A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3), (4). C. (3), (6). D. (1), (3), (4). 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Phan Bội Châu, năm 2015) 
Câu 16: Hợp chất ClCH=CH-CH=CHBr có bao nhiêu đồng phân hình học 
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Chúc Động – Hà Nội, năm 2015) 
Câu 17: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường? 
A. Toluen. B. Axetilen. C. Propen. D. Stiren. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Sào Nam – Quảng Nam, năm 2015) 
Câu 18: Hiđrocacbon nào sau đây có khả năng làm mất màu brom trong dung dịch? 
A. toluen. B. stiren. C. hexan. D. benzen. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Bắc Đông Quan – Thái Bình, năm 2015) 
Câu 19: Cho dãy các chất sau: etilen, hexan, hex-1-en, o-crezol, propen, but-1-in, benzen, stiren. Số chất trong dãy 
có khả năng tham gia phản ứng cộng brom là 
A. 6. B. 4. C. 5. D. 7. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đồng Đậu – Vĩnh Phúc, năm 2015) 
Câu 20: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dung để sản xuất cao su isopren? 
A. Penta-1,3-đien. B. But-2-en. 
C. 2-metylbuta-1,3-đien. D. Buta-1,3-đien. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đinh Chương Dương – Thanh Hóa, năm 2015) 
Hệ thống câu hỏi lý thuyết Hóa hữu cơ theo hướng phát triển năng lực của học sinh – Nguyễn Minh Tuấn 
 5 
Câu 21: Cho các chất sau: metan, etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng ? 
A. Có 3 chất làm mất màu dung dịch Br2. 
B. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng. 
C. Cả 4 chất đều làm mất màu dung dịch Br2. 
D. Không có chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh, năm 2015) 
Câu 22: Trong phòng thí nghiệm khi điều chế C2H4, từ C2H5OH và dung dịch H2SO4 đặc ở 170
oC, khí sinh ra có 
lẫn SO2 và CO2. Dùng dung dịch nào sau đây có để loại bỏ tạp chất, thu C2H4 tinh khiết ? 
A. dd KMnO4. B. dd NaOH. C. dd Na2CO3. D. dd Br2. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh, năm 2015) 
Câu 23: Hiện tượng quan sát được khi sục khí etilen lần lượt vào ống nghiệm thứ (1) chứa dung dịch KMnO4; ống 
thứ (2) chứa dung dịch AgNO3 là: 
A. Ống nghiệm (1) mất màu và xuất hiện kết tủa màu đen, ống nghiệm (2) có kết tủa vàng. 
B. Ống nghiệm (1) mất màu và xuất hiện kết tủa màu đen, ống nghiệm (2) không có hiện tượng. 
C. Ống nghiệm (1) không có hiện tượng , ống nghiệm (2) có kết tủa vàng. 
D. Cả 2 ống nghiệm đều không có hiện tượng 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Trực Ninh – Nam Định, năm 2015) 
Câu 24: Cho dãy các chất sau: metan, propen, etilen, axetilen, benzen, stiren. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói 
về các chất trong dãy trên ? 
A. Có 1 chất tạo được kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac. 
B. Có 3 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom. 
C. Có 5 chất có khả năng làm mất màu dung dịch kali pemanganat. 
D. Cả 6 chất đều có khả năng tham gia phản ứng cộng. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 25: Cho 3 hiđrocacbon X, Y, Z lần lượt tác dụng với dung dịch kali pemanganat thì được kết quả: X chỉ làm 
mất màu dung dịch khi đun nóng, Y làm mất màu ngay ở nhiệt độ thường, Z không phản ứng. Dãy các chất X, Y, Z 
phù hợp là 
A. stiren, toluen, benzen. B. etilen, axitilen, metan. 
C. toluen, stiren, benzen. D. axetilen, etilen, metan. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần – Sở GD & ĐT TP.HCM, năm 2015) 
Câu 26: X là anken , hiđro hóa hoàn toàn X cho ankan có 4 nguyên tử cacbon trong phân tử. Mặt khác, cho X tác 
dụng với HCl, thì cho một sản phẩm duy nhất; X là 
A. isobutilen. B. but-2-en. 
C. but-2-en và but-1-en. D. but-1-en. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 – THPT Việt Yên – Bắc Giang, năm 2015) 
Câu 27: Hợp chất (CH3)2C=CH-C(CH3)3 có danh pháp IUPAC là 
A. 2,2,4- trimetylpent-3-en. B. 2,4-trimetylpent-2-en. 
C. 2,4,4-trimetylpent-2-en. D. 2,4-trimetylpent-3-en. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Hà Giang, năm 2015) 
Câu 28: Tổng số liên kết pi và liên kết xichma trong phân tử vinyl axetilen? 
A. 7. B. 9. C. 8. D. 10. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Phụ Dực – Thái Bình, năm 2015) 
Câu 29: Hợp chất nào trong số các chất sau có 9 liên kết  và 2 liên kết π ? 
A. Buta-1,3-đien. B. Stiren. C. Penta-1,3- đien. D. Vinyl axetilen. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Nguyễn Quang Diệu – Đồng Tháp, năm 2015) 
Câu 30: Hiđrat hóa propen thu được sản phẩm hữu cơ X. Cho toluen tác dụng với Br2 trong điều kiện có bột Fe thu 
được sản phẩm hữu cơ Y. X và Y cùng là phẩm chính, X và Y theo thứ tự là 
Hệ thống câu hỏi lý thuyết Hóa hữu cơ theo hướng phát triển năng lực của học sinh – Nguyễn Minh Tuấn 
 6 
A. Propan-1-ol và 2-bromtoluen. B. Propan-2-ol và 2-bromtoluen. 
C. Propan-1-ol và 3-bromtoluen. D. Propan-2-ol và 3-bromtoluen. 
Câu 31: Cho các chất sau: đivinyl, toluen, etilen, stiren, vinylaxetilen, propilen, benzen. Số chất làm mất màu dung 
dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là: 
A. 4. B. 5. C. 7. D. 6. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm 2015) 
Câu 32: Quy tắc Macopnhicop áp dụng cho trường hợp nào sau đây ? 
A. Phản ứng cộng Brom vào anken đối xứng. B. Phản ứng cộng Brom vào anken bất đối xứng. 
C. Phản ứng cộng HBr vào anken đối xứng. D. Phản ứng cộng HBr vào anken bất đối xứng. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh, năm 2015) 
3. Mức độ vận dụng 
Câu 33: Hiđrocacbon X là đồng đẳng của benzen có công thức phân tử C8H10. Khi tác dụng với brom có mặt bột 
sắt hoặc không có mặt bột sắt, trong mỗi trường hợp đều tạo được một dẫn xuất monobrom. Tên của X là 
A. 1,2-đimetylbenzen. B. 1,4-đimetylbenzen. 
C. 1,3-đimetylbenzen. D. Etylbenzen. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Phan Đăng Lưu – TP.HCM, năm 2015) 
Câu 34: Hợp chất X (C8H10) có chứa vòng benzen. X có thể tạo ra 4 dẫn xuất thế monoclo (C8H9Cl). Vậy X là 
A. Etylbenzen. B. o-xilen. C. m-xilen. D. p-xilen. 
Câu 35: Để phân biệt được các chất Hex-1-in, Toluen, Benzen ta dùng 1 thuốc thử duy nhất là 
A. dd Brom. B. dd KMnO4. C. dd AgNO3/NH3. D. dd HCl. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh, năm 2015) 
Câu 36: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất 
lỏng trên là: 
A. Dung dịch phenolphtalein. B. Nước brom. 
C. Dung dịch NaOH. D. Giấy quì tím. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh, năm 2015) 
Câu 37: Cho isopren phản ứng cộng với HBr theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất monobrom tối đa thu được là 
A. 8. B. 6. C. 7. D. 5. 
Câu 38: Cho phản ứng: 
KMnO4 + CH3CH=CH2 + H2O  CH3CH(OH)-CH2OH + KOH + MnO2. 
Tỉ lệ mol của chất bị oxi hóa và chất bị khử trong phương trình phản ứng trên là: 
A. 2 : 3. B. 4 : 3. C. 3 : 2. D. 3 : 4. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Long An, năm 2015) 
Câu 39: Thực hiện các phản ứng sau: 
(1)Tách 1 phân tử hiđro từ phân tử butan. 
(2) Cho buta – 1,3 – đien tác dụng với dd Br2 ở 40
oC (tỉ lệ mol 1:1). 
(3) Cho 2,3 – đimetylbutan tác dụng với Cl2 (as tỉ lệ mol 1:1). 
(4) Đề hiđrat hóa hỗn hợp butan -1-ol và butan – 2-ol. 
(5) Hiđro hóa hết hỗn hợp glucozơ và fructozơ. 
(6) Cho toluen tac dụng với Br2 ( bột Fe, t
o, tỉ lệ mol 1:1). 
(7) Cho but-1-en, vinyl axetilen tác dụng với H2 dư (Ni, t
o). 
(8) Hiđrat hóa isobutilen. 
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số trường hợp tạo ra hai sản phẩm hữu cơ (không tính đồng phân cis - trans) 
là: 
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Trực Ninh – Nam Định, năm 2015) 
Hệ thống câu hỏi lý thuyết Hóa hữu cơ theo hướng phát triển năng lực của học sinh – Nguyễn Minh Tuấn 
 7 
Câu 40: Trong phòng thí nghiệm, khí metan được điều chế bằng cách nung nóng hỗn hợp Natri axetat với vôi tôi 
xút. Hình vẽ nào sau đây lắp đúng? 
A. (4). B. (2) và (4). C. (3). D. (1). 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 41: Anken thích hợp để điều chế 3-etylpentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hóa là 
A. 3-etylpent-2-en. B. 3,3-đimetyl pent-2-en. 
C. 3-etylpent-3-en. D. 3-etyl pent-1-en. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 42: X là hiđrocacbon có các tính chất sau: Tác dụng với dung dịch brom, tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, 
tác dụng với H2 có thể tạo ra buta-1,3-đien. X là: 
A. But -1-in. B. Vinylaxetilen. C. But-1-en. D. But-2-in. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đặng Thúc Hứa – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 43: Số anken khí (ở nhiệt độ thường) khi tác dụng với dung dịch HBr chỉ cho một sản phẩm cộng là 
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Hương Khê – Hà Tĩnh, năm 2015) 
4. Mức độ vận dụng cao 
Câu 44: Hiđrocacbon X có CTPT C8H10 không làm mất màu dung dịch brom. Khi đun nóng X trong dung dịch 
KMnO4 tạo ra hợp chất Y có CTPT là C7H5KO2. Khi cho Y phản ứng với dung dịch HCl tạo ra hợp chất Z có 
CTPT là C7H6O2. X có tên gọi nào sau đây ? 
A. etylbenzen. B. 1,4- đimetylbenzen. 
C. 1,2- đimetylbenzen. D. 1,3- đimetylbenzen. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh, năm 2015) 
Câu 45: Cho phản ứng sau: 
C6H5-CH2-CH2-CH3 + KMnO4 + H2SO4 C6H5COOH + CH3COOH + K2SO4 + MnSO4 + H2O. 
Xác định tổng hệ số các chất trong phương trình phản ứng. Biết rằng chúng là các số nguyên tối giản với nhau. 
A. 18. B. 20. C. 14. D. 15. 
Câu 46: Cho phản ứng: 
CH2=CH-C6H4-CH2CH2CH3 + KMnO4  K2CO3 + KOOC-C6H4-COOK + CH3COOK + MnO2 + KOH + H2O 
Tổng hệ số nguyên tối giản của các chất trong sản phẩm tạo thành là: 
A. 65. B. 23. C. 46. D. 42. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An, năm 2015) 
Hệ thống câu hỏi lý thuyết Hóa hữu cơ theo hướng phát triển năng lực của học sinh – Nguyễn Minh Tuấn 
 8 
CHUYÊN ĐỀ 2 : ANCOL - PHENOL 
Mức độ nhận biết 
Câu 1: Chất nào sau đây là ancol etylic? 
 A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. CH3OH. D. HCHO. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Quảng Xương 3 – Thanh Hóa, năm 2015) 
Câu 2: Ancol anlylic có công là 
A. C2H5OH. B. C3H5OH. C. C6H5OH. D. C4H5OH. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đồng Lộc – Hà Tĩnh, năm 2015) 
Câu 3: Chất nào sau đây là ancol bậc 2? 
A. HOCH2CH2 OH. B. (CH3)2CHOH. C. (CH3)2CHCH2OH. D. (CH3)3COH. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh – Đăk Nông, năm 2015) 
Câu 4: Glixerol là ancol có số nhóm hiđroxyl (-OH) là 
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Phan Thúc Trực – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 5: Phenol có công thức phân tử là 
A. C2H5OH. B. C3H5OH. C. C6H5OH. D. C4H5OH. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đồng Lộc – Hà Tĩnh, năm 2015) 
Câu 6: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nhóm -OH? 
A. Ancol metylic. B. Ancol etylic. C. Etylen glicol. D. Glixerol. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đinh Chương Dương – Thanh Hóa, năm 2015) 
Câu 7: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); 
HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). 
Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là 
A. X, Z, T. B. X, Y, R, T. C. Z, R, T. D. X, Y, Z, T. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT Nam Phù Cừ – Hưng Yên, năm 2015) 
Mức độ thông hiểu 
Câu 8: Công thức của 1 ancol no, mạch hở là CnHm(OH)2. Mối quan hệ của m và n là 
A. m = n. B. m = n + 2. C. m = 2n + 1. D. m = 2n. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Thanh Chương 1 – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 9: Hợp chất (CH3)3COH có tên thay thế là 
A. 2-metylpropan-2-ol. B. 1,1-đimetyletanol. 
C. trimetylmetanol. D. butan-2-ol. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 10: Chất X có công thức : CH3CH=CHCH(OH)CH3 có tên gọi là 
A. penten-2-ol. B. pent-2-en-4-ol. C. pent-2-en-2-ol. D. pent-3-en-2-ol. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Thanh Chương 1 – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 11: Cho ancol (H3C)2C(C2H5) CH2CH2(OH) có tên thay thế là: 
A. 3,3-đimetylpentan-1-ol. B. 3-etyl-3-metylbutan-1-ol. 
C. 2,2-đimetylbutan-4-ol. D. 3,3-đimetylpentan-5-ol. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Phan Đăng Lưu – TP.HCM, năm 2015) 
Câu 12: Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3CH2CH2OH là 
A. propan-1-ol. B. propan-2-ol. C. pentan-1-ol. D. pentan-2-ol. 
(Đề thi thử minh họa kì thi THPT Quốc Gia, năm 2015) 
Câu 13: Hợp chất có công thức cấu tạo : CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-OH có tên gọi là 
A. 3-metylbutan-1-ol. B. 2-metylbutan-4-ol. 
Hệ thống câu hỏi lý thuyết Hóa hữu cơ theo hướng phát triển năng lực của học sinh – Nguyễn Minh Tuấn 
 9 
C. Ancol isoamylic. D. 3-metylbutan-1-ol hoặc Ancol isoamylic. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT Chúc Động – Hà Nội, năm 2015) 
Câu 14: Ancol etylic không tác dụng với 
A. HCl. B. NaOH. C. CH3COOH. D. C2H5OH. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh – Đăk Nông, năm 2015) 
Câu 15: Ancol etylic không tác dụng với chất nào sau đây? 
A. Na. B. KOH. C. CuO. D. O2. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đặng Thúc Hứa – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 16: Phenol lỏng không có khả năng phản ứng với 
A. kim loại Na. B. dung dịch NaOH. C. nước brom. D. dung dịch NaCl. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 17: Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã 
hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng 
nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây ? 
A. Ung thư phổi. B. Ung thư vú. C. Ung thư vòm họng. D. Ung thư gan. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đặng Thúc Hứa – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 18: Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây ? 
A. NaHCO3. B. CH3COOH. C. KOH. D. HCl. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đinh Chương Dương – Thanh Hóa, năm 2015) 
Câu 19: Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có ít nhất 2 nhóm -OH liền kề nhau người ta dùng thuốc 
thử là 
A. dung dịch brom. B. dung dịch thuốc tím. 
C. dung dịch AgNO3. D. Cu(OH)2. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Hương Khê – Hà Tĩnh, năm 2015) 
Câu 20: Cho các thí nghiệm sau: 
(1) cho etanol tác dụng với Na kim loại. 
(2) cho etanol tác dụng với dung dịch HCl bốc khói. 
(3) cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2. 
(4) cho etanol tác dụng với CH3COOH có H2SO4 đặc xúc tác. 
Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH ancol? 
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 21: Chất nào sau đây có thể sử dụng để loại H2O ra khỏi ancol etylic 96
o để thu được ancol etylic khan ? 
A. H2SO4 đặc. B. NaOH đặc. C. P2O5. D. CuSO4 khan. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 – THPT Việt Yên – Bắc Giang, năm 2015) 
Câu 22: Khi ủ m

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhe_thong_cau_hoi_ly_thuyet_hoa_huu_co_theo_huong_phat_trien.pdf