Đề kiểm tra giữa học kì 2 năm học 2014 - 2015 môn: Hóa học 12

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1222Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 năm học 2014 - 2015 môn: Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì 2 năm học 2014 - 2015 môn: Hóa học 12
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Mã đề: 201
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: HÓA HỌC
 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Cho Ca=40, Zn=65, Cu=64, Mg=24, Ba=137, Be=9, C:12, S=32, Cl=35,5; F=19; N=14, O=16, H=1
01. Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng với nước lạnh tạo dd kiềm:
A. Ba, Na, K, Ca.	B. Na, K, Ca, Mg.	
C. Be, Mg, Ca, Ba.	D. K, Na, Ca, Al.
02. Câu nào sau đây không đúng đối với nguyên tử kim loại nhóm IIA trong cùng 1 nhóm từ trên xuống dưới
A. Năng lượng ion hóa tăng dần	B. Điện tích hạt nhân tăng dần
C. Tính khử tăng dần	D. Bán kính nguyên tử tăng dần
03. Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra:
A. Sự oxi hoá ion Na+.	B. Sự khử phân tử nước.	
C. sự khử ion Na+.	D. Sự oxi hoá phân tử nước
04. Cho 20,7 g hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí (đkc). Khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp là bao nhiêu?
A. 10,2 g	B. 5,1 g	C. 15,3 g	D. 20,4 g
05. Công thức của quặng boxit là
A. Al2O3. 3H2O	B. Al2O3. H2O	C. 3NaF.AlF3.	D. Al2O3.2H2O. 
06. Phương trình nào giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động ?
A. Ba(HCO3)2 BaCO3 + CO2 + H2O.	B. Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O. 
C. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O. 	D. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2.
07. Đôlômit là tên gọi của hỗn hợp nào sau đây?	
A. MgCO3.Ca(HCO3)2.	B. CaCO3, MgCl2.	
C. CaCO3, MgCO3.	D. MgCO3, CaCl2.
08. Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở catôt thu được
A. Cl2.	B. HCl.	C. Na.	D. NaOH.
09. Cho mg hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho mg hỗn hợp đó tác dụng với dd HCl thì thoát ra 8,96 lít khí (đktc). Khối lượng của Al và Fe là:
A. 5,4g và 8,4g.	B. 5,4g và 5,6g.	C. 5,4g và 2,8g.	D. 10,8g, 5,6g.
10. Thạch cao nung thường được dùng đúc tượng, các mẫu chi tiết vì do dễ kết hợp với nước tạo thành thạch cao sống và khi đông cứng thì:
A. Cho màu đẹp, bóng, mịn.	B. Không bị nứt, vỡ, bền với nhiệt.
C. Dãn nở thể tích nên rất ăn khuôn.	D. Co hẹp thể tích nên rất dễ đúc.
11. Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. Dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.	B. Điện phân CaCl2 nóng chảy.
C. Nhiệt phân CaCl2.	D. Điện phân dung dịch CaCl2. 
12. Al bền trong môi trường không khí là do
A. có màng hidroxit bền vững bảo vệ.	B. Al có tính thụ động với không khí.
C. có màng oxit bền vững bảo vệ.	D. Al là kim loại kém hoạt động.
13. Tecmit là hỗn hợp của Al và
A. Fe2O3.	B. Fe và TiO2.	C. Cr2O3.	D. SiO2.
14. Nguyên nhân khiến phèn chua K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O có thể làm sạch nước là
A. Chất bẩn sẽ hấp phụ các ion K+, Al3+ do muối phèn phân li ra.
B. Do nguyên nhân khác.
C. Phân tử phèn có khả năng hấp phụ chất bẩn trên bề mặt.
D. Khi hoà tan vào nước sẽ xuất hiện kết tủa Al(OH)3 kéo chất bẩn xuống khiến nước trở nên trong hơn.
15. Cho phản ứng: Al +NaOH+H2O →NaAlO2+3/2 H2
Trong phản ứng trên chất đóng vai trò oxi hóa là
A. Al	B. NaOH	C. NaAlO2	D. H2O
16. So sánh (1) thể tích khí H2 thoát ra khi cho Al tác dụng với lượng dư dd NaOH và (2) thể tích khí N2 thu được khi cho cùng lượng Al trên tác dụng với dd HNO3 loãng dư
A. (1) gấp 5 lần (2).	B. (1) gấp đôi (2).	C. (1) gấp một rưỡi (2).	D. (1) gấp rưỡi (2).
17. Cho 3,6 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 3,36 lít khí đktc. Tên của kim loại kiềm thổ đó là
A. Mg.	B. Ca.	C. Sr.	D. Ba.
18. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa nâu đỏ.	B. dung dịch vẫn trong suốt. 
C. có kết tủa keo trắng, kết tủa không tan. 	D. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.
19. Trường hợp nào sau đây tạo ra kết tủa khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Thêm dư CO2 vào dd NaOH	B. Thêm dư CO2 vào nước vôi trong.
C. Cho dd NaOH vào dd AlCl3 đến dư.	D. Thêm dư dd AlCl3 vào dd NaOH. 
20. Cho 5,1 gam Mg và Al vào dung dịch X gồm HCl dư 5,6 lít H2 ở đktc. Phần trăm (%) của Mg và Al theo số mol trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 75% và 25%	B. 50% và 50%	C. 47% và 53% 	D. 25% và 75%
21. Hòa tan Al trong dd HNO3dư thu được 0,03mol NO2 và 0,01 mol NO. Khối lượng Al là: 
A. 0,81g.	B. 0,54g.	C. 1,08g.	D. 0,27g.
22. Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có
A. bọt khí bay ra.	B. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.
C. bọt khí và kết tủa trắng. 	D. kết tủa trắng xuất hiện.
23. Quá trình nào sau đây, ion Na+ bị khử thành Na? 
A. Dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3. 	
B. Điện phân NaCl nóng chảy.
C. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl.	
D. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl. 
24. Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.	B. bọt khí bay ra.
C. kết tủa trắng xuất hiện. 	D. bọt khí và kết tủa trắng. 
25. Hoà tan 1,2 gam kim loại X v ào dung dịch HNO3 thu được 0,28 lít khí N2O duy nhất (đktc). Xác định kim loại X. 
A. Zn	B. Cu	C. Al	D. Mg	
26. Mô tả nào dưới đây phù hợp với nhôm?
A. Ở ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA.	B. Cấu hình electron [Ne] 3s1.
C. Mức oxi hóa đặc trưng +2.	D. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm khối.
27. Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. NaCl và Ca(OH)2.	B. Na2CO3 và Ca(OH)2.	
C. Na2CO3 và HCl. 	D. Na2CO3 và Na3PO4.
28. Trong quá trình điện phân dung dịch KBr, phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương?
A. Ion Br- bị oxi hoá	B. Ion K+ bị oxi hoá.	C. ion Br- bị khử. 	D. Ion K+ bị khử.
29. Vai trò của criolit (Na3AlF6) trong sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân Al2O3 là sai
A. Tạo lớp chất điện li rắn ngăn nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa.	
B. Làm tăng độ dẫn điện. 
C. Làm tăng hiệu suất phản ứng.	
D. Tạo hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp.
30. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.	B. không có kết tủa, có khí bay lên.
C. chỉ có kết tủa keo trắng. 	D. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
31. Cho 10,4 gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là
A. Be và Mg. 	B. Ca và Sr. 	C. Sr và Ba.	D. Mg và Ca. 
32. Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử thành Na? 
A. Điện phân NaCl nóng chảy.	B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước
C. Điện phân NaOH nóng chảy.	D. Điện phân Na2O nóng chảy
33. Thuốc thử nào trong số các chất dưới đây có thể phân biệt được 3 chất rắn Mg, Al2O3, Al ?
A. Dung dịch HCl 	B. Dung dịch HNO3	C. H2O 	D. Dung dịch NaOH
34. Các ion nào sau đây đều có cấu hình electron là 1s22s22p6?
A. K+, Ca2+, Mg2+.	B. Ca2+, Mg2+, Al3+.	C. Na+, Ca2+, Al3+.	D. Na+, Mg2+, Al3+.
35. Khi so sánh với kim loại kiềm cùng chu kì, nhận xét nào về kim loại kiềm thổ dưới đây là đúng?
A. Độ cứng lớn hơn	B. Tính khử mạnh hơn kim loại kiềm
C. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn	D. Kim loại kiềm thổ nhẹ hơn 
36. Ion Na+ thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào?
A. 2 NaNO3 2NaNO2 + O2	B. 2NaCl 2Na + Cl2
C. NaCl + AgNO3 NaNO3 + AgCl	D. Na2O + H2O 2NaOH
37. Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Na+, K+. 	B. Ca2+, Mg2+.	C. Al3+, Fe3+. 	D. Cu2+, Fe3+. 
38. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?
A. Gây ngộ độc nước uống.
B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.
C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. 
D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.
39. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng pirit. 	B. quặng boxit. 	C. quặng manhetit. 	D. quặng đôlômit.
40. Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. Na2CO3.	B. HCl.	C. H2SO4.	D. NaHCO3.
------HẾT-----
Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KT_GIUA_HKIIHOA_12.doc