Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 048 - Trường THPT Nghi Lộc 4

pdf 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 048 - Trường THPT Nghi Lộc 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Hóa học năm 2017 - Mã đề 048 - Trường THPT Nghi Lộc 4
Trang 1/4-Mã đề 048 
0 
0 
SỞ GDĐT NGHỆ AN 
 THPT NGHI LỘC 4 
----------------------------- 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
(Đề thi có 04 trang) 
ĐỀ THI THỬ KỲ THI QUỐC GIA NĂM 2017 
MÔN THI HÓA HỌC – LẦN 2 
Thời gian làm bài 50 phút (không kể thời gian phát đề) 
------------------------- 
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; N=14; Cl=35,5; Na=23; K=39; 
Mg=24; Ca=40; Ba=137; Al=27; Fe=56; Ni=59; Cr=52; Cu=64; Ag=108. 
Câu 1. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? 
A.Ba. B. Al. C. Li. D.Cr. 
Câu 2. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử? 

t 
BaO + 2CO 
+ 2H O.. 
A. Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O. B.Ba(HCO3)2  2 2 

t 
2Fe O + 4H O. 
C. Fe + 2HCl FeCl2+H2. D. 4Fe(OH)2+O2  2 3 2 
Câu 3. Cho dãy các oxit: MgO; Al2O3; CrO3; ZnO; Cr2O3. Số oxit lưỡng tính là. 
A.2. B. 3. C.5. D.4. 
Câu 4. Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc -glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết -1,4-glicozit. Công 
thức cấu tạo thu gọn của xenlulozơ là. 
A.[C6H5O2(OH)3]n. B.[C6H7O2(OH)3]n. C.[C6H7O3(OH)3]n. D.[C6H8O2(OH)3]n. 
Câu 5. Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime? 
A. metyl metacrylat. B.vinyl clorua. C.axitaminoaxetic. D.metylamin. 
Câu 6. Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2 cần dùng 400 ml dung 
dịch HCl 0,6M và H2SO4 0,45M. Giá trị m là. 
A.11,52gam. B.10,08gam. C.9,12gam. D. 7,68gam. 
Câu 7. Dẫn luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 13,92 gam Fe3O4 và 7,2 gam MgO nung nóng, sau 
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng là m gam. Giá trị mlà. 
A.17,28gam. B.14,40gam. C.13,92gam. D. 10,546gam. 
Câu 8. Chất nào sau đây không cho được phản ứng thủy phân? 
A. Xenlulozơ. B.Fructozơ. C.Triolein. D.Saccarozơ. 
Câu 9. Công thức tổng quát dãy đồng đẳng của este no, đơn chức, mạch hở là. 
A. CnH2nO2 (n2). B. CnH2n+2O2 (n 1). C. CnH2n-2O2 (n 2). D. CnH2nO2 (n 1). 
Câu 10. Đốt cháy 1,275 gam este X với lượng oxi vừa đủ, thu được 1,4 lít khí CO2 (đktc) và 1,125 gam 
H2O. Số nguyên tử hiđro (H) có trong X là. 
A.6. B. 8. C.12. D.10. 
Câu 11. Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glyxerol có khối 
lượng m gam và 79,92 gam hỗn hợp muối gồm natri panmitat; natri oleat và natri stearat. Giá trị m là. 
A.24,84gam. B.2,76gam. C.16,56gam. D. 8,28gam. 
Câu 12. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? 
A. Cho Na vào dung dịch CuSO4, xuất hiện kết tủa màuđỏ. 
B. Thạch cao nung có công thức làCaSO4.2H2O. 
C. Hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 có tỉ lệ mol 1 : 1 tan hết trong nướcdư. 
D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần. 
Câu 13. Cho dãy các chất: Al, Al2O3, Al(OH)3, AlCl3, NaHCO3, NH4HCO3. Số chất trong dãy vừa tác 
dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCllà. 
A.4. B. 5. C.3. D.2. 
Câu 14. Hợp chất nào sau đây cho được phản ứng tráng gương? 
A.Glucozơ. B.Etyl axetat. C.Glyxin. D.Anilin. 
Câu 15. Thủy phân este nào sau đây trong môi trường kiềm, thu được một muối và một anđehit? 
A.HCOOCH2-CH=CH2. B.CH3COOC(CH3)=CH2. 
C.CH2=CHCOOCH(CH3)2. D.CH3COOCH=CH-CH3. 
Câu 16. Nhận định nào sau đây là sai? 
A. Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng, ít tan trongnước. 
B. Các amin đều thể hiện tínhbazơ. 
C. Dung dịch các amino axit thiên nhiên đều không làm đổi màu quìtím. 
Mã đề thi: 048 
Trang 2/4-Mã đề 048 
D. Ở điều kiện thường, các chất béo đều không tan trongnước. 
Trang 3/4-Mã đề 048 

Câu 17. Tơ lapsan hay poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng giữa hai chất 
hữu cơ nào sau đây? 
A. C6H5-COOH+HO-CH2-CH2-OH. B. HO-CH2-CH2-OH +HO-C6H4-COOH. 
C. H2N-[CH2]6-NH2 + HOOC-C6H4-COOH. D. HOOC-C6H4-COOH + HO-CH2-CH2-OH. 
Câu 18. Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa -khử. 
B. Các kim loại khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khácnhau. 
C. Trong ăn mòn điện hóa, ở catot xảy ra quá trình khử ion kim loại thành kimloại. 
D. Các hợp kim có tính bền hóa học và cơ học cao được dùng để chế tạo các thiết bị trong ngành 
dầu mỏ và công nghiệp hóachất. 
Câu 19. Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau: X 
xảy ra hoàn toàn. Công thức của X là. 

t
0
Y 


HC

l
Z 


Y

H
2
O
X.Biếtcácphảnứng 
A.CaCO3. B.(NH4)2CO3. C.NaHCO3. D.Fe(NO3)2. 
Câu 20. Cho kim loại M vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X có khối lượng tăng 9,02 
gam so với dung dịch ban đầu và 0,025 mol khí N2 duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được 65,54 gam 
muối khan. Kim loại M là. 
A.Mg. B.Zn. C.Al. D.Ca. 
Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn 15,48 gam hỗn hợp gồm glucozơ, saccarozơ và xenlulozơ cần dùng 0,54 
mol O2, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam 
so với dung dịch ban đầu. Giá trị m là. 
A.21,24gam. B.19,44gam. C.22,14gam. D. 23,04gam. 
Câu22.HaikimloạiX,Yvàcácdungdịchmuốicloruacủachúngcócácphảnứnghóahọcsau: X + 2Y3+ 
X2+ +2Y2+; Y + X2+ Y2+ +X. 
Phát biểu đúng là: 
A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. B. Kim loại X khử được ion Y2+. 
C. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. D. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y. 
Câu 23. Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ; xenlulozơ; amilozơ; triolein; Gly-Ala-Val. Số chất trong 
dãy cho được phản ứng thủy phân là. 
A.4. B. 3. C.6. D.5. 
Câu 24. Cho 26,46 gam axit glutamic vào 160 ml dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, 
thu được m gam muối. Giá trị m là. 
A.32,30gam. B.29,26gam. C.26,48gam. D. 29,36gam. 
Câu 25. Cho một lượng kim loại Ba vào dung dịch chứa muối X, thu được dung dịch Y và một kết tủa Z 
duy nhất. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan 
dần, thu được dung dịch trong suốt. Công thức muối X là. 
A.CrSO4. B.Ca(HCO3)2. C. Al2(SO4)3. D.Na3PO4. 
Câu 26. Nhận định nào sau đây là đúng? 
A. Thành phần polime đều có chứa các nguyên tố C, H, O,N. 
B. Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR (R gốc hiđrocacbon) 
thu đượceste. 
C. Hai hợp chất hữu cơ có cùng khối lượng phân tử là đồng phân củanhau. 
D. Nhiệt độ sôi của triolein cao hơn so vớitristearin. 
Câu 27. Sục 0,25 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và NaOH 1M, sau khi phản 
ứng kết thúc, thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa các chất tan là? 
A. Na2CO3, NaHCO3.B.Na2CO3. C.Na2CO3,NaOH. D. NaHCO3,Ba(HCO3)2. 
Câu 28. Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Bột đồng tan được trong dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4loãng. 
B. Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khíclo. 
C. Nhôm và crom đều tác dụng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệmol. 
D. Nhôm và crom đều bền trong nước và khôngkhí. 
Câu 29. Thủy phân không hoàn toàn 24,5 gam tripeptit X mạch hở thu được m gam hỗn hợp Y gồm 
Gly-Ala-Val; Gly-Ala; Ala-Val; Glyxin và Valin; trong đó có 1,50 gam Glyxin và 4,68 gam Valin. Giá 
trị của m là. 
A.26,24gam. B.25,58gam. C.25,86gam. D. 26,62gam. 
Trang 4/4-Mã đề 048 
Câu 30. Cho m gam bột Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol CuSO4 và 0,08 mol Fe2(SO4)3, kết thúc phản 
ứng thu được dung dịch X chỉ chứa ba muối; dung dịch X có khối lượng tăng m gam so với dung dịch 
ban đầu. Giá trị m là. 
A.1,92gam. B.2,88gam. C.3,84gam. D. 1,44gam. 
Câu 31. Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được a mol khí H2 và dung 
dịch X. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau: 
Số mol kết tủa 
a 
Giá trị của mlà. 2a 5a0,36 Số mol CO2 
A.22,98gam. B.21,06gam. C.23,94gam. D. 28,56gam. 
Câu 32. Cho các nhận định sau: 
(1) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa bạctrắng; 
(2) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ chủ yếu tồn tại dưới dạng mạchvòng; 
(3) Glucozơ và fructozơ đều làm mất màu nướcbrom; 
(4) Glucozơ và fructozơ đều có công thức đơn giản nhất làCH2O; 
(5) Ở dạng mạch hở, trong phân tử glucozơ và fructozơ đều chứa 5 nhóm hiđroxyl (-OH). 
Số nhận định đúnglà. 
A.5. B. 4. C.2. D.3. 
Câu 33. Đun nóng 0,1 mol chất hữu cơ X cần dùng 125 gam dung dịch NaOH 16%, chưng cất dung 
dịch sau phản ứng, thu được phần hơi chỉ chứa nước có khối lượng 110,4 gam và hỗn hợp Y chứa các 
muối. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,1 mol O2, thu được Na2CO3; 37,4 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Số 
nguyên tử oxi có trong chất hữu cơ Xlà. 
A.2. B. 3. C.5. D.4. 
Câu 34. Tiến hành các thí nghiệm sau: 
(a) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịchCuCl2. 
(b) Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch chứa HCl vàCuCl2. 
(c) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HClloãng. 
(d) Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịchFeCl2. 
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là. 
A.3. B. 2. C.4. D.1. 
Câu 35. Tiến hành điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ 
với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, sau một thời gian thấy khối lượng catot tăng 11,52 gam; đồng 
thời thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh và hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 12,875. Nếu thời 
gian điện phân là 8685 giây, tổng thể tích khí thoát ra ở hai cực là 3,472 lít (đktc). Giá trị của m là. 
A.44,54gam. B.42,62gam. C.41,02gam. D. 42,94gam. 
Câu 36. Cho các phản ứng sau: 
(a) Nung nóng hỗn hợp rắn gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có khôngkhí; 
(b) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 loãng; 
(c) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứaCrO3; 
(d) Cho dung dịch KI vào dung dịchFeCl3; 
(e) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịchFeCl3. 
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được đơn chất là. 
A.4. B. 2. C.5. D.3. 
Câu 37. X, Y là hai este đều đơn chức và là đồng phân của nhau. Hóa hơi hoàn toàn 11,0 gam X thì thể 
tích hơi đúng bằng thể tích của 3,5 gam N2 (đo cùng điều kiện). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa X, 
Y trong môi trường axit, thu được một axit cacboxylic Z duy nhất và hỗn hợp T chứa 2 ancol. Nhận định 
nào sau đây là sai? 
A. X, Y, Z đều cho phản ứng tránggương. 
B. Trong phân tử X và Y hơn kém nhau một nhóm-CH3. 
C. Đun nóng T với H2SO4 đặc ở 1700C thu được hỗn hợp haianken. 
D. Hai ancol trong T là đồng phân cấu tạo củanhau. 
Trang 5/4-Mã đề 048 
Câu 38. Hỗn hợp X chứa ba este đều no, mạch hở và không chứa nhóm chức khác. Đốt cháy hoàn toàn 
0,24 mol X với lượng oxi vừa đủ, thu được 60,72 gam CO2 và 22,14 gam H2O. Mặt khác đun nóng 0,24 
mol X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đều đơn chức có tổng khối lượng 
là 20,88 gam và hỗn hợp Z chứa hai muối của hai axit cacboxylic có mạch không phân nhánh, trong đó 
có x gam muối X và y gam muối Y (MX < MY). Tỉ lệ gần nhất của x : y là. 
A.0,5. B. 0,4. C.0,3. D.0,6. 
Câu 39. Cho 3,78 gam bột Al vào hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cr2O3 (có tỉ lệ mol 1 : 1) thu được hỗn hợp X. 
Nung nóng X trong khí trơ, sau một thời gian thu được rắn Y. Cho toàn bộ Y vào dung dịch NaOH 
loãng dư, thấy thoát ra 0,09 mol khí H2; đồng thời còn lại 9,6 gam rắn không tan. Nếu cho Y vào dung 
dịch HCl loãng dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch Z chứa 38,92 gam muối. Giá trị của alà. 
A.0,18. B. 0,15. C.0,16. D.0,17. 
Câu 40. Đốt cháy x mol peptit X hoặc y mol peptit Y cũng như z mol peptit Z đều thu được CO2 có số 
mol nhiều hơn của H2O là 0,075 mol. Đun nóng 96,6 gam E chứa X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol) cần 
dùng dung dịch chứa 1,0 mol NaOH, thu được dung dịch chứa muối của glyxin và valin. Biết rằng X, Y, 
Z đều mạch hở, có khối lượng phân tử tăng dần. Số nguyên tử hiđro (H) trong peptit Z là. 
A.23. B. 35. C.41. D.29. 
---------HẾT--------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_hoa_hoc_nam_2017_ma_de_04.pdf