Tiết 27: KIỂM TRA HỌC KI I I. Mục đích 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 26 theo PPCT 2. Mục đích - Đối với giáo viên: Đánh giá được hiệu quả giảng dạy của bản thân, từ đó có những điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp. - Đối với học sinh: Tự đánh giá, kiểm tra được năng lực và hiệu quả học tập của bản thân để tự điều chỉnh việc học tập tốt hơn. II. Hình thức đề kiểm tra Kết hợp TNKQ và Tự luận (30% TNKQ, 70% TL). III. Ma trận đề kiểm tra Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1. Đại cương về kĩ thuật trồng trọt - Đặc điểm phân bón - Tiêu chí giống cây trồng tốt, xử lí hạt - Biện pháp và nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. - Tính chất của đất trồng Số câu hỏi 2 1 1 4 Số điểm 1 0,5 2 3,5 Tỷ lệ % 10% 5% 20% 35% 2. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt - Phương pháp tưới - Phương pháp thu hoạch - Mục đích và phương pháp chế biến nông sản. - Ví dụ về phương pháp chế biến nông sản thành tinh bột. - Phương pháp tưới Số câu hỏi 1 1 0.5 1,5 4 Số điểm 0,5 0,5 1 2 4 Tỷ lệ % 5% 5,0% 10% 20% 40% 3. Kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rừng - Nêu các cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm - Nêu được thời vụ gieo hạt ở các miền - Nêu được cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm ở địa phương. Số câu hỏi 0,5 1 0,5 2 Số điểm 1đ 0,5 1 2,5 Tỷ lệ % 10% 5% 10% 25% TS câu 4 3,5 25% 4,5 4,5 45% 2 3 30% 10 TS điểm 10 Tỷ lệ % 100% IV. Đề kiểm tra A. Trắc nghiệm (3điểm) Câu 1. Đất chua có: A. pH = 6,6 - 7,5 B. pH 7,5 D. pH < 7,5 Câu 2. Tiêu chí nào sau đây không thuộc các tiêu chí của giống cây trồng tốt? A. Có chất lượng tốt B. Có năng suất cao và ổn định C. Chống chịu được sâu bệnh D. Giống to Câu 3. Phân bón không có tác dụng nào sau đây? A. Diệt trừ cỏ dại B. Tăng năng suất cây trồng C. Tăng chất lượng nông sản D. Tăng độ phì nhiêu của đất Câu 4. Khoai lang, khoai tây thu hoạch bằng phương pháp nào? A. Hái B. Nhổ C. Đào D. Cắt Câu 5. Nước được đưa vào rãnh luống để thấm dần vào luống là phương pháp tưới gì ? A. Tưới theo hàng B. Tưới thấm C. Tưới ngập D. Tưới phun mưa Câu 6.Thời vụ trồng rừng ở các tỉnh miền Nam là A. từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. B. từ tháng 1 đến tháng hai C. từ tháng 6 đến tháng 7 D. từ tháng 2 đến tháng 3 B. Tự luận (7 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Ở địa phương em, cây cà phê thường được tưới theo phương pháp nào? Câu 2. (2 điểm) Nêu mục đích và tên các phương pháp chế biến nông sản? Lấy một ví dụ về phương pháp chế biến nông sản thành tinh bột. Câu 3. (2,0 điểm) Nêu các cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm. Ở địa phương em, cây keo tai tượng thường được kích thích hạt nảy mầm bằng phương pháp nào? Câu 4. (2 điểm) Nêu các biện pháp và nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng ? V. Đáp án và thang điểm A. Trắc nghiệm (3điểm) Mỗi câu đúng 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 Trả lời B C A C B D B. Tự luận (7 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 Cây cà phê thường được tưới theo phương pháp: - Tưới theo hàng vào gốc cây. - Tưới phun mưa 0,5 0,5 Câu 2 - Mục đích: Tăng giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản - Phương pháp: Sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột, muối chua, đóng hộp - Ví dụ: Củ sắn ngâm nước rửa sạch nghiền nhỏ lọc hay rây để lắng phơi hay sấy khô tinh bột. 0,5 0,5 1 Câu 3 Các cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm: - Đốt hạt - Tác động bằng lực - Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm. Cây keo tai tượng được kích thích này mầm bằng cách ngâm vào nước ấm. 1 1 Câu 4 - Biện pháp: + Biện pháp canh tác, sử dụng giống chống sâu bệnh hại + Biện pháp thủ công + Biện pháp hóa học + Biện pháp sinh học + Biện pháp kiểm dịch thực vật - Nguyên tắc: + Phòng là chính + Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để + Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
Tài liệu đính kèm: