Giáo án Vật lí lớp 10 - Bài 1 đến 22 - Phạm Thanh Tâm

doc 58 trang Người đăng dothuong Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 10 - Bài 1 đến 22 - Phạm Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Vật lí lớp 10 - Bài 1 đến 22 - Phạm Thanh Tâm
PHẦN MỘT: CƠ HỌC
Chương I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
 MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
Trình bày được các khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động.
Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.
Phân biệt được hệ tọa độ và hệ quy chiếu.
Phân biệt được thời điểm với thời gian (khoảng thời gian).
Về kỹ năng
Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên một mặt phẳng.
Giải được bài toán đổi mốc thời gian.
Năng lực cần phát triển cho học sinh
Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực giải quết vấn đề và sáng tạo
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Xem SGK Vật lí 8 để biết HS đã được học những gì ở THCS.
Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho HS thảo luận.
Học sinh
Ôn lại kiến thức về chất điểm, quỹ đạo, cách chọn mốc tọa độ đã học ở Vật lí 8.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (10 phút): Chuyển động cơ. Chất điểm
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
NỘI DUNG BÀI
NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN
1
2
3
4
Yêu cầu HS cho biết tình hình lớp.
Làm cách nào nhận biết vật chuyển động?
Vật có kích thước như thế nào được gọi là chất điểm?
Nêu và phân tích khái niệm chất điểm.
Yêu cầu trả lời C1.
Nêu và phân tích khái niệm quỹ đạo.
Yêu cầu lấy ví dụ về các chuyển động có quỹ đạo khác nhau trong thực tế.
Báo cáo tình hình lớp.
Nhắc lại kiến thức cũ về: chuyển động cơ học, vật làm mốc.
Nêu chất điểm.
Ghi nhận khái niệm chất điểm.
Trả lời C1: a) Cỡ quả bóng đá và đầu đinh ghim.
b) Trái Đất xem như chất điểm trong hệ Mặt Trời.
Ghi nhận khái niệm quỹ đạo.
Lấy ví dụ về các dạng quỹ đạo trong thực tế.
I. Chuyển động cơ. Chất điểm
1. Chuyển động cơ
Là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm
Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).
Chất điểm có khối lượng là khối lượng của vật.
3. Quỹ đạo
Tập hợp các vị trí của chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định, gọi là quỹ đạo chuyển động.
Ví dụ: đường đi của cơn bão.
-Năng lực giải quết vấn đề và sáng tạo: phân biệt được vật lúc nào được xem là chất điểm, từ đó rút ra định nghĩa về chất điểm.
- Năng lực giao tiếp
Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu cách xác định vị trí của vật trong không gian.
1
2
3
4
Yêu cầu chỉ ra vật làm mốc trong hình 1.1.
Nêu và phân tích cách xác định vị trí của vật trên quỹ đạo trong không gian.
Nêu câu C2, C3.
Quan sát hình 1.1, vật làm mốc là trụ có ghi số km.
Ghi nhận cách xác định vị trí của vật.
Trả lời C2, C3.
II. Cách xác định vị trí của một vật trong không gian
Để xác định vị trí của một vật ta cần chọn:
- Vật làm mốc và thước đo.
- Một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc đó để xác định các tọa độ của vật.
- Năng lực tính toán: xác định tạ độ của vật trong hệ tọa độ Ox, Oxy, Oxyz
Hoạt động 3 (10 phút): Cách xác định thời gian trong chuyển động. Hệ quy chiếu.
1
2
3
4
Lấy ví dụ phân biệt: mốc thời gian, thời điểm và khoảng thời gian.
Nêu C4.
Nêu và phân tích khái niệm hệ qui chiếu.
Xem III.1 và III.2 để ghi nhận các khái niệm: mốc thời gian, thời điểm và khoảng thời gian.
Trả lời C4.
Ghi nhận khái niệm Hệ quy chiếu.
III. Cách xác định thời gian trong chuyển động
Để xác định thời gian trong chuyển động ta cần chọn một mốc thời gian và dùng một đồng hồ để đo thời gian.
Hệ qui chiếu gồm vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Hoạt động 4 (10 phút): Vận dụng, củng cố và hướng dẫn về nhà.
1
2
3
4
Tóm tắt bài.
Nêu câu hỏi sau bài học.
Đánh giá, nhận xét mức độ xây dựng bài học của HS.
Yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK.
Yêu cầu HS ôn lại kiến thức về hệ tọa độ, hệ quy chiếu và tìm hiểu bài học số 2.
Ghi nhận kiến thức.
Trả lời câu hỏi.
Tiếp thu ý kiến.
Làm các bài tập trong SGK.
Ôn lại kiến thức mà giáo viên yêu cầu đồng thời tìm hiểu bài học số 2.
Năng lực tự học: lập kế hoạch tự học, tự làm bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Bài 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
MỤC TIÊU
Về kiến thức
Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều. Viết được dạng phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
Về kỹ năng
Vận dụng được công thức tính đường đi và phương trình chuyển động để giải các bài tập về chuyển động thẳng đều.
Vẽ được đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.
Thu thập thông tin từ đồ thị như: xác định được vị trí và thời điểm xuất phát, vị trí và thời điểm gặp nhau, thời gian chuyển động
Nhận biết được một chuyển động thẳng đều trong thực tế.
Năng lực cần phát triển cho học sinh
Năng lực tính toán, nang lực thẩm mỹ, năng lực giao tiếp
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Đọc phần tương ứng trong SGK Vật lí 8 để xem ở THCS đã được học những gì.
Chuẩn bị đồ thị tọa độ hình 2.2 trong SGK phục vụ cho việc trình bày của HS hoặc GV.
Chuẩn bị một số bài tập về chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ khác nhau (kể cả đồ thị tọa độ – thời gian lúc vật dùng lại).
2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức về hệ tọa độ, hệ quy chiếu.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (10 phút): Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ.
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
NỘI DUNG BÀI
NĂNG LỰC CÀN PHÁT TRIỂN CHO HỌC SINH
1
2
3
Yêu cầu HS cho biết tình hình lớp.
Hãy viết công thức tính vận tốc và quãng đường trong chuyển động thẳng đều (CĐTĐ).
Đặt vấn đề mới như SGK, định hướng HS giải quyết.
Báo cáo tình hình lớp.
Nhắc lại công thức tính vận tốc và quãng đường đã học ở THCS.
Tất cả HS tìm hiểu vấn đề mới.
Năng lực giao tiếp
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu các khái niệm trong CĐTĐ
1
2
3
4
Thời điểm t1 chất điểm có tọa độ x1, thời điểm t2 chất điểm có tọa độ x2. Yêu cầu HS xác định thời gian, quãng đường đi của chất điểm.
Hãy nhắc lại công thức tính tốc độ trung bình.
Đưa ra định nghĩa tốc độ trung bình.
Chuyển động thẳng đều là gì?
Công thức tính quãng đường trong CĐTĐ ?
Xác định :
t = t2 – t1
s = x2 – x1
Nêu công thức tính tốc độ trung bình:
Ghi nhận.
Nêu định nghĩa CĐTĐ.
S = vtb.t
I. Chuyển động thẳng đều
1. Tốc độ trung bình
Tốc độ trung bình của một chuyển động cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động
 ‌ (1)
Đơn vị m/s hay km/h
2. Chuyển động thẳng đều
Chuyển động thẳng đều có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường
3. Đường đi trong chuyển động thẳng đều
 (2)
Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
 Năng lực tính toán: để tính tốc độ trung bình, quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều
Hoạt động 3 (15 phút): Phương trình chuyển động và đồ thị (x,t) trong CĐTĐ
1
2
3
4
Nêu và phân tích bài toán xác định vị trí của một chất điểm trên một trục tọa độ 0x chọn trước.
Nêu và phân tích phương trình CĐTĐ tổng quát.
Đặt điều kiện gì để giá trị x0 = 0, t0 = 0?
Đặt điều kiện gì để giá trị v > 0, v < 0 ?
Nêu các bài toàn với các giá trị x0, t0 và v có dấu khác nhau.
Bài toán: viết phương trình tọa độ của hai chất điểm chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một hệ tọa độ và cùng một mốc thời gian.
Hãy trình bày cách xác định vị trí và thời điểm gặp nhau của hai xe.
Hướng dẫn HS vẽ đồ thị của chúng trên cùng một hệ trục tọa độ. 
Hãy nhận xét dạng đồ thị (x,t) trong CĐTĐ.
Xây dựng phương trình vị trí của chất điểm.
Biết phương trình CĐTĐ tổng quát.
Nêu điều kiện để có x0 = 0, t0 = 0.
Nêu điều kiện để có v > 0, v < 0.
Biết vận dụng phương trình (3), (3’) và (3’’)
Lên bảng viết :
Giả sử : x1 = v1.t
x2 = x02 - v2.t
Cho x1 = x2 , tìm t, thay t vào x1 ta được x.
Biết cách vẽ đồ thị và đọc các thông số có trên đồ thị.
Đồ thị (x,t) có dạng một đoạn thẳng.
II. Phương trình và đồ thị của chuyển động thẳng đều
1. Phương trình của CĐTĐ
Hình 2.3 SGK
Chiều dương trùng với chiều chuyển động.
x = x0 + s = x0 + v(t – t0) (3)
Nếu chọn điểm bắt đầu xuất phát trùng với gốc tọa độ (x0 = 0) thì :
x = s = v(t – t0) (3’)
Nếu chọn điểm bắt đầu xuất phát trùng với gốc tọa độ (x0 = 0) và gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động (t0 = 0) :
x = s = v.t (3’’)
Vị trí gặp nhau của hai chất điểm:
x1 = x2 
giải phương trình tìm thời điểm gặp nhau, thay t vào phương trình x1 hoặc x2 để xác định vị trí gặp nhau.
2. Đồ thị tọa độ – thời của CĐTĐ
x2
x1
x
t
Đồ thị (x,t) có dạng một đoạn thẳng:
+ Hướng lên như x1 thì vật CĐ cùng chiều dương.
+ Hướng xuống như x2 thì vật CĐ ngược chiều dương.
Năng lực tính toán
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: trong việc thiết lập phương trình chuyển động thẳng đều
Năng lực thẩm mỹ và tính toán trong việc vẽ đồ thị
Hoạt động 4 (10 phút): Vận dụng, củng cố và hướng dẫn về nhà.
1
2
3
4
Nêu câu hỏi sau bài học.
Tóm tắt bài.
Đánh giá, nhận xét mức độ xây dựng bài học của HS.
Yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK, SBT.
Yêu cầu HS ôn lại kiến thức về chuyển động thẳng đều và tìm hiểu bài học số 3.
Trả lời câu hỏi.
Ghi nhận kiến thức.
Tiếp thu ý kiến.
Làm các bài tập trong SGK, SBT.
Ôn lại kiến thức mà giáo viên yêu cầu đồng thời tìm hiểu bài học số 3.
Năng lực tự học: học bài, làm bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Gợi ý về sử dụng CNTT: Mô phỏng chuyển động của 2 vật đuổi nhau, đến gặp nhau và đồ thị tọa độ – thời gian của chúng.	
Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Viết được biểu thức định nghĩa và vẽ được vectơ biểu diễn của vận tốc tức thời; nêu được ý nghĩa của các đại lượng vật lí trong biểu thức.
Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi điều (CĐT BĐĐ), nhanh dần đều (NDĐ), chậm dần đều (CDĐ).
Viết được phương trình vận tốc của CĐTNDĐ, CDĐ; nêu được ý nghĩa của hai đại lượng vật lí trong phương trình đó và trình bày được mối tương quan về dấu và chiều của vận tốc và gia tốc trong các chuyển động đó.
Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều và độ lớn của gia tốc trong CĐT BĐĐ.
Viết được công thức tính đường đi và phương trình chuyển động của CĐT BĐ; nói đúng được dấu của các đại lượng trong các công thức và phương trình đó.
Xây dựng được công thức tính gia tốc theo vận tốc và đường đi trong CĐT BĐĐ.
2. Kĩ năng
Giải được các bài tập cơ bản về CĐT BĐĐ.
Xác định được vị trí, thời điểm gặp nhau của hai xe, vẽ đồ thị và ngược lại.
 3.Kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự học, kỹ năng thẩm mỹ, kỹ năng tính toán.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Soạn bài tập CĐT BĐĐ.
Bộ dụng cụ gồm: máng nghiêng dài chừng 1m, một hòn bi đường kính khoảng 1 cm hoặc nhỏ hơn.
Học sinh : Ôn lại kiến thức về chuyển động thẳng đều.
TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
TIẾT 1
Hoạt động 1 (10 phút): Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ.
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
NỘI DUNG BÀI
KỸ NĂNG CẦN PHÁT TRIỂN
1
2
3
4
Yêu cầu HS cho biết tình hình lớp.
Hãy viết công thức tính quãng đường, phương trình trong CĐTĐ.
Đặt vấn đề mới như SGK, định hướng HS giải quyết.
Báo cáo tình hình lớp.
HS lên bảng.
Tất cả HS tìm hiểu vấn đề mới.
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu vận vận tốc tức thời, CĐT BĐĐ
1
2
3
4
Nêu và phân tích đại lượng vận tốc tức thời và vectơ vận tốc tức thời.
Nêu C1.
Để đặc trưng cho sự nhanh, chậm và phương, chiều: vận tốc tức thời.
Nêu C2.
Nêu ví dụ vật CĐ thẳng : 
+ NDĐ : 
t1 = 0s có v1 = 5 m/s
t2 = 2s có v2 = 8 m/s
t1 = 4s có v1 = 11 m/s
phân tích CĐT NDĐ
+ CDĐ: 
t1 = 0s có v1 = 11 m/s
t2 = 2s có v2 = 8 m/s
t1 = 4s có v1 = 5 m/s
phân tích CĐT CDĐ.
Theo em chuyển động có đặc điểm như thế nào được gọi là chuyển động thẳng BĐĐ, CĐT NDĐ và CĐT CDĐ.
Ghi nhận đại lượng vận tốc tức thời và cách biểu diễn vectơ vận tốc thức thời.
C1: s = v.t 
= 10.0,01 = 0,1m = 10cm.
Hiểu đặc điểm của vectơ vận tốc tức thời.
Trả lời C2.
Biết được độ biến thiên vận tốc, độ biến thiên thời gian, tỉ số . Hiểu rõ CĐT BĐĐ, CĐT NDĐ và CĐT CDĐ.
Nêu khái niệm về chuyển động thẳng BĐĐ, CĐT NDĐ và CĐT CDĐ.
I. Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều
1. Độ lớn của vận tốc tức thời
v = (1)
2. Vectơ vận tốc tức thời tại 1 điểm
Gốc : tại vật chuyển động.
Hướng : có hướng của vật chuyển động.
Độ dài : tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ lệ xích nào đó.
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều, hoặc giảm đều theo thời gian.
Độ biến thiên vận tốc : 
Δv = v – v0 hay 
Độ biến thiên thời gian: Δt = t – t0 
Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian.
Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tính toán: tính toán vận tốc, vẽ vecto vận tốc tại 1 thời điểm
Hoạt động 3 (25 phút): Tìm hiểu về CĐT NDĐ, CĐT CDĐ
1
2
3
4
Gọi hệ số a tăng đều (hoặc giảm đều) theo thời gian t. Ta có: Δv = a.Δt 
Từ công thức vừa nêu, hãy phát biểu về độ lớn của gia tốc?
Hãy tìm đơn vị gia tốc?
CĐT NDĐ a > 0 hay a < 0 ?
CĐT CDĐ a > 0 hay a < 0 ?
Gia tốc là đại lượng vectơ hay vô hướng?
Biểu diễn véctơ a = 2 m/s2 ?
Hãy cho biết có gốc, phương, chiều, độ dài theo .
Hãy tìm công thức tính vận tốc v từ công thức (2a).
Ví dụ: v = 5 - 3t m/s; v0 ? a?
Đồ thị (v,t) có dạng gì?
Nêu C3, C4.
Nêu công thức tính quãng đường đi được trong CĐT BĐĐ.
Nêu C5.
Từ công thức (3) và (4), hãy chứng minh công thức (3.4) SGK (không phụ thuộc thời gian t).
Vẽ hình 3.7 SGK, sau thời gian t, tọa độ chất điểm trong CĐT BĐĐ được xác định như thế nào? (Gợi ý: x = x0 + s)
Xác định trọng tâm bài học.
Hình thành khái niệm gia tốc.
Phát biểu về độ lớn của gia tốc.
a (m/s2)
CĐT NDĐ : Δv > 0 , a > 0
a.v0 > 0 (cùng dấu)
CĐT CDĐ : Δv < 0 , a < 0
a.v0 < 0 (trái dấu)
Vì , Δt nên a là .
Lên bảng biểu diễn véctơ .
Trình bày có gốc, phương, chiều, độ dài theo .
Lên bảng xây dựng công thức tính vận tốc.
v0 = 5 m/s ; a = - 3 m/s2 
Đoạn thẳng.
C3: v = 3 + 0,5t (m/s)
 C4: a = 0,6 m/s2.
Thừa nhận công thức (3.3) SGK.
C5: s = 0,6.12 = 0,3 m
Chứng minh: 
x = x0 + s
 x = x0+v0t+at2 
Ghi nhớ.
II. Chuyển động thẳng biến đổi đều
1. Gia tốc
Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên của vận tốc Δv và khoảng thời gian vận tốc biến thiên Δt
 (2a)
Đơn vị gia tốc là m/s2
Nếu chọn chiều (+) cùng chiều CĐ:
+ Vật CĐT NDĐ : Δv > 0 , a > 0
a và v0 cùng dấu
+ Vật CĐT CDĐ : Δv < 0 , a < 0
a và v0 ngược dấu
Gia tốc là đại lượng vectơ :
 (2b)
+ Gốc : ở vật chuyển động
+ Phương, chiều : trùng với phương và chiều của vectơ vận tốc.
+ Độ dài : tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ lệ xích nào đó.
2. Vận tốc 
Chọn gốc thời gian ở thời điểm ban đầu t0 = 0 : v = v0 +at (3)
Đồ thị (v,t) có dạng đoạn thẳng.
3. Công thức tính đường
 (4)
4. Công thức liên hệ giữa a, v, v0 , s
v2 - v02 = 2as (5)
5. Phương trình chuyển động
O
x
M
A
x0
x
s
 (6)
Kỹ năng tính toán: tính toán gia tốc, vận tốc, quãng đường, tọa độ của vật trong chuyển động thẳng nhanh dần đều.
TIẾT 2
Hoạt động 4 (35 phút): Vận dụng công thức đã học
1
2
3
4
Yêu cầu HS lên bảng giải bài tập 14 SGK trang 22. GV hướng dẫn.
Yêu cầu HS lên bảng giải bài tập 15 SGK trang 22. 
Yêu cầu HS lên bảng giải bài tập 1.
GV giải bài tập 2. Yêu cầu HS rút ra phương pháp giải. 
AB = 130m
vA = 1,5 m/s
aA = + 0,2 m/s2 
v0A = -5 m/s 
aA = 0,2 m/s2 
Yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán dạng này. 
GV nhận xét và Nêu phương pháp giải bài toán .
Yêu cầu HS lên bảng giải bài tập 3.16 SBT trang 16. GV hướng dẫn.
Tóm tắt và giải.
v0 = 40 km/h = m/s
t = 2 phút = 120 s
v = 0 
a ? s ?
Tóm tắt và giải
v0 = 36 km/h = 10 m/s
s = 20 m
v = 0 
a ? t ?
Tóm tắt và giải
v0 = 15 m/s
 a = 0.2 m/s2. 
Viết pt
Tìm hiểu bài toán và rút ra phương pháp giải.
Nêu phương pháp giải.
Ghi nhận phương pháp giải.
Tóm tắt và giải
v0 = 0 
trong giây thứ 5 thì 
s5 = 36 cm
a ? s sau 5s ?
Bài 14 SGK trang 22
Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động
Gốc tọa độ tại vị trí hãm phanh
Gốc thời gian lúc hãm phanh (t0 = 0)
a) gia tốc : 
 m/s2
b) Quãng đường 
 = 666,667 m
Bài 15 SGK trang 22
Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động
Gốc tọa độ tại vị trí hãm phanh
Gốc thời gian lúc hãm phanh (t0 = 0)
a) gia tốc : 
v2 - v02 = 2as m/s2
b) thời gian hãm phanh
s
Bài 1: Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động
Gốc tọa độ tại vị trí hãm phanh
Gốc thời gian lúc hãm phanh (t0 = 0)
Bài 2: 
Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động xe A
Gốc tọa độ tại vị trí A
Gốc thời gian lúc hai xe bắt đầu chuyển động 
Phương trình chuyển động của xe A:
v0A = 1,5 m/s ; aA = + 0,2 m/s2 
 (1)
Phương trình chuyển động của xe B:
v0A = -5 m/s ; aA = 0,2 m/s2 
 (2)
Khi hai xe nhau: xA = xB 
Vị trí gặp nhau : x = xA = xB 
= 1,5.20 + 0,1.202 = 70 m
Phương pháp giải :
Bước 1: Chọn chiều dương, chọn gốc tọa độ, gốc thời gian.
Bước 2: Xét dấu a, v 
Bước 3: Vận dụng công thức để xác định đại lượng cần tính.
Bước 4: Xác định vị trí và thời điểm gặp nhau :
+ Cho x1 = x2 
+ Giải phương trình tính thời gian t. 
+ Thay t vào x1 hoặc x2 để xác định vị trí gặp nhau.
Bài 3.16 SBT trang 16
Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động
Gốc tọa độ tại vị trí ban đầu
Gốc thời gian lúc xuất phát (t0 = 0)
a) Xác định gia tốc : Ta có 
Quãng đường vật đi được sau 4s : 
Quãng đường vật đi được sau 5s :
Quãng đường vật đi được trong giây thứ 5 :
Theo đề bài : Δs = 36 cm
36 = 4,5a a = 8 cm/s2 = 0,08 m/s2 
b) Quãng đường vật đi được sau 5s :
= 100 cm
Năng lực tự học: vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập.
Hoạt động 5 (10 phút): Vận dụng, củng cố và hướng dẫn về nhà.
1
2
3
4
Nêu câu hỏi sau bài học.
Tóm tắt bài.
Đánh giá, nhận xét mức độ xây dựng bài học của HS.
Yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK.
Yêu cầu HS ôn lại kiến thức về chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, giải bài tập SGK, SBT để tiết học sau giải bài tập.
Trả lời câu hỏi.
Ghi nhận kiến thức.
Tiếp thu ý kiến.
Làm các bài tập trong SGK.
Ôn lại kiến thức mà GV yêu cầu đồng thời chuẩn bị tốt cho tiết giải bài tập.
Năng lực tự học
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Bài 4: SỰ RƠI TỰ DO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Nêu được sự rơi tự do là gì ?
Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do.
Viết được các công thức tính vận tốc và quãng đường đi của chuyển động rơi tự do.
2. Kĩ năng:
Giải được một số dạng bài tập về sự rơi tự do.
Đưa ra được những ý kiến nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sơ bộ về sự rời tự do.
3. Năng lực cần phát triển cho học sinh: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Chuẩn bị những dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong 4 thí nghiệm ở mục I.1 gồm:
Một vài hòn sỏi;
Một vài tờ giấy phẳng nhỏ, kí

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_LY_10_SOAN_THEO_NANG_LUC.doc