TRẮC NGHIỆM pH Câu 1: Vai trò của nước trong quá trình điện li là A. Nước là dung môi hoà tan các chất B. Nước là dung môi phân cực C. Nước là môi trường phản ứng trao đổi ion D. Cả 3 ý trên Câu 2: Công thức tính pH A. pH = - log [H+] B. pH = log [H+] C. pH = +10 log [H+] D. pH = - log [OH-] Câu 3: Giá trị pH + pOH của các dung dịch là: A. 0 B. 14 C. 7 D. Không xác định được Câu 4: Chọn biểu thức đúng A. [H+] . [OH-] =1 B. [H+] + [OH-] = 0 C. [H+].[OH-] = 10-14 D. [H+].[OH-] = 10-7 Câu 5: Dung dịch nào sau đây có tính axit A. pH=12 B. pOH=2 C. [H+] = 0,012 D. α = 1 Câu 6: Phát biều không đúng là A. Môi trường kiềm có pH 7. C. Môi trường trung tính có pH = 7. D. Môi trường axit có pH < 7. Câu 7: Dung dịch H2SO4 0,10M có A. pH = 1 B. pH = 0,7 C. pH = -0,7 D. [H+] > 2,0M Câu 8: Hoà tan 6,72 lít khí HCl (đktc) vào nước được 30l dung dịch HCl. pH của dung dịch HCl thu được là A. 0,3 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 9: Dung dịch CH3COOH 0,1M có: A. 7 > pH > 1 B. pH < 1 C. pH = 1 D. pH = 7. Câu 10: Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = a và dung dịch HCl 0,1M có pH = b. Phát biểu đúng là A. a a > b = 1. C. a = b = 1. D. a = b > 1. Câu 11: Một mẫu nước có pH = 3,82 thì nồng độ mol /l của ion H+ trong đó là A. [H+] = 1,0.10-3M. B. [H+] = 1,0.10-4M. C. [H+] > 1,0.10-4M. D. [H+] < 1,0.10-4M. Câu 12: Một dung dịch có . Môi trường của dung dịch là: A. Kiềm B. Trung tính C. Axit D. Khôngxác định được Câu 13: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là: A. (3), (2), (4), (1). B. (4), (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (1). Câu 14: Cho các dung dịch sau: NH4NO3 (1), KCl (2), K2CO3 (3), CH3COONa (4), NaHSO4 (5), Na2S (6). Số dung dịch có khả năng làm đổi màu phenolphtalein là:A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 15: Dung dịch HCOOH 0,01M có pH ở khoảng nào sau đây ? A. pH = 7. B. pH > 7. C. 2 < pH < 7. D. pH = 2. Câu 16: Trong các dung dịch sau: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, số dung dịch có pH > 7 là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Cho các muối sau đây: NaNO3 ; K2CO3 ; CuSO4 ; FeCl3 ; AlCl3 ; KCl. Số dung dịch có pH = 7 là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 18: Trong các dung dịch: KH2PO2, C6H5NH3Cl, NaHCO3, K2HPO3, KHSO4, C6H5ONa, (NH4)2SO4, NaF, CH3COOK, MgCl2, Na2CO3. Số dung dịch có pH < 7 là: A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 19: Cho các dung dịch được đánh số thứ tự như sau: 1. KCl. 2. Na2CO3. 3. CuSO4. 4. CH3COONa. 5.Al2(SO4)3 6. NH4Cl. 7.NaBr. 8. K2S. Chọn phương án trong đó dung dịch có pH < 7 ? A. 1, 2, 3. B. 3, 5, 6. C. 6, 7, 8. D. 2, 4, 6. Câu 20: pH của dung dịch có nồng độ ion H3O+ bằng 1,2 .10-4M là: A. 3,8 B. 8,2 C. 3,92 D. 10,08 Câu 21: Một dung dịch axit H2SO4 có pH=4.Hãy xác định nồng độ mol/l của dung dịch axit trên. A. 5.10-4M B. 1.10-4M C. 5.10-5M D. 2.10-4M Câu 22: Thêm 900 ml nước vào 100 ml dung dịch HCl có pH = 2 thì thu được dung dịch mới có pH bằng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23: Có 10 ml dung dịch axit HCl có pH = 3. Cần thêm bao nhiêu ml nước cất để thu được dung dịch axit có pH = 4? A. 90 ml B. 100 ml C. 10 ml D. 40 ml Câu 24: Trộn 70ml dung dịch HCl 0,12M với 30ml dung dịch Ba(OH)2 0,10M thu được dung dịch A có pH bằng: A. 0,26 B. 1,26 C. 2,62 D. 1,62 Câu 25. Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là: A. 0,12. B. 0,15 C. 0,03. D. 0,30. Câu 26. Trộn 400 ml dung dịch A chứa HNO3 0,5M và HCl 0,125M với 100 ml dung dịch B chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M thì dung dịch C thu được có pH là: A. 1 B. 2 C. 13 D. 7 Câu 27. Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa và y mol H+; tổng số mol và là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là: A. 1 B. 2 C. 12 D. 13 Câu 28. Khối lượng NaOH cần dùng để pha chế 250,0 ml dung dịch có pH = 10,0 là A. 1,0.10-3g. B. 1,0.10-2g. C. 1,0.10-1g. D. 1,0.10-4g. Câu 29. Tính pH của 1 lít dung dịch có hòa tan 0,4 gam natri hiđroxit: A. 0,01 B.2 C. 12 D. 10. Câu 30. Trộn 100ml dd HCl có pH = 2 với 100ml dd NaOH để thu được dd có pH = 7 thì pH của dd NaOH là: A. 2 B. 12 C. 1,2 D. 9 Bài tập pH trong đề thi ĐH 1. (ĐH A-2007) Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li) A. y = 100x B. y = x-2 C. y = 2x D. y = x+2 2. (ĐH B – 2007) Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là A. 7. B. 2. C. 1. D. 6. 3. (CĐ-2007) Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa. Những dung dịch có pH>7 là A. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa B. Na2CO3, NH4Cl, KCl C. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4 D. KCl, C6H5ONa, CH3COONa 4. (ĐH - KA – 2008) Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. 5. (CĐ-2008) Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là: A. (3), (2), (4), (1) B. (4), (1), (2), (3) C. (1), (2), (3), (4) D. (2), (3), (4), (1) 6. (ĐH B-2008) Trộn 100ml dung dịch có pH=1 gồm HCl và HNO3 với 100ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200ml dung dịch có pH=12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-]=10-14) A. 0,15 B. 0,30 C. 0,03 D. 0,12 7. (ĐH B-2008) Cho 0,1mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất: A. K3PO4, K2HPO4 B. K2HPO4, KH2PO4 C. K3PO4, KOH D. H3PO4, KH2PO4 8. (ĐH B-2008) Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 9. (ĐH A-2009) Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng: A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 10. (ĐH B-2009) Trộn 100ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là A. 13,0 B. 1,2 C. 1,0 D. 12,8 11. (ĐH B-2009) Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết ở 250C, Ka của CH3COOH là 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 250C là A. 1,00 B. 4,24 C. 2,88 D. 4,76 12. (ĐH A-2010) Dung dịch X chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42− và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4-, NO3- và y mol H+; tổng số mol ClO4- và NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của nước) làA. 2 B. 12 C. 13 D. 1 13. (ĐH A-2011) Dung dịch X gồm CH3COOH 1M(Ka=1,75.10-5) và HCl 0,001M. Giá trị pH của dung dịch X là: A.1,77. B. 2,33. C. 2,43. D. 2,55. 14. (ĐH B-2011)Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là:A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 15. (ĐH B-2011) Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol : (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là: A. (3), (1), (2) B. (1), (2), (3) C. (2) , (3) , (1) D. (2), (1), (3) 16. (KB-2013) Các dd có cùng nồng độ 0,1M, dung dịch nào có pH nhỏ nhất? A. NaOH B. HCl C. Ba(OH)2 D. H2SO4 17cd11:Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu được dung dịch Y có pH =11,0. Giá trịcủa a là : A. 1,60. B. 0,80. C. 1,78. D. 0,12.
Tài liệu đính kèm: