Đề ôn thi tự luận học kì 1 môn hóa

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi tự luận học kì 1 môn hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi tự luận học kì 1 môn hóa
ĐỀ 1
Câu 1( 2 điểm) : Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn xảy ra (nếu có) giữa các cặp chất sau trong dung dịch:
	a) Na2SO4 + BaCl2	b) CaCO3 + HCl
	c) Na2HPO4 + HCl	d) MgSO4 + NaNO3	
Câu 2 ( 2 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau :
 	(NH4)2SO4, NH4NO3, KCl, KNO3.
Câu 3 ( 2 điểm): Viết phương trình hóa học theo chuỗi phản ứng sau:
NO2 HNO3 H3PO4Ca3(PO4)2 CaCO3CO2 
Câu 4 ( 2 điểm): Hòa tan 30 gam hỗn hợp Cu và CuO trong 1,5 lít dung dịch axit HNO3 1M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.
Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Tính nồng độ mol của đồng (II) nitrat và dung dịch axit nitric sau phản ứng. Biết thể tích dung dịch sau phản ứng không thay đổi.
Câu 5 (2 điểm): a) Tính pH của các dung dịch: HCl 0,001M; Ba(OH)2 0,0005M.
b) Trộn 500ml dung dịch BaCl2 0,09M với 500ml dung dịch H2SO4 0,1M. Tính pH dung dịch sau phản ứng.
ĐỀ 2
Câu 1: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau : (1.5 điểm)
 a) CuSO4 + NaOH b) NH4Cl + AgNO3
Câu 2. Dùng khí CO để khử 16g Fe2O3 người ta thu được sản phẩm khí. Dẫn toàn bộ sản phẩm khí vào 100ml dd KOH 2M. Hãy tính thể tích khí CO đã dùng(đkc) và khối lượng muối sinh ra. (2.0 điểm)
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 0,9g một chất hữu cơ có thành phần gồm các nguyên tố C, H, O người ta thu được 1,32g CO2 và 0,54g H2O. Khối lượng phân tử chất đó là 180đvC. Hãy xác định CTPT của chất hữu cơ nói trên ? (2.0 điểm)
Câu 4: Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận ra các chất sau đây: 
 NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, Al(NO3)3. (2.0 điểm)
Câu 5 . Cho 24,6 gam hỗn hợp Al và Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng 2M thì thu được 8,96 lít khí NO duy nhất thoát ra (đkc) và ddA.
Tính % khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp.(1,0 điểm) 
Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dung và nồng độ dung dịch A thu được sau phản ứng.( giả sử V dung dịch ko đổi)(0.75 điểm)
Cho Vml dd NaOH 1.5M từ từ vào dung dịch A cho đến khi kết tủa không đổi thì kết thúc, tính V(ml) đó?
ĐỀ 3
Câu 1: Cho các chất sau tác dụng với nhau từng đôi một: HCl, Ba(OH)2, Na2SO4, KHCO3, Al(OH)3, BaCl2. Viết các pthh xảy ra dưới dạng phân tử và ion rút gọn (nếu có)
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 4,95 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong HNO3 loãng dư thu được dung dịch A và 3,36 lít khí NO duy nhất (đktc).
a, Tính phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu ?
b, Tính số mol HNO3 đã phản ứng ?
c, Khi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan ?
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,42g hợp chất hữu cơ X chỉ thu được khí CO2 và hơi nước. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dd nước vôi trong dư thì thấy khối lượng bình tăng 1,86g đồng thời xuất hiện 3g kết tủa. Mặt khác khi hoá hơi 1 lượng chất X người ta thu được một thể tích đúng bằng 2/5 thể tích của khí N2 ở cùng đk t0 và áp suất.
a, Xác định CTPT c ủa X
b, Viết CTCT các đồng phân dạng mạch hở của X.
Đề 4
Câu 1( 2 điểm) : Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn xảy ra (nếu có) giữa các cặp chất sau trong dung dịch:
	a) Na2SO4 + BaCl2	b) CaCO3 + HCl
	c) Na2HPO4 + HCl	d) MgSO4 + NaNO3	
Câu 2 ( 2 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau :
 	(NH4)2SO4, NH4NO3, KCl, KNO3.
Câu 3 ( 2 điểm): Viết phương trình hóa học theo chuỗi phản ứng sau:
NO2 HNO3 H3PO4Ca3(PO4)2 CaCO3CO2 
Câu 4 ( 2 điểm): Hòa tan 30 gam hỗn hợp Cu và CuO trong 1,5 lít dung dịch axit HNO3 1M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.
Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Tính nồng độ mol của đồng (II) nitrat và dung dịch axit nitric sau phản ứng. Biết thể tích dung dịch sau phản ứng không thay đổi.
Câu 5 (2 điểm): a) Tính pH của các dung dịch: HCl 0,001M; Ba(OH)2 0,0005M.
b) Trộn 500ml dung dịch BaCl2 0,09M với 500ml dung dịch H2SO4 0,1M. Tính pH dung dịch sau phản ứng.
	Đề 5
.Lý thuyết(6 điểm)
Câu 1(0,25 đ): Viết phương trình phản ứng điều chế Nitơ trong phòng thí nghiệm.
Câu 2(0,25 đ): Viết phương trình chứng minh NH3 có tính khử.
Câu 3(0,5 đ): Viết phương trình phản ứng nhiệt phân các muối: NH4Cl, NH4CO3
Câu 4(1,5 đ): Viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn khi cho:
a.Kẽm hidroxit phản ứng với Kali hidroxit
b. Bari clorua phản ứng với Natri sunfat.
Câu 5(2 đ): Dùng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch: (NH4)2SO4, CuCl2, Na2SO4, MgCl2(viết phương trình phản ứng minh họa)
Câu 6(1,5 đ): Hoàn thành chuổi phản ứng phương trình sau:
CO2 à KHCO3 à K2CO3 à MgCO3 à MgO
II. Bài tập(4 điểm)
Bài 1(2 đ): Nhiệt phân hoàn toàn 29g hỗn hợp gồm KNO3 và Zn(NO3)2, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí ở đktc.
a.Tính thành phần % về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp.
b. Tính thành phần % về thể tích của Oxi trong hỗn hợp khí
(K=39; N=14; O=16; Cu=64)
Bài 2(2 đ): Đốt cháy hoàn toàn 2,20g chất hữu cơ A, người ta thu được 4,40g CO2 và 1,80g H2O
a.Xác định công thức đơn giản của A.
b.Xác định công thức phân tử của A, biết rằng nếu làm bay hơi 110g chất A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 040g khí Oxi ở cùng nhiệt độ và áp suất.
Đề 6 
Câu 1: (3đ) Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây
 N2 NH3 NONO2 HNO3Cu(NO3)2 NO2 
Câu 2: (2đ) Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn :
 K3PO4 , NH4NO3 , HNO3, KOH
Câu 3: (3đ) Cho 9,2g gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng,dư thấy thoát ra 
 4,48 lit khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y
 a/ Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu .
	 b/ Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Y.Tìm khối lượng kết tủa thu được.
Câu 4: (2đ) 
Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3
Cho 14,2 gam P2O5 vào 120 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 2M thu được dung dịch X. Tìm khối lượng muối có trong dung dịch X.
Đề 7
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (6,0 điểm)
Câu I ( 2 điểm)
	1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn khi cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3.
	2. Trong 2 lít dung dịch A chứa 0,01 mol Cl; 0,004 mol NO; 0,003 mol SO và x mol H+. (Cho H2SO4 phân li hoàn toàn ở nấc thứ 2). Tính x và pH của dung dịch A.
Câu II (2 điểm)
	1. Thực hiện dãy chuyển hoá sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có, mỗi mũi tên là một phương trình hóa học.
	NH3 NO NO2 HNO3 NH4NO3	
	2. Cho hỗn hợp gồm 11,2 gam Fe và 7,2 gam FeO tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính V.
Câu III (2 điểm)
	1. Vào mùa lạnh người ta thường sử dụng than để sưởi ấm, tuy nhiên có nhiều trường hợp bị ngộ độc dẫn đến tử vong. Chất nào gây nên sự ngộ độc trên? Viết phương trình hóa học tạo thành chất đó? Nêu biện pháp tránh bị ngộ độc khi sử dụng than để sưởi ấm? 
	2. Cho 0,56 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,05M. Tính khối lượng kết tủa thu được.
B. PHẦN RIÊNG (4 điểm)
Theo chương trình chuẩn:
Câu IV (4 điểm)
	1. Viết phương trình điện li của NH4Cl; CH3COOH. 
	2. Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho P lần lượt tác dụng với O2 dư, Ca (đun nóng). Xác định vai trò của P trong các phản ứng trên?
	3. Đốt cháy toàn toàn 8,8 gam chất hữu cơ Y chỉ thu được 8,96 lít CO2 ở đktc và 7,2 gam nước. Tỉ khối hơi của Y so với H2 bằng 44. Xác định CTPT của Y.
Theo chương trình nâng cao:
Câu V (4 điểm)
	1. Tính pH của dung dịch NH3 0,4M (Kb=1,8.10-5).
	2. Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho
	a) P lần lượt tác dụng với O2 (dư), Mg (đun nóng). Xác định vai trò của P trong các phản ứng trên?
	b) Cho khí NH3 dư tác dụng với khí Cl2.
	c) Dung dịch NaOH từ từ đến dư vào dung dịch ZnCl2.
	3. Đun nóng Cu(NO3)2 sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn A chứa 81,2% CuO về khối lượng. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2.

Tài liệu đính kèm:

  • docx7_de_on_thi_tu_luan_hoc_ki_1.docx