Đề thi học kì II năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học 8

pdf 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 842Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì II năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học 8
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 
Môn: Hóa học 8 
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề 
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của một số nguyên tố: 
H = 1, Na = 23, Mg = 24, K = 39 , Fe = 56, Zn = 65. 
Câu 1 (4,0 điểm): 
 Có 2 lọ thủy tinh A và B đựng hai chất khí khác nhau: oxi O2 và nitơ N2. Người ta thực 
hiện thí nghiệm đưa một dây sắt được nung nóng đỏ vào 2 lọ và thu được kết quả như sau: 
- Ở lọ A, không thấy hiện tượng gì xảy ra. 
- Ở lọ B, dây sắt cháy sáng chói, không có ngọn lửa, tạo ra các hạt nóng chảy màu 
nâu rơi xuống đáy lọ. 
 Lọ A Lọ B 
a) Hãy cho biết từng lọ A và B chứa chất khí nào ? Giải thích. 
b) Viết phương trình của phản ứng hóa học xảy ra trong lọ B. 
 Gọi tên sản phẩm thu được sau phản ứng. 
c) Hãy nêu một phương pháp khác để nhận biết các khí trong mỗi lọ và giải thích cách làm. 
d) Hãy nêu thành phần phần trăm về thể tích của O2 và N2 trong không khí ? 
Câu 2 (4,0 điểm): 
Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí X khi cho dung dịch axit tác dụng với 
chất rắn (kim loại hoặc muối). 
a) Hãy cho biết cách thu khí này phù hợp để điều chế loại khí nào trong các khí: oxi O2, 
cacbonic CO2, hiđro H2 ? Giải thích. 
b) Viết một phương trình hóa học minh họa cho phản ứng điều chế khí X theo sơ đồ thí 
nghiệm trên. 
c) Dựa theo phương trình hóa học đã viết ở câu b, hãy tính khối lượng của chất rắn cần 
dùng để điều chế 1,12 lít khí X (ở điều kiện tiêu chuẩn). Biết lượng axit đã dùng dư, phản 
ứng xảy ra hoàn toàn. 
Câu 3 (2,0 điểm) 
Gọi tên và phân loại các hợp chất: HCl, CuO, NaCl, KHCO3 theo mẫu bảng dưới đây: 
Oxit Axit Bazơ Muối trung hòa Muối axit 
-HẾT- 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
Câu Ý Nội dung Điểm 
1 
a 
Lọ A chứa N2, lọ B chứa O2. 0,5 
Do khí O2 là phi kim hoạt động mạnh nên phản ứng với sắt 
tạo oxit sắt. 
0,5 
b 3Fe + 2O2 
→ Fe3O4 0,5 
Sản phẩm Fe3O4 là oxit sắt từ. 0,5 
c 
Sử dụng que đóm còn tàn đỏ cho vào mỗi lọ. 0,5 
Lọ chứa khí oxi thì que đóm sẽ bùng cháy. 0,5 
Lọ chứa khí nitơ thì không có hiện tượng gì. 0,5 
d Trong không khí, nitơ chiếm 78%, oxi chiếm 21% về thể tích 0,5 
2 
a 
Cách thu khí này phù hợp cho các khí nhẹ hơn không khí, 
do đó khí thích hợp sẽ là khí H2. 
1,0 
b 
PTHH minh họa: 
Axit là axit clohiđric, chất rắn là kẽm kim loại. 
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 
1,0 
c 
Số mol khí H2: 
 mol 0,5 
 Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 
0,05 mol  0,05 mol 
0,5 
Khối lượng kẽm cần dùng là 
mZn = n.M = 0,05.65 = 3,25 gam 
1,0 
3 
Oxit: CuO (đồng (II) oxit) 0,5 
Axit: HCl (axit clohiđric) 0,5 
Muối trung hòa: NaCl (natri clorua) 0,5 
Muối axit: KHCO3 (kali hiđrocacbonat) 0,5 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE_THI_HOC_KI_2_HOA_8_co_dap_an.pdf