Giáo án Sinh học lớp 7 - Tiết 1+2 - Năm học 2011-2012

doc 114 trang Người đăng dothuong Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 7 - Tiết 1+2 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Sinh học lớp 7 - Tiết 1+2 - Năm học 2011-2012
Ngày soạn: 16.08.11	
Ngày dạy: 20.08.11	 
Tuần 1 – Tiết 1
MỞ ĐẦU
Bài 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 * Đạt chuẩn:
 - Trình bày khái quát về thế giới động vật
 * Trên chuẩn:
 - Chứng minh được sự thích nghi của động vật với môi trường sống 
2. Kỹ năng: 
a) Kỹ năng môn học:
 - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm
 b) Kỹ năng sống:
 - Kỹ năng tìm kiếm thôn
`g tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu thế giới động vật đa dạng, phong phú
 - Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm
 - Kỹ năng tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ, lớp
 3- Thái độ:
 - Bảo vệ giới động vật và môi trường sống của giới động vật
II) PHƯƠNG PHÁP:
 - Động não - Chúng em biết 3
 - Vấn đáp – tìm tòi
 - Trực quan 
III) CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh vẽ như SGK (nếu có). Tiêu bản, mẫu vật, băng, đĩa hình.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh như SGK.
IV) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Thế giới ĐV đa dạng, phong phú. Nước ta ở vùng nhiệt đới, nhiều tài nguyên rừng và biển được thiên nhiên ưu đãi cho 1 thế giới ĐV đa dạng và phong phú.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng về loài và sự phong phú về số lượng cá thể
Mục tiêu: Đạt chuẩn: Trình bày được sự đa dạng về loài và số lượng cá thể trong
loài ở động vật
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H1.1, 1.2 SGK tr.5, 6 và trả lời câu hỏi: 
 - Em có nhận xét gì về số lượng các loài ĐV ngày nay?
- Nhận xét về kích thước của các loài ĐV ngày nay?
- Hãy lấy ví dụ và chứng minh?
- Em có nhận xét gì về các loài vẹt ngày nay?
Cho HS thảo luận về sự đa dạng phong phú về loài và trả lời 3 câu hỏi ở cuối mục 1 SGK.
Hãy kể tên loài ĐV trong:
- Một mẻ kéo lưới ở biển ?
- Tát 1 ao cá ? Đánh bắt ở hồ ? Chặn dòng nước suối nông ?
w Ban đêm mùa hè ở trên cánh đồng có những loài ĐV nào phát ra tiếng kêu ?
Gợi ý : Âm thanh mà các ĐV tham gia vào bản giao hưởng đêm hè ở trên cánh đồng quê nước ta chủ yếu là các ĐV có cơ quan phát ra âm thanh như lưỡng cư : ếch, nhái, ễnh ương, cóc và các loài sâu bọ như : dế, cào cào, châu chấu Âm thanh chúng phát ra coi như 1 tín hiệu để đực, cái gặp nhau trong mùa sinh sản.
GV: Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bầy ong, đàn kiến, đàn bướm?
HS: Số cá thể trong loài rất nhiều
GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về sự đa dạng của ĐV
GV: Thông báo thêm: Một số động vật được con người thuần hoá thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng môi trường sống
Mục tiêu : Đạt chuẩn: Trình bày được sự đa dạng về môi trường sống ở động vật 
Cho HS nghiên cứu hình 1.3 và 1.4 về ĐV ở vùng Nam cực và ở vùng nhiệt đới để thấy ngay ở Nam cực chỉ toàn băng tuyết nhưng chim cánh cụt vẫn đông loài, đa dạng, phong phú.
Từ hình 1.4 cho HS dựa vào hình ảnh để ghi tên các ĐV nhận biết được vào các dòng để trống (chia làm 3 môi trường: nước, trên cạn, trên không ).
Dựa trên cơ sở đó trả lời 3 câu hỏi SGK.
Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực ? (Nhờ lớp mỡ dày, lông rậm, tập tính chăm sóc trứng và con non chu đáo)
Nguyên nhân nào khiến ĐV vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn ĐV vùng ôn đới và Nam cực ? (nhiệt độ ấm áp, thức ăn phong phú, môi trường sống đa dạng)
ĐV nước ta có đa dạng và phong phú không Vì sao ? (Có các điều kiện: nhiệt độ ấm áp, thức ăn phong phú, môi trường sống đa dạng, tài nguyên rừng và tài nguyên biển nước ta rất lớn so với diện tích lãnh thổ.
Chốt kiến thức – ghi bảng.
1/ Động vật đa dạng về loài:
- Thế giới ĐV xung quanh chúng ta vô cùng đa dạng, phong phú. 
- Chúng đa dạng về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống. 
2/ Động vật đa dạng về môi trường sống.
Nhờ thích nghi cao với điều kiện sống, ĐV phân bố ở khắp các môi trường như : nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không, và ở ngay vùng cực băng giá quanh năm.
4. Củng cố: Cho HS đọc kết luận SGK.
Trắc nghiệm: Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng :
 Động vật có ở khắp mọi nơi do :
a. Chúng có khả năng thích nghi cao.
b. Sự phân bố có sẵn từ xa xưa.
c. Do con người tác động.
Đáp án : a
5. Dặn dò: 
Học bài và xem trước bài 2.
V) RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 20.08.11	
Ngày dạy: 23.08.11	 
Tuần 1 – Tiết 2
 Bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT 
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
* Đạt chuẩn:
- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực vật
- Kể tên các ngành động vật 
2. Kỹ năng: 
a) Kỹ năng môn học:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, kỹ năng hoạt động nhóm
b) Kỹ năng sống:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để phân biệt giữa động vật và thực vật và vai trò của động vật trong thiên nhiên và đời sống con người
- Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực 
- Kỹ năng tự tin khi trình bày suy nghĩ /ý tưởng trước tổ, nhóm
3. Thái độ: 
- Yêu quý và bảo vệ động vật có ích
- Phòng trừ, tiêu diệt động vật gây hại
II) PHƯƠNG PHÁP:
Hỏi chuyên gia - Trình bày 1 phút - Dạy học nhóm - Vấn đáp – tìm tòi
III) CHUẨN BỊ:
- GV: - Tranh vẽ hình 2.1 SGK.
- Mô hình : Mô hình về tế bào ĐV và tế bào TV.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh như SGK.
IV) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Động vật đa dạng về môi trường sống như thế nào ? (6đ) Cho ví dụ. (4đ)
- Nhờ thích nghi cao với điều kiện sống, ĐV phân bố ở khắp các môi trường như : nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không, và ở ngay vùng cực băng giá quanh năm. (6đ)
- Nước ngọt: cá lóc, cá trê
- Nước mặn: tôm, mực, cua biển 
- Trên cạn: heo, bò, trâu
- Trên không; chim bồ câu, bướm 
3. Bài mới: ĐV và TV đều xuất hiện rất sớm trên hành tinh chúng ta . Chúng đều xuất phát từ nguồn gốc chung, nhưng trong quá trình tiến hóa đã hình thành nên 2 nhánh sinh vật khác nhau. Bài học hôm nay sẽ đề cập những nội dung liên quan đến vấn đề đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật
* Mục tiêu: Đạt chuẩn: Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực vật
Hướng dẫn HS nghiên cứu hình 2.1. Thảo luận nhóm để đánh dấu vào bảng 1: So sánh ĐV với TV.
Dựa vào kết quả điền bảng để trả lời câu hỏi:
? Động vật giống thực vật ở các đặc điểm nào? (cùng cấu tạo từ tế bào, cùng có khả năng sinh trưởng và phát triển)
? Động vật khác thực vật ở các đặc điểm nào ? (Cấu tạo tế bào thành xenlulozơ, chỉ sử dụng được chất hữu cơ có sẵn để nuôi cơ thể, có cơ quan di chuyển và hệ TKgiác quan
Chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của động vật
* Mục tiêu: Đạt chuẩn: Nêu được đặc điểm chung của ĐV
Cho HS nghiên cứu 5 đặc điểm được giới thiệu trong bài chọn ra 3 đặc điểm quan trọng nhất của ĐV giúp phân biệt với TV.
Chọn ra được 3 đặc điểm (1, 3 và 4)
Ghi bảng.
Hoạt động 3: Sơ lược phân chia giới động vật
* Mục tiêu: Đạt chuẩn: Kể tên các ngành động vật 
Giới thiệu : Giới ĐV được chia thành 20 ngành , thể hiện ở hình 2.2 SGK.
Chương trình sinh học 7 chỉ học 8 ngành cơ bản.
Cho HS đọc thông tin SGK.
Nghiên cứu và tìm ra được ngành nào thuộc ĐV không xương sống và ĐV có xương sống.
Kết luận.
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của động vật
* Mục tiêu: Đạt chuẩn: Nêu được lợi ích, tác hại của ĐV
Cho HS dựa vào bảng 2 SGK để tìm hiểu vai trò của ĐV.
Độc lập làm vào vở bài tập .
Gọi 1-3 em lên bảng làm, em khác chú ý theo dõi và bổ sung .
Cho điểm những em làm đúng.
w ĐV có vai trò gì trong đời sống con người ?
Yêu cầu HS nêu được :
+ Có lợi ích nhiều mặt
+ Tác hại đối với con người.
* Lồng ghép giáo dục môi trường:
GV: Hỏi:
 - Động vật có vai trò gì đối với thiên nhiên?
 - Động vật có vai trò gì đối với đời sống con người?
HS: Phát biểu, bổ sung:
 Động vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người (cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, dùng làm thí nghiệm, hỗ trợ con người trong giải trí, thể thao). Tuy nhiên, 1 số loài có hại (ĐV truyền bệnh, trùng sốt rét, ruồi, muỗi, rận, rệp)
GV: Giữa môi trường và chất lượng cuộc sống của con người có mối liên hệ mật thiết, vì vậy chúng ta phải có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học
1/ Phân biệt động vật với thực vật:
Động vật phân biệt với thực vật ở các đặc điểm sau: dị dưỡng, có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan.
2/ Đặc điểm chung của động vật:
- Có khả năng di chuyển.
- Có hệ thần kinh và giác quan.
- Dị dưỡng tức khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn.
3/ Sơ lược phân chia giới động vật:
Có hơn 20 ngành ĐV.
Sinh học 7 nghiên cứu 8 ngành cơ bản:
- ĐV không xương sống: 7 ngành.
- ĐV có xương sống: 1 ngành.
4/ Vai trò của động vật:
 * Động vật có vai trò quan trọng đối với đời sống con người:
- Cung cấp nguyên liệu cho con người: thực phẩm, lông, da.
- Dùng làm thí nghiệm: học tập, nghiên cứu khoa học, thử nghiệm thuốc.
- Hỗ trợ cho con người trong: lao động, giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh.
* Bên cạnh đó, có 1 số động vật truyền bệnh sang người.
4. Củng cố:
- Cho HS đọc kết luận SGK.
- GV cho HS trả lời câu hỏi 1 và 3 SGK tr. 12.
5. Dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài sau (Ngâm rơm, cỏ khô vào bình nước trước 5 ngày, lấy váng nước ao hồ)
- Tìm hiểu ĐV xung quanh.
V) RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 23.08.11	
Ngày dạy: 27.08.11	 
Tuần 2 – Tiết 3
CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Bài 3: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH. 
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
* Đạt chuẩn:
- Nhận biết được nơi sống của ĐV nguyên sinh (cụ thể trùng roi, trùng giày) cùng cách thu thập và gây nuôi chúng.
- Quan sát nhận biết trùng roi, trùng giày trên tiêu bản hiển vi, thấy được cấu tạo và cách di chuyển của chúng.
2. Kỹ năng: 
a) Kỹ năng môn học:
* Đạt chuẩn:
- Quan sát dưới kính hiển vi một số đại diện của động vật nguyên sinh
b) Kỹ năng sống:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát tiêu bản động vật nguyên sinh, tranh hình để tìm hiểuđặc điểm cấu tạo ngoài của động vật nguyên sinh
- Kỹ năng hợp tác, chia sẻ thông tin trong hoạt động nhóm 
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian trong khi thực hành
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận
II) PHƯƠNG PHÁP 
Thực hành – quan sát - Trình bày 1 phút - Dạy học nhóm- Vấn đáp – tìm tòi
III) CHUẨN BỊ:
- GV: 
 - Tranh vẽ : Trùng roi, trùng giày.
 - Mô hình : Trùng roi, trùng giày ( nếu có )
 - Kính hiển vi, lam, lamen .
 - Mẫu vật : Trùng roi, trùng giày.
- HS: - Váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản, rơm khô ngâm nước trong 5 ngày. 
IV) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày đặc điểm chung của động vật. (10đ)
- Có khả năng di chuyển.
- Có hệ thần kinh và giác quan.
- Dị dưỡng tức khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn.
3. Bài mới: ĐVNS là những ĐV cấu tạo chỉ gồm 1 tế bào, xuất hiện sớm nhất trên hành tinh, nhưng khoa học lại phát hiện chúng tương đối muộn. Mãi đến thế kỉ XVII, nhờ sáng chế ra kính hiển vi, Lơvenhúc (người Hà Lan) là người đầu tiên nhìn thấy ĐVNS. Chúng phân bố ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước mặn, kể cả trong cơ thể sinh vật khác.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Mục tiêu: HS tự quan sát được trùng giày trong nước ngâm rơm, cỏ khô.
Hướng dẫn các thao tác:
 + Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm (chỗ thành bình )
 + Nhỏ lên lam kính, rải vài sợi bông để giảm tốc độ , soi dưới kính hiển vi.
 + Điều chỉnh thị trường nhìn cho rõ.
 + Hướng dẫn HS cách cố định mẫu: dùng lamen đậy lên giọt nước (có trùng), lấy giấy thấm bớt nước.
 + Quan sát hình 3.1 nhận biết trùng giày.
Làm việc theo nhóm đã phân công. Các nhóm tự ghi nhớ các thao tác của GV.
Yêu cầu lấy mẫu khác để quan sát cách di chuyển của trùng giày (Gợi ý : Di chuyển kiểu tiến thẳng hay xoay tiến).
Cho HS làm bài tập tr.15 và chọn câu trả lời đúng.
Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 2:
Mục tiêu: HS quan sát được hình dạng của trùng roi và cách di chuyển.
ChoHS quan sát hình 3.2 và 3.3 SGK tr.15
Tự quan sát hình để nhận biết trùng roi.
Yêu cầu cách lấy mẫu và quan sát tương tự như quan sát trùng giày.
Các nhóm nên lấy váng xanh ở nước ao hồ hay rũ nhẹ rễ bèo để có trùng roi
Gọi 1 đại diện lên tiến hành như các thao tác ở hoạt động 1.
Thực hiện theo yêu cầu GV
- Kiểm tra ngay trên kính hiển vi của từng nhóm.
- Y/c HS quan sát hình dáng và cách di chuyển của trùng roi.
- Sau khi HS quan sát, cho HS thảo luận và thu hoạch bằng cách đánh dấu vào các ý đúng câu hỏi ở SGK.
w Trùng roi di chuyển như thế nào ? (đầu đi trước, đuôi đi trước, vừa tiến vừa xoay, thẳng tiến)
w Trùng roi có màu xanh lá cây là nhờ: sắc tố ở màng cơ thể, màu sắc của các hạt diệp lục, màu sắc của điểm mắt, sự trong suốt của màng cơ thể ?
- Y/c HS vừa quan sát vừa vẽ hình trùng roi xanh vào vở để GV chấm điểm.
1/ Quan sát trùng giày:
a. Hình dạng:
Cơ thể có hình khối , không đối xứng , giống chiếc giày.
b. Di chuyển:
Vừa tiến vừa xoay.
c. Vẽ hình: ( Trùng giày )
2/ Quan sát trùng roi :
 Di chuyển : Vừa tiến vừa xoay.
- Trùng roi có màu xanh lá cây là nhờ: màu sắc của các hạt diệp lục, sự trong suốt của màng cơ thể.
 w Vẽ hình: (Trùng roi) 
4- Kiểm tra đánh giá:
BIỂU ĐIỂM ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH (THEO NHÓM)
Quan sát 
trùng giày (3đ)
Quan sát trùngroi (3đ)
Sử dụng kính
hiển vi (2đ)
Vệ sinh-Trật tự
(2đ)
Tổng số
điểm
Ghi chú
Tốt
3đ
Thấy rõ được từng bộ phận trong cấu tạo cơ thể và xác định được cách di chuyển
3đ
Thấy rõ được từng bộ phận trong cấu tạo cơ thể và xác định được cách di chuyển
2đ
Thực hiện tốt các bước
2đ
Nghiêm túc giữ vệ sinh
Khá
2đ
Thấy được từng bộ phận trong cấu tạo cơ thể và xác định được cách di chuyển
2đ
Thấy rõ được từng bộ phận trong cấu tạo cơ thể và xác định được cách di chuyển
1,5đ
Thực hiện khá các bước
1,5đ
Khá nghiêm túc giữ vệ sinh
Đạt yêu
cầu
1,5đ
Thấy được hình dạng và xác định được cách di chuyển
1,5đ
Thấy được hình dạng và xác định được cách di chuyển
1đ
Còn lẫn lộn các bước
1đ
Khá nghiêm túc vệ sinh chưa tốt
Không
đạt yêu
cầu
0
Không thấy được hình dạng của cơ thể
0
Không thấy được hình dạng của cơ thể
0
Không lên được tiêu bản
0
Vệ sinh không tốt
5. Dặn dò: 
- Học bài và trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị 1 ống nghiệm hoặc bình chứa nước váng màu xanh có trùng roi làm TN ( chuẩn bị cho bài sau )
- Kẻ phiếu học tập “ Tìm hiểu trùng roi xanh” vào vở bài tập.
V) RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 24.08.10	
Ngày dạy: 31.08.10	 
Tuần 2 – Tiết 4
Bài 4: TRÙNG ROI
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
* Đạt chuẩn:
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển, sinh sản và dinh dưỡng của trùng roi
- Tìm hiểu cấu tạo tập đoàn trùng roi và quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào với động vật đa bào. 
* Trên chuẩn: 
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa trùng roi và thực vật
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, thu thập kiến thức, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập.
II) PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC
 - Dạy học nhóm
 - Vấn đáp – tìm tòi
III) CHUẨN BỊ:
- GV: 
 - Tranh vẽ: Cấu tạo trùng roi, sinh sản và sự hóa bào xác của chúng, tập đoàn Vôn vốc.
 - Mô hình: Cấu tạo trùng roi (nếu có)
 - Kính hiển vi, lam, lamen .
- HS: - Ôn lại bài thực hành.
 - Một bình chứa váng nước màu xanh có trùng roi.
IV) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Trùng roi là 1 nhóm sinh vật có đặc điểm vừa của TV vừa của ĐV. Đây cũng là 1 bằng chứng về sự thống nhất về nguồn gốc của giới ĐV và giới TV.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng roi xanh .
* Mục tiêu: 
- Đạt chuẩn: Mô tả được đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển, sinh sản và dinh dưỡng của trùng roi
Y/c HS nghiên cứu SGK, vận dụng kiến thức bài trước.
Cá nhân tự đọc thông tin ở mục 1 tr.17 SGK Y/c HS quan sát hình 4.1 và 4.2 SGK.
Thảo luận – báo cáo – bổ sung.
Yêu cầu nêu được:
- Cấu tạo trùng roi: 1 tế bào, có roi, điểm mắt, diệp lục, hạt dự trữ, không bào co bóp.
- Cách di chuyển nhờ roi: Roi xoáy vào nước vừa tiến vừa xoay.
- Dinh dưỡng: Tự dưỡng và dị dưỡng.
 - Sinh sản: Vô tính phân đôi theo chiều dọc.
Yêu cầu HS dựa vào hình 4.2 trả lời và lưu ý nhân phân chia trước rồi đến các phần khác.
Đại diện nhóm ghi kết quả, nhóm khác bổ sung.
- Giải thích thí nghiệm ở mục 4: Tính hướng sáng (Nhờ có điểm mắt nên có khả năng cảm nhận ánh sáng)
- Yêu cầu HS làm nhanh bài tập mục Ñ thứ 2 tr.18 .
(Đáp án : Roi và điểm mắt, có diệp lục, thành xenlulôzơ).
Theo dõi và tự sửa chữa.
Kiểm tra số nhóm có câu trả lời đúng và nhắc lại nội dung .
- Trên chuẩn: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa trùng roi và thực vật
GV: Qua các đặc điểm trên, em thấy trùng roi xanh giống và khác thực vật ở điểm nào?
HS: Phát biểu, bổ sung:
- Giống: có diệp lục, có thành xenlulôzơ, có khả năng tự dưỡng khi có ánh sáng
- Khác: 
 + Trùng roi xanh: di chuyển
 + Thực vật: không di chuyển
Hoạt động 2: Tìm hiểu tập đoàn trùng roi
- Đạt chuẩn: Tìm hiểu cấu tạo tập đoàn trùng roi và quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào với động vật đa bào
Y/c HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 4.3 tr.18.
Tự thu nhận kiến thức.
Hoàn thành bài tập mục Ñ tr.19 (điền từ vào chỗ trống).
Trao đổi nhóm, hoàn thành bài tập.
Yêu cầu : Trùng roi, tế bào, đơn bào, đa bào.
Đại diện nhóm trình bày kết quả
Nhận xét.
w Tập đoàn Vôn vốc dinh dưỡng như thế nào ?
w Hình thức sinh sản của tập đoàn Vôn vôc ?
(Gợi ý : Trong tập đoàn 1 số cá thể ở ngoài làm nhiệm vụ di chuyển , bắt mồi, đến khi sinh sản 1 số tế bào chuyển vào trong phân chia thành tập đoàn mới. Trong tập đoàn bắt đầu có sự phân chia chức năng cho 1 số tế bào).
w Tập đoàn Vôn vôc cho ta suy nghĩ gì về mối liên quan giữa ĐV đơn bào và ĐV đa bào ?
Trả lời – bổ sung.
Chốt kiến thức.
I/ Trùng roi xanh:
1.Cấu tạo và di chuyển: 
- Là 1 tế bào, hình thoi, có roi, điểm mắt, hạt diệp lục, hạt dự trữ, không bào co bóp.
- Di chuyển nhờ roi xoáy vào nước, vừa tiến vừa xoay.
2. Dinh dưỡng:
- Tự dưỡng và dị dưỡng .
- Hô hấp: Trao đổi khí qua màng tế bào.
- Bài tiết: Nhờ không bào co bóp.
3. Sinh sản:
Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc.
4. Tính hướng sáng:
Điểm mắt và roi giúp trùng roi hướng về chỗ ánh sáng.
II/ Tập đoàn trùng roi:
- Tập đoàn trùng roi có dạng hình cầu, gồm hàng nghìn tế bào độc lập có các roi hướng ra phía ngoài.
- Tập đoàn trùng roi được coi là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.
4. Củng cố:
 Trả lời câu hỏi cuối bài:
 Câu 1 : Có thể gặp trùng roi ở đâu ?
- Váng xanh nổi lên ở các ao hồ.
- Trong các vũng nước đọng, nước mưa có màu xanh.
- Trong bình nuôi cấyĐVNS ở phòng thí nghiệm .
Câu 2 : Gợi ý : Khi di chuyển chiếc roi khoan vào nước giúp cho cơ thể vừa tiến vừa xoay mình. Cách vận chuyển này đã để lại trên màng cơ thể những vết xoắn.
5. Dặn dò: 
- Học bài. Đọc mục “ Em có biết”
V) RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 01.09.11	
Ngày dạy: 06.09.11	 
Tuần 3 – Tiết 5
Bài 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
* Đạt chuẩn:
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo và cách di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình và trùng giày 
* Trên chuẩn: 
 - So sánh trùng roi xanh và trùng giày
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập.
II) PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC
 - Dạy học nhóm
 - Vấn đáp – tìm tòi
III) CHUẨN BỊ:
- GV: 
 - Tranh vẽ : Hình 5.1, 5.2 , 5.3 trong SGK.
 - Chuẩn bị tư liệu về ĐVNS.
 - Kính hiển vi, lam, lamen .
- HS: - Xem trước bài.
IV) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm cấu tạo và di chuyển của trùng roi xanh?
- Là 1 tế bào, hình thoi, có roi, điểm mắt, hạt diệp lục, hạt dự trữ, không bào co bóp (5đ)
- Di chuyển nhờ roi xoáy vào nước, vừa tiến vừa xoay (5đ)
3. Bài mới: Chúng ta đã nghiên cứu trùng roi là 1 đại diện của ngành ĐVNS và hôm nay ta lại tiếp tục tìm hiểu thêm 2 loài ĐVNS nữa đó là : Trùng biến hình và trùng giày.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : : Tìm hiểu trùng biến hình
* Mục tiêu: 
- Đạt chuẩn: Mô tả được đặc điểm cấu tạo và cách di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình
Y/c HS nghiên cứu SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh_7_hoc_ky_1.doc