Giáo án Ôn tập : Đại cương kim loại

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1578Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ôn tập : Đại cương kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ôn tập : Đại cương kim loại
ÔN TẬP : ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 
I. Nhóm câu hỏi hóa đại cương có liên quan tới kim loại 
Câu 1 : Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z=11) là : 
1s22s22p63s1	B. 1s22s22p6	C. [Ne]3s1	D. Cả A và C đều đúng
Câu 2 : Nhôm Al (Z=13) là nguyên tố s, p, d, f ? 
s	B. d	C. p	D. f
Câu 3 : Cấu hình electron nguyên tử của đồng là : 1s22s22p63s23p63d104s1. Vậy đồng thuộc nhóm nào ? 
IA	B. IB	C. VIIIB	D. IXA
Câu 4 : Cấu hình electron nguyên tử của Clo là : 1s22s22p63s23p5 . Vậy nguyên tử Clo có mấy lớp electron ? 
5 lớp electron	B. 7 lớp electron	C. 4 lớp electron	D. 3 lớp electron 
Câu 5 : Cation kim loại M+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Kim loại M này là 
Mg	B. Al	C. Na	D. K
Câu 6 : Anion phi kim M- có cấu hình electron 1s22s22p6. Phi kim M này là 
Nito	B. Clo	C. Flo	D. Oxi 
Câu 7 : Nitơ (Z=7) có cấu hình electron 1s22s22p3. Số electron độc thân của N là 
 A. 1 electron độc thân.	B. 2 electron độc thân	C. 4 electron độc thân	D. 3 electron độc thân
Câu 8 : Mạng tinh thể kim loại gồm có:
	A. Nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân	B. Nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do
	C. Nguyên tử kim loại và các electron độc thân	D. Ion kim loại và các electron độc thân
II. Nhóm câu hỏi tính chất vật lí của kim loại 
Câu 1 : Tính chất vật lí chung của kim loại là 
	A. Tính dẻo, tính đàn hồi, ánh kim, dễ rèn. 	B. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. 
	C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, bền, dẻo.	D. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, đàn hồi. 
Câu 2 : Tính chất vật lí chung của các kim loại (dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện) do
Các electron tự do gây ra	C. Các ion kim loại gây ra 
Các proton trong hạt nhân gây ra	D. Các notron gây ra 
Câu 3 : Kim loại dẻo nhất là kim loại nào ? 
Al	B. Fe	C. Cr	D. Au
Câu 4 : Kim loại dẫn nhiệt và dẫn điện tốt nhất là kim loại nào ? 
Fe	B. Cu	C. Ag	D. Au 
Câu 5 : Kim loại cứng nhất và mềm nhất lần lượt là ? 
Cs và Cr	B. Au và Pt	C. Al và Fe	D. Cr và Cs
Câu 6 : Kim loại nặng nhất và nhẹ nhất lần lượt là ? 
Li – Os	B. Hg – W	C. Os - Li	D. Ag – Cu
Câu 7 : Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất lần lượt là ? 
W – Hg 	B. Hg – Li	C. Hg – Os	D. Hg – W
Câu 8 : Kim loại khác nhau có độ dẫn điện dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau đó được quyết định bởi:	
	A. Khối lượng riêng khác nhau	B. Kiểu mạng tinh thể khác nhau	
	C. Mật độ electron tự do khác nhau	D. Mật độ ion dương khác nhau
III. Nhóm câu hỏi tính chất hóa học chung của kim loại 
Câu 1 : Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Ba, Li, K, Cr, Fe, Mg, Be. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là
	A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 6.
Câu 2 : Kim loại phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là:
	A. Mg	B. Ag	C. Cu	D. Au	
Câu 3 : Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội ?
	A. Cu	B. Al 	C. Zn	D. Mg	
Câu 4 : Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và HCl tạo cùng loại muối
	A. Cu	B. Al	C. Fe	D. Ag
Câu 5 : Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là 
	A. Tính oxi hóa.	B. Tính khử.	C. Oxi hóa và khử.	D. Tính bazo.
Câu 6 : Dãy các kim loại tan trong HCl, H2SO4 loãng là 
	A. Cu, Fe, Zn, Al, Mg.	B. Ag, Fe, Zn, Al, Mg.	C. Cu, Ag, Fe, Zn.	D. Al, Fe, Zn, Mg. 
Câu 7 : Dãy các kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội là 
	A. Cu, Al, Mg, Ag.	B. Fe, Al, Cu, Ag.	C. Al, Fe, Cr.	D. Mg, Al, Fe. 
Câu 8 : Hiện tượng gì xả ra khi nhúng đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 ? 
Đinh sắt tan dần đến hết vào dung dịch, dung dịch nhạt dần màu xanh
Có lớp Cu màu đỏ bám trên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần 
Có lớp Cu màu đỏ bám trên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần
Đinh sắt tan dần đến hết vào dung dịch, dung dịch chuyển sang màu đỏ 
Câu 9 : Hiện tượng gì xảy ra khi cho một mẫu nhỏ kim loại Natri vào dung dịch CuSO4 ? 
Sủi bọt khí không màu, xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ
Có lớp Cu màu đỏ bám trên mẫu Natri, màu xanh của dung dịch nhạt dần
Sủi bọt khí không màu, xuất hiện kết tủa màu xanh lam 
Sủi bọt khí không màu, xuất hiện kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch có màu xanh nhạt 
IV. Nhóm câu hỏi sử dụng dãy điện hóa và quy tắc anpha 
Câu 1 : Ngâm một lá Ni trong các dung dịch loãng các muối: MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Ni sẽ khử được các muối:
A. AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2.	B. AlCl3, MgCl2, Pb(NO3)2.
C. MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2.	D. Cu(NO3)2, Pb(NO3)2.
Câu 2 : Cho hỗn hợp kim loại Fe, Mg, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO4 thứ tự kim loại tác dụng với muối 
 A. Fe, Zn, Mg.	 B. Zn, Mg, Fe.	 C. Mg, Fe, Zn.	 D. Mg, Zn, Fe.
Câu 3 : Cho Zn dư vào dung dịch AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. Số phản ứng hoá học xảy ra
 A. 1.	 B. 2.	 C. 3.	 D. 4.
Câu 4 : Ngâm hỗn hợp hai kim loại gồm Zn, Fe vào dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn X gồm hai kim loại và dung dịch Y. Kết luận nào sau đây đúng?
 A. X gồm Zn, Cu.	 B. Y gồm FeSO4, CuSO4. 	 C. Y gồm ZnSO4, CuSO4. D. X gồm Fe, Cu.
Câu 5 (A-2007) : Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag):
A. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+. 	 B. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+. 
C. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.	 D. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
Câu 6 : Chọn một dãy chất tính oxi hoá tăng
A. Al3+, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+.	B. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Ag+, Al3+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Al3+.	D. Al3+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Ag+.
Câu 7 : Cho các cặp oxi hoá- khử : Al3+/Al, Fe2+/ Fe, Cu2+/ Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag+/Ag. Kim loại Cu khử được các ion trong các cặp oxi hoá trên là
A. Fe3+, Fe2+.	B. Al3+, Fe2+.	C. Fe2+, Ag+.	D. Fe3+, Ag+.
Câu 8 : Cho các phản ứng sau: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 
	 AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
	Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:
A. Ag+, Fe2+, Fe3+.	B. Ag+, Fe3+, Fe2+.	
C. Fe2+, Fe3+, Ag+.	D. Fe2+, Ag+, Fe3+.
Câu 9 : Kim loại nào sau đây có phản ứng với dung dịch CuSO4?
A. Mg, Al, Ag.	B. Na, Hg, Ni.	C. Fe, Mg, Zn.	D. Ba, Zn, Hg.
Câu 10 : Cho dãy các ion : Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
A. Fe2+. B. Cu2+ C. Ni2+ 	 D. Sn2+
Câu 11 : Kim loại Ni đều phản ứng được với các dung dịch nào sau đây?
A. MgSO4, CuSO4. B. NaCl, AlCl3. C. AgNO3, NaCl.	 D. CuSO4, AgNO3.
Câu 12 : Ở nhiệt độ thường, dung dịch FeCl2 tác dụng được với kim loại
A. Cu B. Ag	C. Au	 	 D. Zn
Câu 13 : Cho hỗn hợp kim loại Fe, Mg, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO4 thứ tự kim loại tác dụng với muối là
A. Zn, Mg, Fe	B. Fe, Zn, Mg	C. Mg, Zn, Fe	D. Mg, Fe, Zn
V. Nhóm câu hỏi về ăn mòn kim loại và các phương pháp bảo vệ kim loại 
Câu 1 : Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
	A. 0.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 2 : Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là:
	A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 3 : Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
	- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
	- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
	- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
	- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
	Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
	A. 1. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 4 : Chất nào sau đây trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại?
A. O2	B. CO2	C. H2O	D. N2
Câu 5 : Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
	A. I, II và IV.	B. I, II và III.	C. I, III và IV.	D. II, III và IV.
Câu 6 : Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là :
thiếc.	B. Sắt	
C. Cả hai đều bị ăn mòn như nhau	D. không kim loại nào bị ăn mòn
Câu 7 : Để bảo vệ vỏ tàu thuyền khỏi sự ăn mòn của nước biển người ta thường dùng
	A. Zn.	B. Ag.	C. Fe.	D. Al. 
VI. Nhóm câu hỏi về điều chế kim loại 
Câu 1 : Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là 
	A. Oxi hóa ion kim loại thành kim loại.	B. Khử ion kim loại thành kim loại.
	C. Điều chế kim loại từ quặng của nó.	D. Điện phân nóng chảy các quặng. 
Câu 2 : Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là
A. Cu. 	B. Al. 	C. CO. 	D. H2.
Câu 3 : Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Ca và Fe. 	B. Mg và Zn. 	C. Na và Cu. 	D. Fe và Cu.
Câu 4 : Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là
A. Na2O. 	B. CaO. 	C. CuO. 	D. K2O.
Câu 5 : Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm 
A. Cu, Al, Mg.	B. Cu, Al, MgO.	C. Cu, Al2O3, Mg.	D. Cu, Al2O3, MgO.
Câu 6 : Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, FeO, ZnO, MgO. 	B. Cu, Fe, Zn, Mg.	
C. Cu, Fe, Zn, MgO. 	D. Cu, Fe, ZnO, MgO.
Câu 7 : Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện ?
A. Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4	B. H2 + CuO → Cu + H2O
C. CuCl2 → Cu + Cl2	D. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2
Câu 8 : Phương trình hóa học nào biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNO3 theo phương pháp thuỷ luyện ?
A. 2AgNO3 + Zn → 2Ag + Zn(NO3)2	B. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2
C. 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2	D. Ag2O + CO → 2Ag + CO2.
Câu 9 : Trong pp thuỷ luyện, để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào làm chất khử?	
A. K.	B. Ca.	C. Zn.	D. Ag.
Câu 10 : Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. nhiệt phân CaCl2. 	B. điện phân CaCl2 nóng chảy.
C. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2. 	D. điện phân dung dịch CaCl2.
Câu 11 : Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
A. sự khử ion Cl-. 	B. sự oxi hoá ion Cl-. 	C. sự oxi hoá ion Na+. 	D. sự khử ion Na+.
Câu 12 : Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là 
A. điện phân dung dịch MgCl2. 	B. điện phân MgCl2 nóng chảy. 
C. nhiệt phân MgCl2. 	D. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2. 
Câu 13 : Trong thiết bị điện phân, anot xảy ra?
 A.Sự khử	B. Sự oxi hóa 	C. Sự điện li 	D. A và B đều đúng
Câu 14 : Trong thiết bị điện phân, catot xảy ra quá trình
 A.Sự khử 	B. Sự oxi hóa 	C. Sự điện li 	D. A và B đều đúng
Câu 15 : Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dd muối của chúng là:
A. Ba, Ag, Au.	B. Fe, Cu, Ag.	C. Al, Fe, Cr.	D. Mg, Zn, Cu.
Câu 16 : Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg. 	B. Na và Fe. 	C. Cu và Ag. 	D. Mg và Zn.
Câu 17 : Cho các ion: Ca2+, K+, Pb2+, Br-, SO2-4, NO-3. Trong dd, dãy những ion nào không bị điện phân?
 A. Pb2+, Ca2+, Br-, NO-3 B. Ca2+, K+, SO2-4, NO-3 C. Ca2+, K+, SO2-4, Br- D. Ca2+, K+, SO2-4, Pb2+
Câu 18 : Cho dung dịch chứa các ion SO42-; Na+; K+; Cu2+; Cl-; NO3-. Các ion nào không bị điện phân
 A. SO42-; Na+; K+; Cl- B. Na+; K+; Cu2+; Cl-; NO3-. C. K+; Cu2+-; NO3-. D. SO42-; Na+; K+-; NO3-.
VII. Một số dạng toán cơ bản của kim loại 
Dạng 1 : Kim loại tác dụng với axit 
Câu 1 : Hoà tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,52. 	B. 10,27. 	C. 8,98. 	D. 7,25.
Câu 2 : Hòa tan hoàn toàn 16,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Fe trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0,55 mol SO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được muối khan có khối lượng là
 A. 82,9 gam	B. 69,1 gam	C. 55,2 gam	D. 51,8 gam
Câu 3 : Cho 8,3 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 45,5 gam muối nitrat khan. Thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra là: 
	A. 4,48 lít. 	B. 6,72 lít. 	C. 2,24 lít. 	D. 3,36 lít. 
Câu 4 : Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 8,96 lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
	A. 18,1 gam.	 	B. 36,2 gam.	 	C. 54,3 gam. 	D. 63,2 gam.
Dạng 2 : Kim loại tác dụng với dung dịch muối 
Câu 1 : Nhúng một thanh nhôm nặng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra ngoài và cân lại thấy khối lượng thanh nhôm là 51,38g. Khối lượng Cu thoát ra là ? 
A. 1,92g.	B. 2,56g.	C. 0,64g.	D. 1,28g.
Câu 2 : Nhúng một thanh Fe nặng 8 gam vào 500ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy thanh sắt ra cân lại thấy khối lượng thanh sắt là 8,8 gam. Nồng độ dung dịch CuSO4 sau phản ứng là
A. 2,3M.	B. 1,8M.	C. 0,18M.	D. 0,23M.
Câu 3 : Ngâm một lá kẽm trong dung dịch có hoà tan 4,16 gam CdSO4. Phản ứng xong khối lượng lá kẽm tăng 2,35%. Khối lượng lá Zn trước phản ứng là bao nhiêu
A. 60 gam.	B. 40 gam.	C. 100 gam.	D. 80 gam.
Câu 4 : Ngâm một đinh sắt trong 100ml dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh Fe ra khỏi dung dịch rủa sạch thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,6 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 là
A. 0,25M.	B. 2M.	C. 1M.	D. 0,5M.
Dạng 3 : Điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện 
Câu 1 : Để khử hoàn toàn 45g hỗn hợp gồm FeO,Fe3O4,Fe2O3 cần dùng 8,4 lít khí H2 (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là 
	A. 39 gam.	B. 38 gam.	C. 24 gam.	D. 42 gam.
Câu 2 : Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe, MgO cần dùng 5,6 lít CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là
	A. 28 gam. 	 	B. 24 gam. 	C. 26 gam. 	D. 22 gam.
Câu 3 : Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Thể tích khí CO đã phản ứng (ở đkc) là bao nhiêu lít?
	A. 2,24 lít. 	B. 3,36 lít. 	C. 6,72 lít.	D. Không xác định được.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTrac_nghiem_DCKL_co_ban.docx