Giáo án Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa bằng hệ thống câu hỏi và sơ đồ tư duy trong chương 2 khối 11 tại trường thpt gio linh

doc 66 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3133Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa bằng hệ thống câu hỏi và sơ đồ tư duy trong chương 2 khối 11 tại trường thpt gio linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa bằng hệ thống câu hỏi và sơ đồ tư duy trong chương 2 khối 11 tại trường thpt gio linh
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT GIO LINH
Người thực hiện: 	 Phạm Hoài Bảo
Tổ:	 Hóa Học
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN HÓA
BẰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG CHƯƠNG 2 KHỐI 11
TẠI TRƯỜNG THPT GIO LINH
Năm học: 2014 – 2015
MỤC LỤC
I. 	TÓM TẮT ĐỀ TÀI 
Đặc thù của Hóa học là bộ môn này có khối lượng lớn kiến thức cả về phương diện lý thuyết lẫn bài tập. Những kiến thức lý thuyết Hóa học khá dài, lại có nhiều lưu ý đặc biệt nên với phần lớn học sinh, Hóa học là một môn học khó.
Vậy nhưng, thời lượng 45 phút cho 1 tiết học chỉ vừa đủ để giáo viên truyền tải nội dung lý thuyết cơ bản và vài câu hỏi củng cố, vì vậy mà giáo viên thường không có thời gian để sửa bài tập và đào sâu kiến thức cho học sinh. Theo phân phối chương trình, mỗi chương lại chỉ có 1-2 tiết luyện tập, trong khi đó, các dạng bài tập hóa lại khá phong phú. Đây thực sự là một gánh nặng của giáo viên mỗi khi ôn tập kiểm tra. 
Để giải quyết vấn đề trên, giáo viên phải tìm ra phương pháp có thể rút ngắn được thời gian dạy lý thuyết trên lớp mà vẫn đảm bảo học sinh nắm vững kiến thức, vận dụng một cách linh hoạt và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Có nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục đích trên, nhưng trong giới hạn của đề tài tôi xin mạnh dạn đề xuất phương án: “Nâng cao hiệu quả dạy - học môn Hóa bằng hệ thống câu hỏi và sơ đồ tư duy trong chương 2 - Hóa học 11 Cơ bản – Trường THPT Gio Linh”.
II. GIỚI THIỆU
1.	 Hiện trạng
Hóa học là một môn học vô cùng thú vị và không kém phần quan trọng so với các môn học khác, nó càng đặc biệt quan trọng đối với những em có nguyện vọng thi khối A và B. Trong cuộc sống hàng ngày có những vấn đề, những hiện tượng mà chỉ có thể dùng kiến thức Hóa học mới giải thích được. Để hiểu và giải thích được những vấn đề đó thì học sinh phải nắm kĩ, nắm chắc những kiến thức đã được học và vận dụng một cách linh hoạt.
Tuy nhiên, nếu với cách dạy – học thông thường, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, sách giáo khoa đã đổi mới về nội dung, sâu và rộng hơn về lượng kiến thức, nếu như học sinh chỉ thụ động trông chờ vào giáo viên thì thực tế khi đến lớp học sinh không tiếp thu bài kịp, dẫn đến tình trạng học sinh không hứng thú khi học bộ môn. Bên cạnh đó, thời gian giảng dạy trên lớp có hạn nên đôi khi giáo viên phải chạy đua với chương trình, khó lòng đào sâu kiến thức, cũng không thể dạy được tất cả các dạng bài tập để phục vụ cho các kì thi. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng “dạy thêm – học thêm”
Qua nhiều năm công tác giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy rằng hầu hết giáo viên chỉ trình bày cấu trúc bài học theo mô hình sách giáo khoa in sẵn, không có sự thay đổi một cách sáng tạo. Vì vậy, mặc dù giáo viên đã cố gắng tổ chức, hướng dẫn học sinh theo các hoạt động nhưng kết quả là học sinh vẫn tiếp thu bài học một cách thụ động, ít hứng thú với bài học và kiến thức mau quên. Mặt khác, tiến trình bài học thường diễn ra chậm khiến giáo viên không có nhiều thời gian để sửa bài tập cho học sinh. Đây là một khó khăn cho cả thầy và trò khi ôn tập kiểm tra đặc biệt là đối với các chương có khối lượng lớn kiến thức cả về lý thuyết và bài tập, điển hình như Chương II: Nitơ – Photpho – Hóa học 11 cơ bản.
Nguyên nhân
Rất nhiều thế hệ học trò thường nói với nhau rằng: “Học trên lớp không đủ để thi”, “Học trên lớp không hiểu bài”, “Học trên lớp chẳng giải bài tập gì hết”. Mặc dù, đầu vào của Học sinh trường THPT Gio Limh so với các trường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị luôn ở tốp cao. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Thứ nhất, bản thân Hóa học là một bộ môn nặng về kiến thức lí thuyết lẫn bài tập thực nghiệm. Kiến thức lý thuyết nhiều đã đành, bài tập càng phong phú hơn. Không đơn giản là mỗi bài mỗi dạng mà là mỗi tính chất nhỏ cũng đã có mỗi dạng khác nhau.
Thứ hai, như đã nói ở trên, thời lượng dạy trên lớp có hạn. Mỗi tiết có 45 phút, mỗi chương có 1-2 tiết luyện tập. Nếu cố gắng thì thời gian này đủ để dạy các kiến thức trong sách giáo khoa, thời gian dư ra đủ để giải một bài tập đơn giản hoặc vài câu lý thuyết củng cố. Như vậy việc phân dạng bài tập hoặc luyện cho học sinh làm thông thạo một dạng bài tập nào đó là rất khó tiến hành.
Thứ ba, hiện nay thực trạng phổ biến nhất trong học sinh là đến giờ mới giở sách giáo khoa ra xem yêu cầu của giáo viên mà không hề xem trước bài ở nhà. Vì vậy có những tiết dạy học sinh không tham gia xây dựng bài học được. Không khí lớp nặng nề, buồn chán và học sinh thường là không hiểu bài kịp. Kết quả là học sinh sẽ cảm thấy Hóa học là một bộ môn nhàm chán, khô khan, không có ứng dụng gì trong thực tế và dần dần học sinh sẽ mất dần kiến thức và tụt hậu so với các bạn khác trong lớp. 
Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để cung cấp đủ vốn kiến thức và giúp các em có hứng thú khi học bộ môn hóa.
3.	 Giải pháp thay thế
Với những trăn trở để tìm ra nguyên nhân khắc phục, tôi có suy nghĩ đến nhiều giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, giải pháp gây hứng thú và thu hút sự quan tâm rất lớn của tôi đó là phối hợp việc sử dụng hệ thống câu hỏi và sơ đồ tư duy với việc tự học của học sinh. 
Theo đó, giáo viên có thể chuẩn bị cho học sinh hệ thống các câu hỏi kèm sơ đồ tư duy yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa và tài liệu liên quan chuẩn bị trước các kiến thức của bài mới ở nhà. Khi lên lớp giáo viên có thể đi nhanh phần lý thuyết vì các em đã chuẩn bị trước phiếu học tập và cũng không cần ghi chép nhiều vào vở vì đã có nội dung khá đầy đủ trong sơ đồ tư duy. Khi đó, giáo viên chỉ giảng những phần kiến thức mà học sinh còn nhiều thắc mắc. Thời gian còn lại có thể giải nhiều bài tập hoặc đi sâu hơn vào những nội dung khó của bài học.
Mục đích của việc làm này là nhằm tránh sự thông báo, giảng giải không cần thiết của giáo viên và để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, có suy nghĩ. Qua đó, một mặt giúp khai thác kiến thức tiềm ẩn của học sinh, mặt khác giúp học sinh có hứng thú khi lĩnh hội kiến thức mới. Các câu hỏi phải định hướng học sinh thâu tóm được nội dung của bài học, phải rút ra được những kết luận quan trọng. Đồng thời, thông qua phiếu học tập, giáo viên có thể lồng ghép các câu hỏi thực tiễn mà nếu hỏi ngay trên lớp học sinh khó lòng tìm ra được câu trả lời đầy đủ, chính xác. Việc chuẩn bị câu hỏi ở nhà tạo điều kiện để học sinh có thể hỏi người lớn, bạn bè, hoặc lục tìm tài liệu. Quá trình này giúp phát triển mạnh năng lực nhận thức, tư duy cho học sinh. Thông qua các câu trả lời của học sinh, giáo viên sẽ hiểu được phần nào suy nghĩ của học sinh và phát hiện ra những kiến thức còn chưa hoàn chỉnh của học sinh. Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. 
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện nay chúng ta thường chỉ ghi chép thông tin bằng các kí tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta chỉ mới sử dụng một nửa của bộ não – não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian... 
Và bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề,... bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết,.. thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng trên của bộ não.
Dựa vào cơ chế hoạt động của bản đồ tư duy, chúng ta có thể vận dụng vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương,... Tuy nhiên, với mục đích của đề tài là sử dụng sơ đồ tư duy như một phiếu học tập, một phương tiện trực quan kết hợp với câu hỏi tư duy để các em tự chuẩn bị nội dung bài mới ở nhà và rút ngắn thời gian giảng dạy cũng như ghi chép trên lớp nên những sơ đồ tư duy mà tôi đưa ra khá đầy đủ về nội dung mấu chốt của bài học nhưng vẫn đảm bảo sự logic của một sơ đồ tư duy.
Cũng đã có một số đề tài của các tác giả nghiên cứu thành công việc kết hợp sơ đồ tư duy và phát huy khả năng tự học của học sinh như:
SKKN: “Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần ôn tập, luyện tập hóa học cơ sở lớp 10 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường Trung học phổ thông” – Nguyễn Quốc Phong – Giáo viên trường THCS Tân Phú – Hậu Giang.
ĐT NCKHSP ƯD: “Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy chương I - Môn Hoá học 9 để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn” – Phạm Thị Thùy Vân – Trường THCS Nam Toàn.
“Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy Văn học sử ở trường THPT Ngọc Hồi” - Nguyễn Thị Anh Nguyệt – Hà Nội.
ĐT NCKH: “Tăng cường khả năng tự học của học sinh bằng cách thiết kế giáo án và tài liệu tự học của một chương trong đợt thực tập”, Võ Thị Kim Ánh, ĐHSP Quy Nhơn.
Trên cơ sở của SKKN, đề tài và nhiều nguồn tài liệu khác nhau, tôi đã tìm hiểu và mới thấy được hiệu quả độc lập của sơ đồ tư duy, nhưng vẫn chưa thấy sự cụ thể và sự phối hợp giữa việc sử dụng sơ đồ tư duy với các phương pháp dạy học. Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu việc phối hợp giữa hệ thống câu hỏi, biểu đồ tư duy và việc tự học của học sinh thử xem có mang lại hiệu quả không và tôi đã tiến hành nghiên cứu theo ý tưởng đó của mình
4.	 Vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng hệ thống câu hỏi và sơ đồ tư duy theo hướng trên trong tiến trình một tiết dạy có mang lại hiệu quả trong dạy và học Hóa học cho học sinh khối 11 trường THPT Gio Linh hay không?
5. Giả thiết nghiên cứu	
Việc sử dụng hệ thống câu hỏi và sơ đồ tư duy theo hướng trên trong tiến trình một tiết dạy có mang lại hiệu quả trong dạy và học Hóa học cho học sinh khối 11 trường THPT Gio Linh.
III.	PHƯƠNG PHÁP
1.	 Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên lớp 11B3 Trường THPT Gio Linh.
Tôi lựa chọn lớp 11B3 là lớp thuộc ban cơ bản, đa phần là đối tượng học sinh trung bình, tiếp thu kiến thức chậm. Vậy nên để các em hiểu rõ lý thuyết cơ bản, tôi đã phải dạy rất chậm, rất kỹ, vì vậy rất tốn thời gian.
Tôi sẽ thiết kế bài giảng theo kiểu: Chương 1: Sự điện li - 11Ban cơ bản, tôi sẽ dạy theo phương pháp truyền thống và bài kiểm tra chương 1 này xem như là bài test trước khi tác động. Chương 2: Nitơ-Phot pho - 11 ban cơ bản, tôi sẽ dạy theo phương pháp SĐTD và bài kiểm tra chương 2 này xem như bài test sau khi tác động. Từ đó đối chiếu kết quả chất lượng trước và sau khi thực hiện phương pháp.
Quy trình nghiên cứu
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
2.1.1. Xây dựng sơ đồ tư duy cho các bài học
● Tìm hiểu về khái niệm Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy (SĐTD) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể "thể hiện” nó dưới dạng SĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập SĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. 
Sơ đồ tư duy thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết.
Sơ đồ tư duy có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm, rồi nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp hai với nhánh cấp một, nhánh cấp ba với nhánh cấp hai.... Điều này giống cây xanh trong thiên nhiên với các nhánh tỏa ra từ thân của nó.
● Cách tạo sơ đồ tư duy:
Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA.. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. Các nhánh này nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn
Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. Nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho SĐTD của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn
Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
 	● Cách xây dựng sơ đồ tư duy
Xây dựng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap: Phần mềm này cho phép vẽ nhanh, đẹp sơ đồ tư duy nhưng chỉ thích hợp với máy tính có cấu hình mạnh.
Xây dưng sơ đồ tư duy bằng công cụ Draw trên Word.
Xây dựng sơ đồ tư duy bằng cách vẽ tay.
Tuy nhiên, để học sinh dễ đọc, giáo viên nên vẽ bằng máy tính và in ra. 
Trong đề tài này, vì còn phải để khoảng trống và hướng dẫn học sinh điền vào sơ đồ nên tôi không dùng phần mềm mà sử dung công cụ Word để vẽ. Trên các nhánh chính, tôi đánh số để học sinh hình dung ra thứ tự làm việc tương ứng với các mục của bài học.
● Xây dựng sơ đồ tư duy cho từng bài học
Giáo viên dựa vào mục tiêu và nội dung của bài học thiết kế sơ đồ tư duy phù hợp với từng bài.
2.1.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cho các bài học
Giáo viên dựa vào nội dung của bài học để đặt ra các câu hỏi, bài tập định hướng học sinh tự chuẩn bị trước bài mới ở nhà. Các câu hỏi đặt ra phải đảm bảo yêu cầu sau:
Định hướng học sinh thâu tóm được nội dung của bài học, phải rút ra được những kết luận quan trọng. 
Bám sát, hỗ trợ học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy.
Bổ sung những kiến thức không đưa vào sơ đồ tư duy.
Rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho bào học
Các câu hỏi thực tiễn liên quan đến nội dung của bài học.
2.1.3. Xây dựng giáo án cho các bài học
	Giáo viên dựa vào sơ đồ tư duy và hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, thiết kế giáo án với những phương pháp hoạt động phù hợp. Sơ đồ tư duy có thể kết hợp được với nhiều phương pháp dạy – học khác nhau:
Kết hợp phương tiện trực quan: Sử dụng powerpoint để trình chiếu.
Kết hợp hoạt động nhóm: Phân công mỗi nhóm chuẩn bị một nhánh trong sơ đồ tư duy để hoàn thành trực tiếp sơ đồ tư duy lên bảng và thuyết trình.
Học sinh tự tạo lập sơ đồ tư duy: Khi các em đã quen với sơ đồ tư duy, giáo viên có thể cho các em tự tạo lập cho mình một sơ đồ tư duy phù hợp.
Tạo lập kết hợp với một trò chơi, một cuộc thi nhỏ.
Tạo lập nhằm kiểm tra kiến thức học sinh: kiểm tra 15 phút, kiểm tra miệng.
2.1.4. Phổ biến phương pháp học tập mới cho học sinh
Thông báo tình hình học tập của lớp và triển khai kế hoạch học tập theo hướng mới trong chương mới.
Nêu quy định về việc chuẩn bị phiếu học tập: điểm thưởng, điểm trừ,... cho học sinh rõ.
Hướng dẫn học sinh cách làm việc với sách giáo khoa và những tài liệu học tập bắt buộc, sau đó mới giới thiệu các em một số tài liệu sẽ cần đến.
Giới thiệu cho học sinh hiểu cấu trúc và đặc điểm của sách giáo khoa.
Hướng dẫn cách tìm tài liệu, đặc biệt là các tài liệu trên internet.
Hướng dẫn học sinh cách hoạt động nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập được giao.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
Ở nhà: 
Học sinh đọc trước bài học, để nắm rõ những điều giáo viên sẽ dạy trên lớp.
Tự tìm hiểu vấn đề, tự giải quyết một phần nội dung bằng cách điền các nội dung trong sơ đồ tư duy, hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập, chỉ những câu hỏi quá khó mới chờ giáo viên giảng.
Để sơ đồ tư duy không bị bẩn khi sữa chữa, những phần không chắc chắn, học sinh có thể sử dụng bút chì để điền.
Nên cố gắng dùng nhiều màu bút trên cùng 1 sơ đồ.
Ở lớp: 
Xem qua những điều ghi chép, lắng nghe giáo viên nêu câu hỏi hoặc nêu vấn đề.
Tham gia phát biểu tích cực các vấn đề mà giáo viên đặt ra để tìm hướng giải quyết thống nhất nội dung bài học.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc mâu thuẫn về nội dung mà mình tìm hiểu, phải nhờ giáo viên giải đáp ngay.
Trong quá trình chuẩn bị bài, có phát hiện ra vấn đề nào mới cần giải đáp có thể hỏi giáo viên.
2.3. Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
Các sơ đồ, câu hỏi tư duy và giáo án soạn giảng và đính kèm trong phần phụ lục (từ phụ lục 1 đến phụ lục 8)
Hạn chế và hướng khắc phục
@ Hạn chế
Sáng kiến kinh nghiệm cần thời gian để tăng hiệu quả mong muốn.
Số lượng câu hỏi tư duy còn hạn chế.
Nhiều học sinh vẫn chưa có điều kiện để truy cập internet tìm tài liệu.
Học sinh còn nhiều môn học khác nên thời gian chuẩn bị phiếu học tập bị thu hẹp.
@ Hướng khắc phục
Tổ thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, trao đổi những kinh nghiệm hay để mọi người cùng học hỏi.
Thường xuyên dự giờ, học hỏi các đồng nghiệp cùng chuyên môn và khác chuyên môn để thu thập những ý tưởng hay phục vụ cho việc soạn giảng.
Thường xuyên tra tìm tư liệu để mở rộng kiến thức.
Chuẩn bị phiếu học tập và phát cho học sinh sớm để các em có nhiều thời gian tìm hiểu, có thể gợi ý nguồn để học sinh tự tìm hoặc gợi ý học tập theo nhóm.
IV.	KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
	1. 	 Kết luận
	Phương pháp này không những chỉ áp dụng cho chương Nitơ - Photpho mà còn áp dụng được cho tất cả các bài học khác ở các khối và còn có thể áp dụng cho các bộ môn khác.
	2. 	 Khuyến nghị
	Trong quá trình giảng dạy của bản thân, thông qua thực nghiệm sư phạm và kinh nghiệm của mình tôi xin được nêu ra những kiến nghị và đề xuất của mình như sau:
1. Các Sở, các Trường cần trang bị dụng cụ học tập, trang thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm để giúp cho việc dạy học theo hướng tích cực hóa phát huy tính tự lực học tập của học sinh .
2. Việc thay sách giáo khoa cũng nên đòi hỏi sự chọn lọc, gia công sư phạm, đúc kết những bài tập định tính và định lượng có logic bảo đảm các yêu cầu của sự nhận thức của học sinh. Các kiến thức nên trình bày theo trình tự sau: Hình vẽ minh họa, nguồn gốc lịch sử, ví dụ, tiến hành thí nghiệm, quan sát, kết luận, tính chất cụ thể, tổng hợp.
3. Sách giáo khoa viết còn chưa rõ ràng, giải quyết các vấn đề khó trong kiến thức phổ thông, chưa thấu đáo làm cho việc dạy và việc học tương đối khó.
4. Đề nghị giáo viên khi kiểm tra bài cũ phải theo đúng câu hỏi kiểm tra đã được gợi ý sẵn trong sách giáo khoa , để tạo điều kiện cho học sinh tạo ra tâm lý chuẩn bị bài trước lúc đến lớp, không nên dùng những câu hỏi khác sách giáo khoa để tránh mang tính thách đố.
5. Giáo viên nên bám sát sách giáo khoa và sách bài tập, trong việc kiểm tra, ra đề thi để tạo điều kiện cho các em bám sát chương trình học phổ thông hơn.
6. Nội dung kiến thức trong sách giáo khoa còn mang tính chất dàn trải chưa tập trung.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Võ Thị Kim Ánh, “tăng cường khả năng tự học của học sinh bằng cách thiết kế giáo án và tài liệu tự học của một chương trong đợt thực tập”, Luận văn tốt nghiệp, ĐHSP Quy Nhơn.
Lê Hoàng Dũng, Phan Trọng Quý, Nguyễn Hoàng Hạt, Trần Thị Hồng Anh, Bài tập thực hành hóa học 11, NXB Giáo dục. 
Từ Sỹ Chương, Thiết kế bài giảng Hóa học 11 chương trình chuẩn, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
“Hệ thống hóa bài tập chương Nitơ – Photpho”, Tiểu luận tốt nghiệp, ĐHSP Thành Phố Hồ Chí Minh.
Nhà xuất bản Giáo Dục, Sách giáo khoa Hóa học 11 Cơ bản.
Nhà xuất bản Giáo Dục, Sách giáo viên Hóa học 11 Cơ bản.
 “Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học các nguyên tố nhóm Oxy-Lưu huỳnh ở trường trung học phổ thông Trường Chinh ”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường THPT Trường Chinh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Vũ Thị Quỳnh, “Phối hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử 6”, Đề tài NCKH sư phạm ứng dụng, Trường THCS Ba Cụm Bắc, Khánh Hòa.
Tạp chí: “Hóa học và Ứng dụng”
Www. thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; thuvientailieu.bachkim.com; www.tailieu.vn,...
VI.	 PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
GIÁO ÁN: NITƠ
Tuần: 	 	Ngày soạn: 
Tiết: 	 Ngày dạy: 
Bài 7:
NITƠ
I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
Kiến thức
Biết được:
Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ. 
Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp 
Hiểu được:
Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. 
Tín

Tài liệu đính kèm:

  • docNANG_CAO_HIEU_QUA_DAY_HOC_MON_HOA_BANG_HE_THONG_CAU_HOI_VA_SO_DO_TU_DUY_TRONG_CHUONG_2_KHOI_11_TAI_T.doc