Giáo án Một số bài tập về tính axit, bazơ, ph, độ điện ly , nồng độ

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2997Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Một số bài tập về tính axit, bazơ, ph, độ điện ly , nồng độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Một số bài tập về tính axit, bazơ, ph, độ điện ly , nồng độ
Một số bài tập về tính axit, bazơ, ph, độ điện ly a, nồng độ
Câu 1: a) Hãy nêu các định nghĩa và cho các ví dụ minh họa về axit, bazơ theo thuyết điện ly của Arrhenius, thuyết proton của Bronsted, thuyết electron của Lewis.
b) Theo thuyết proton của Bronsted thì các ion cho dưới đây là axit, bazơ trung tính hay lưỡng tính: Na+, NH4+, CO32-, CH3COO-, NO3-, HSO4-, HSO3-, K+, Cl-, HCO3-, H2PO4-, [Al(H2O)6]3+, S2-, C6H5O-, C2H5O-. Trên cơ sở đó hãy dự đoán các dung dịch của các chất cho dưới đây pH lớn hơn hay nhỏ hơn 7, hay bằng 7: Na2CO3, KCl, CH3COOK, C6H5ONa, Na2S, AlCl3, NaHSO4.
Câu 2: Hãy sắp xếp (có gt) các dãy axit cho dưới đây theo thứ tự tăng dần tính axit:
* HF, HCl, HBr, HI	* H2O, H2S, H2Se, H2Fe.
* HClO, HClO2, HClO3, HClO4	* H2SO3, H2SO4.
* CH3CH2COOH, 	CH2ClCH2COOH, 	CH3CHClCOOH, 	CH3CCl2COOH, 	CCl3COOH.
* CH º COOH, 	C2H5COOH,	C3H7COOH,	CH2 = CH - COOH.
* CH3COOH,	(CH3)3COOH,	C6H5OH,	P-CH3-C6H4OH,	CH3SO2-CH2COOH.
Câu 3: Sự điện ly, sự điện phân có phải là quá trình oxi hóa - khử không? Tại sao? Chất điện ly là gì? Độ điện ly a là gì? Độ điện ly a phụ thuộc vào những yếu tố nào? Căn cứ vào đâu để phân loại chất điện ly mạnh, trung bình, yếu và không điện ly?
Câu 4: Cho biết ở 250C nồng độ các ion của nước là 1 hằng số [H+] [OH-] = 10 -14.
- Tính pH của các dung dịch H2SO4 0,005M, NaCl 0,1M, NaOH 0,01M, CH3COOH 0,1M a = 0,01.
- Khi nhiệt độ tăng thì độ điện ly của nước tăng hay giảm? Lúc đó môi trường trung tính có gí trị pH lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng 7?
- Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = 3.
a) Tính độ điện ly a của dung dịch axit đó.
b) Tính hằng số axit của axit CH3COOH.
c) Cần pha loãng dung dịch CH3COOH 0,01M bao nhiêu lần để a tăng 10 lần?
Câu 5: a) Trộn 300ml dung dịch Ba(OH)2 0,02M với 200ml dung dịch HCl 0,04M thu được 500ml dung dịch X. Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch X và pH của dung dịch đó.
b) Có 1 mẩu dung dịch axit propionic bị lẫn tạp chất là axit axetic. Pha loãng 10g dung dịch này thành 100ml dung dịch (dung dịch D) có pH = 2,91. Để trung hòa 20ml dung dịch D cần dùng 17,6ml dung dịch NaOH 0,125M. Tính nồng độ % của các axit trong dung dịch ban đầu biết = 1,75 x 10 -5. 
	 = 1,34 x 10 -5.
Câu 6: A là dung dịch HCl 0,2M, B là dung dịch NaOH 0,2M, C là dung dịch CH3COOH 0,2M (có hằng sô ax KA = 1,8 x 10 -5).
- Tính pH của mỗi dung dịch A, B, C.
- Tính pH của dung dịch X là dung dịch tạo thành khi trộn dung dịch B với dung dịch C theo tỉ lệ thể tích 1:1.
- Tính V dung dịch B (theo ml) cần thêm vào 20ml dung dịch A để được dung dịch có pH = 10.
Câu 7: Dung dịch A chứa 2 axit HCl và HNO3 có nồng độ tương ứng là a mol/ l và b mol/ l.
a) Để trung hòa 20ml dung dịch A cần dùng 300ml dung dịch NaOH 0,1M. Mặt khác lấy 20ml dung dịch A cho tác dụng với AgNO3 dư tạo thành 2,87g kết tủa. Tính các giá trị của a, b.
b) Thêm từ từ Mg kim loại vào 100ml dung dịch A cho tới khi khí ngừng thoát ra. Thu được dung dịch B (V vẫn 100ml) chỉ chứa các muối của Mg và 0,963 l hỗn hợp D gồm 3 khí không màu cân nặng 0,772g. Trộn khí D với 1 lit O2. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cho khí còn lại đi từ từ qua dung dịch NaOH dư thì thể tích hỗn hợp khí còn lại 1,29.
1) Hỗn hợp khí D gồm các khí gì? Biết rằng trong khí D có 2 khí chiếm % thể tích như nhau, các khí đo ở đktc.
2) Viết PT hòa tan Mg ở dạng ion.
3) Tính [] của ion trong dung dịch B và kim loại Mg bị ........
Câu 8: Để mg bột Fe trong khônh khí một thời gian thu được chất rắn A nặng 12g gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch HNO3 loãng thấy có 2,24 l (tc) khí duy nhất NO thoát ra và thu được dung dịch chứa 1 muối sắt.
a) Viết phương trình phản ứng, tính m.
b) Hỗn hợp X gồm Fe, Cu có khối lượng 6g. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7:8. Cho lượng X trên vào 1 lượng dung dịch HNO3 khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn thì được 1 phần rắn B nặng 4,32g dung dịch muối sắt và khí NO. Tính lượng muối sắt tạo thành trong dung dịch.
Câu 9: Cho 4,15g hỗn hợp Fe và Al ở dạng bột tác dụng với 200ml dung dịch CuSO4 0,525M. Khuấy kĩ hỗn hợp để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem lọc rửa kết tủa, thu được kết tủa A gồm 2 kim loại có khối lượng 7,84g và dung dịch B.
1) Để hòa tan hoàn toàn kết tủa A cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HNO3 2M biết giải phóng ra khí NO.
2) Thêm dung dịch hỗn hợp Ba(CH)2 0,05M + NaOH 0,1M vào dung dịch B. Hỏi cần thêm bao nhiêu ml hỗn hợp dung dịch đó vào thì được kết tuả hoàn toàn 2 hiđroxit của 2 kim loại và sau đó nếu đem lọc, rửa kết tủa, nung nó trong không khí ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Câu 10: Cho 47,07g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 400ml dung dịch HNO3 3,4M. Khuấy đều nhận thấy thoát ra 1 chất khí duy nhất không màu, hơi nặng hơn không khí và còn dư 1 kim loại. Đổ tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra và cho đến khi kim loại tan vừa hết thì đã dùng đúng 88ml, thu được dung dịch A. Lấy 1/2 dung dịch A rồi cho dung dịch NaOH cho đến dư vào lọc rửa kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 31,2g chất rắn B.
a) Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu.
b) Tính nồng độ mol/ l của ion trong dung dịch thu được.
Câu 11: Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol như nhau, M là kim loại có hóa trị không đổi. Cho 6,51g X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HNO3 đun nóng thu được dung dịch A1 và 13,12 l (tc) hỗn hợp khí A2 có khối lượng là 26,34g gồm NO2, NO thêm 1 lượng dư dung dịch BaCl2 loãng vào A1 thấy tạo thành M1 g chất kết tủa trắng trong dung dịch dư axit trên.
1) Hãy cho biết kim loại M trong MS.
2) Tính M1.
3) Tính % khối lượng các chất trong X.
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 10,52g hỗn hợp gồm FeCl2, Cu, M2SO3 với M là ......... vào dung dịch HNO3 đặc nóng thấy sinh ra 5,376 l khí NO2 duy nhất ở đktc và dung dịch A. Cho dung dịch A phản ứng với dung dịch BaCl2 vừa đủ thu được 2,33g chất kết tủa. Lọc bỏ kết tủa cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào phần dung dịch được 8,61g kết tủa.
a) Xác định khối lượng M.
b) Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Câu 13: 1) Muối nguyên chất Y màu trắng tan trong nước. Dung dịch Y không phản ứng với H2SO4 phản ứng với HCl cho kết tủa trắng tan trong dung dịch NH3, nếu sau đó axit hóa dung dịch tạo thành bằng HNO3 lại có kết tủa trắng xuất hiện trở lại. Cho Cu vào dung dịch Y, thêm H2SO4 và đun nóng thì có khí màu nâu bay ra và xuất hiện kết tủa đen. Hãy cho biết tên của Y và viết phương trình dạng ion.
2) Một hỗn hợp gồm Cu và Fe có khối lượng 7:3. Lấy m(g) hỗn hợp này cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch NHO3 thấy đã có 44,1g HNO3 phản ứng, thu được 0,75m(g) rắn, dung dịch B và 5,6 l hỗn hợp khí (tc) gồm NO và NO2. Hỏi cô cạn dung dịch B thì thu được bao nhiêu g muối khan.
3) Điện phân 1 l dung dịch NaOH (D = 1,2g/ cm3 ) chỉ thu được 1 chất khí ở điện cực. Cô cạn dung dịch sau điện phân còn lại 125g chất rắn khan. Nhiệt phân chất này thấy khối lượng giảm 8g. Tính:
a) Hiệu suất của quá trình điện phân.
b) C% và CM của dung dịch NaCl ban đầu.
c) Khối lượng dung dịch còn lại sau điện phân.
Câu 14: Một hỗn hợp A gồm bột kim loại Al, Zn. Cho 14,93g hỗn hợp A tác dụng với V1 (ml) dung dịch HNO3 2M (dung dịch loãng) đun nhẹ, thu được dung dịch X 3,584 l (tc) khí B gồm NO, N2O. Tỉ khối B đối với H2 là 18,5 và còn lại 3,25g kim loại không tan.
a) Khi cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu g muối khan.
b) Tìm V1 của dung dịch HNO3 2M.
c) Bằng cách nào để phân biệt 2 khí NO, N2O mà không dùng thêm hóa chất.
Câu 15: 1) Hòa tan vừa đủ 6g hỗn hợp A gồm 2 kim loại X, Y có hóa trị tương ứng I, II vào dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO3 và H2SO4 thu được 2,688 l hỗn hợp khí NO2 và D (tc) nặng 5,88g.
a) Tính khối lượng muối khan thu được.
b) Nếu tỉ lệ khí NO2 và khí D thay đổi thì khối lượng muối khan thay đổi trong gí trị nào?
2) Hòa tan 1,08g oxit kim loại X2Om trong dung dịch HNO3 thu được 0,112 l NO (tc). Xác định oxit kim loại đó.
3) Cho ở 00C, 1atm hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch NaOH 0,5M, và Ba(OH)2 0,375M thu được 23,64g kết tủa. Tính V lit.
Câu 16: Cho hòa tan hoàn toàn 3,01g hỗn hợp gồm Ag, Cu, Zn trong H2SO4 đn cho khí SO2 thóat ra. Pha loãng dung dịch thu được đến 200ml ta có dung dịch A. Để trung hòa axit dư trong 40ml dung dịch A phải dùng 16ml dung dịch KOH 0,05M. Điện phân 100ml dung dịch A sau một thời gian thấy có 0,86g kim loại thoát ra ở catot. Trung hòa axit trong dung dịch sau điện phân hết 17ml dung dịch NaOH 1M. Sau đó thêm NaOH dư vào thì thu được kết tủa, đem kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 0,4g chất rắn. Viết phương trình phản ứng, tính nồng độ mol/ l của các chất trong A.
Câu 17: Cho Vl CO qua ống sứ đựng 5,8g FexOy nung đỏ, một thời gian thu được hỗn hợp khí A và chất rắn B. Cho B tác dụng hết với axit HNO3 l thu được dung dịch C và 0,784 l NO (tc). Cô cạn dung dịch C thu được 18,15g muối sắt III khan. Nếu hòa tan hoàn toàn B bắng axit HCl dư tạo 0,672 l khí (tc).
a) Xác định công thức oxit sắt và % khối lượng các chất trong B.
b) Tính V và % thể tích các khí trong hỗn hợp A, biết = 17,2.
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 1,94g hỗn hợp gồm bột của 3 kim loại X, Y, Z trong axit HNO3 đặc, nguội, dư thì thu được 0,448 l khí màu nâu duy nhất (tc) 0,54g kim loại Y và dung dịch E. Nhúng thanh kim loại X vào dung dịch E sau khi loại hết axit dư cho đến khi chỉ còn 1 muối duy nhất trong dung dịch thì thanh kim loại tăng 0,76g. Lượng kim loại Y nói trên phản ứng vừa đủ với 0,672 l khí Cl2 (tc). Biết kim loại X có hóa trị II, kim loại Z có hóa trị I, trong hỗn hợp kim loại Z có số mol bằng phân nửa số mol của Y. Xác định tên của 3 kim loại X, Y, Z và viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 19: Cho từ từ khí CO qua ống đựng 3,2g CuO nung nóng. Khí đi ra khỏi ống được hấp thụ hoàn toàn trong nước vôi trong có dư tạo thành 1g kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ cho vào cốc đựng 500ml dung dịch HNO3 0,16M thu được V1 l khí NO và còn lại 1 phần kim loại chưa tan. Thêm tiếp vào cốc 760ml dung dịch HCl 2/3M, sau khi phản ứng xong thu thêm được V2 l khí NO. Nếu sau đó lại thêm tiếp 12g Mg vào dung dịch sau phản ứng, thu được V3 l hỗn hợp khí H2 và N2, dung dịch muối clorua, và hỗn hợp M của các kim loại.
a) Tính V1, V2, V3 (tc).
b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp M.
Câu 20: Hòa tan hỗn hợp gồm Al, Cu, Ag bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thấy có khí NO thoát ra thu được dung dịch A. Pha loãng dung dịch A rồi đem điện phân thu được 1,296g kim loại tại catot và 67,2ml khí (tc) ở anot thì dừng điện phân. Cho vào dung dịch sau điện phân 0,81g bột Al rồi lắc cho đến khi hết màu xanh, tách lấy chất rắn, sấy khô, cân được 3,891g dung dịch nước lọc cho khí NH3 đi qua. Lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 1,989g chất rắn. Tính số gam mỗi chất trong hỗn hợp đầu, biết trong hỗn hợp đầu .
Bài tập về độ điện ly, ph của dung dịch
Câu 1: Theo Bronsted thì các chất và ion sau: NH4+ (1), [Al(H2O)]3+ (2), C6H5O- (3), S2- (4), Zn(OH)2 (5), K+ (6), Cl- (7).
A. 1, 3, 5 là trung tính.	B. 1, 2 là axit.	C. 3, 4, 7 là bazơ.	D. 5, 6 là lưỡng tính.
Câu 2: Chất nào dưới đây chỉ gồm những chất điện ly mạnh:
A. HNO3, Cu(NO3)2, Ca3(PO4)2, H3PO4.	B. CaCl2, CuSO4, CaSO4, HNO3.
C. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2.	D. KCl, H2SO4, H2O, CaCl2.
Câu 3: Theo Bronsted thì:
a) Các chất và ion: CH3NH2 (1), C2H5COO- (2), C2H5O- (3), C6H5OH (4).
A. 1, 4 là axit.	B. 1, 3, 4 là lưỡng tính.	C. 1, 2, 3 là bazơ.	D. Tất cả sai.
b) Trong các chất và ion sau: CO32- (1), CH3COO- (2), HSO4- (3), HCO3- (4), Al(OH)3 (5).
A. 1,2 là bazơ.	B. 2,4 là axit.	C. 3, 4 là lưỡng tính.	D. 1, 4, 5 là trung tính.
Câu 4: Với 6 ion sau đây: Mg2+, Na+, Ba2+, SO42-, CO32-, NO3-. Người ta có thể điều chế 3 dung dịch có đủ 6 ion, trong đó mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong các loại ion trên. Ba dung dịch nào sau đây:
A. BaSO4, MgSO4, NaNO3.	B. Ba(NO3)2, MgSO4, Na2CO3.
C. Ba(NO3)2, Mg(NO3)2, Na2SO4.	D. B, C đúng.
Câu 5: Khi hoà tan trong nước, chất nào sau đây cho môi trường có pH > 7.
A. Na2HPO4, NaHCO3.	B. FeCl3, Na2HPO4.	C. P2O5, PCl5.	D. NaHCO3, FeCl3.
Câu 6: Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi pH:
A. Na2CO3, NH4Cl.	B. KCl, NaNO3.	C. HCl, NaCl.	D. KCl, K2CO3.
Câu 7: Các dung dịch cho dưới đây có giá trị pH lớn hơn hay nhỏ hơn 7: NH4NO3 (1), NaCl (2), Al(NO3)3 (3), K2S (4), CH3COONH4 (5).
A. 1, 2, 3 có pH > 7.	B. 2, 4 có pH = 7.	C. 1, 3 có pH < 7.	D. 4, 5 có pH = 7.
Câu 8: Hoà tan 5 muối NaCl (1), NH4Cl (2), AlCl (3), Na2S (4), C6H5Ona (5) vào nước thành 5 dung dịch. Sau đó cho vào mỗi dung dịch 1 ít quỳ tím. Hỏi dung dịch có màu gì?
A. 1, 2 quỳ không đổi màu.	B. 2, 3 quỳ hoá đỏ.	C. 3, 5 quỳ hoá xanh.	D. Tất cả sai.
Câu 9: Hãy đánh giá gần đúng pH (> 7, = 7, < 7) của các dung dịch nước của các chất sau:
Ba(NO3)2 (1), Na2CO3 (2), NaHCO3 (3), CH3NH2 (4), Ba(CH3COO)2 (5).
A. 1, 2 có pH = 7.	B. 4, 5 có pH > 7.	C. 2, 3, 5 có pH < 7.	D. Tất cả đúng.
Câu 10: Chất điện ly (hay chất điện phân) cho dòng điện đi qua được vì:
A. Ion được hình thành trong dung dịch khi đóng mạch điện.
B. Electron rất nhỏ len lỏi giữa các phân tử trong dung dịch.
C. Dung dịch chứa các ion di chuyển khi đóng mạch điện.
D. Electron tạo thành dòng điện nhảy từ PT này sang PT kia.
Câu 11: Chọn câu phát biểu đúng:
A. Phản ứng thuỷ phân không phải là phản ứng axit – bazơ.
B. Một muối tạo bởi phản ứng giữa 1 axit yếu và 1 bazơ yếu là hợp chất khi thuỷ phân luôn cho môi trường axit.
C. Với 1 muối được tạo bởi phản ứng giữa 1 axit mạnh và 1 bazơ mạnh khi thuỷ phân cho môi trường bazơ.
D. Tất cả sai.
Câu 12: Giá trị nào sau đây xác định được axit mạnh hay yếu:
A. Độ tan của axit trong nước.	B. Nồng độ của dung dịch axit.
C. Độ pH của axit.	D. Khả năng cho proton trong nước.
Câu 13: Chọn câu đúng:
A. Chỉ có hợp chất ion mới bị điện ly khi hoà tan trong nước.
B. Độ điện ly a chỉ phụ thuộc vào bản chất chất điện ly.
C. Độ điện ly a của chất điện ly yếu có thể bằng 1.
D. Với chất điện ly yếu, độ điện ly a bị giảm khi nồng độ tăng.
Câu 14: Chọn nhóm phần tử đúng:
A. Nhóm các phần tử: NH4+, SO42-, NO3- có tính axit.
B. Nhóm các phần tử: HCO3-, S2-, Al(H2O)3+ có tính bazơ.
C. Nhóm các phần tử: CO32-, Cl-, K+ có tính trung tính.
D. Nhóm các phần tử: HCO3-, H2O, HS-, Al(OH)3 có tính trung tính.
Câu 15: Các hỗn hợp muối sau đây, khi hoà tan trong nước tạo môi trường có pH ạ 7.
A. Dung dịch KNO3 và Na2CO3 có pH > 7.	B. Dung dịch NaCl và NaHCO3 có pH > 7.
C. Dung dịch NaHSO4 và K2SO4 có pH < 7.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 16: Khi hoà tan NaHCO3 nguyên chất vào nước thì dung dịch thu được có pH ạ 7. Điều nào sau đây là nguyên nhân của hiện tượng này:
A. Ion Na+ làm dung dịch có tính bazơ.	
B. Ion HCO3- cho proton, các phân tử H2O nhận proton, hình thành các ion H3O+ trong dung dịch.
C. Các ion HCO3- nhận proton từ các phân tử nước giải các ion OH-.
D. Ion HCO3- làm dung dịch có tính axit.
Câu 17: Nếu qui định rằng hai ion gây phản ứng trao đổi hay trung hoà là 1 cặp ion đối kháng thì tập hợp các ion nào sau đây có chứa ion đối kháng với OH-.
A. Ca2+, K+, SO42-, Cl-.	B. Ca2+, Ba2+, Cl-.	C. HCO3-, HSO3-, Ca2+, Ba2+.	D. Cả A, B, C.
Câu 18: Xét 3 nguyên tố có các lớp e lần lượt là: X (2/ 8/ 5), Y (2/ 8/ 6), Z (2/8/7) Có các hiđroxit được sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính axit:
A. HZO2 > H2YO4 > H3XO4.	B. H3XO4 > H2YO4 > HZO4.	
C. HZO4 > H2YO4 > HXO4.	D. H2YO4 > HZO4 > H3XO4.
Câu 19: Nồng độ của ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M là 0,0013 mol/l. Xác định độ điện ly của axit ở nồng độ đó:
A. 2,3%.	B. 1,3%.	C. 1,2%.	D. Kết quả khác.
Câu 20: Tính độ điện ly a của axit fomic HCOOH nếu dung dịch 0,46% (d = 1g/ ml) của axit có pH = 3.
A. 0,5%.	B. 0,1%.	C. 1%.	D. 2%.
Câu 21: Tính độ điện ly của dung dịch axit HX 0,01M có pH = 3,0. Việc thêm 1 ít dung dịch HCl vào dung dịch HA có làm thay đổi độ điện ly của axit này không?
A. 10-2 và tăng độ điện ly.	B. 10-4 và giảm độ điện ly.	
C. 10-3 và không tăng độ điện ly.	D. 10-2 và giảm độ điện ly.
Câu 22: Tính tỉ lệ thể tích dung dịch KOH 0,001M cần pha loãng với nước để được dung dịch có pH = 7:
A. Pha loãng 90 lần.	B. 80 lần.	C. 100 lần.	D. 110 lần.
Câu 23: Trộn 2,75 l dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13 và 2,25 l dung dịch HCl có pH = 1. Tính nồng độ mol/ l của các chất trong dung dịch tạo thành từ đó suy ra pH của dung dịch này:
A. [BaCl2] : 0,2M [Ba(OH)2] : 0,5M và pH = 13.
B. [BaCl2] : 0,0225M [Ba(OH)2] : 0,005M và pH = 12.
C. [BaCl2] : 0,0325M [Ba(OH)2] : 0,004 M và pH = 11.
D. [BaCl2] : 0,006 M [Ba(OH)2] : 0,003 M và pH = 10.
Câu 24: Tính pH của dung dịch thu được khi cho1 l dung dịch H2SO4 0,005M tác dụng với 4 l dung dịch NaOH 0,005M.
A. 11.	B. 10,3.	C. 11,3.	D. Kết quả khác.
Câu 25: Pha thêm 49cm3 H2O vào 10cm3 dung dịch CH3COOH có pH = 4,5. Tính pH của dung dịch mới.
A. 3,85.	B. 4.	C. 5,8.	D. 4,85.
Câu 26: Trộn 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M với 100ml dung dịch KOH 0,5M được dung dịch A.
a) Tính nồng độ mol/ l của ion OH- trong dung dịch.
A. 0,65M.	B. 0,55M.	C. 0,75M.	D. 1,5M.
b) Tính thể tích dung dịch HNO310% (D = 1,1g/ ml) để trung hòa dung dịch A:
A. 83,9 ml.	B. 85,9ml.	C. 85ml.	D. 90ml.
Câu 27: Một dung dịch A gồm hỗn hợp 2 axit HCl và H2SO4. Để trung hòa 10ml dung dịch A cần 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác nếu lấy 100ml dung dịch A đem tác dụng với 1 lượng NaOH vừa đủ, rồi cô cạn dung dịch thu được 13,2g muối khan. Tính nồng độ mol/ l của ion H+ trong mỗi dung dịch axit HCl (1) và H2SO4 (2).
A. (1) 0,04M (2) 0,05M.	B. (1) 0,07M (2) 0,05M.	C. (1) 0,08M (2) 0,06M.	D. Kết quả khác.
Câu 28: Trộn 250ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,06M và H2SO4 0,01M với 250ml dung dịch NaOH a mol/ l được 500ml dung dịch có pH = 12. Tính a.
A. 0,13M.	B. 0,12M.	C. 0,14M.	D. 0,1M.
Câu 29: Cho 200ml dung dịch HNO3 có pH = 2, tính khối lượng HNO3 nếu thêm 300ml dung dịch H2SO4 0,05M thì dung dịch mới có pH bằng:
A. 1,29.	B. 2,29.	C. 3.	D. 1,19.
Câu 30: a) Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,009M với 400ml dung dịch H2SO4 0,002M. Tính pH dung dịch sau phản ứng:
A. 10,6.	B. 7.	C. 1.	D. 10.
b) Cho 50ml dung dịch HCl 0,12M vào 50ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch sau phản ứng:
A. 2.	B. 10.	C. 9,6.	D. 11.
Câu 31: Trộn 250ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M. Với 250ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được m(g) kết tủa và 500ml dung dịch có pH = 12. Tính m và a.
A. 0,5628g và 0,05M.	B. 0,4828g và 0,04M.	C. 0,5828g và 0,06M.	D. Kết quả khác.
Câu 32: Dung dịch HCl có pH = 3. Cần pha loãng dung dịch axit này bằng nước bao nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH = 4:
A.8 lần.	B. 9 lần.	C. 10 lần.	D. 5 lần.
Câu 33: Tính nồng độ ion H+ và ion CH3COO- trong dung dịch axit CH3COOH 0,1M biết a = 1,3%.
A. 3,3 x 10-3M.	B. 2,6 x 10-3M.	C. 1,5 x 10-3M.	D. Kết quả khác.
Câu 34: Pha loãng 10ml HCl với H2O thành 250ml. Dung dịch thu được có pH = 3. Tính nồng độ của HCl trước khi pha loãng và pH của dung dịch đó:
A. 0,025M và 4.	B. 0,035M và 5.	C. 0,025M và 4,4.	D. 0,045M và 6.
Câu 35: Có dung dịch H2SO4 với pH = 1, khi rót từ từ 50ml dung dịch KOH 0,1M vào 50ml dung dịch trên. Tính nồng độ mol/ l của dung dịch thu được:
A. 0,005M.	B. 0,003M.	C. 0,06M.	D. Kết quả khác.
Câu 36: Phải lấy dung dịch HCl có pH = 7 (V1) cho vào dung dịch KOH ở pH = 9 (V2) theo tỉ lệ thể tích như thế nào để được dung dịch có pH = 8:
A. 1/ 10.	B. 2/ 10.	C. 1,5/ 10.	D. 3/ 10.
Câu 37: Dung dịch X là dung dịch HCl, dung dịch Y là dung dịch NaOH. Lấy 10ml dung dịch X pha loãng bằng nước thành 1000ml thì thu được dung dịch HCl có pH = 2. Để trung hòa 100g dung dịch Y cần 150ml dung dịch X. Tính C% của dung dịch Y.
A. 5%.	B. 4%.	C. 6%.	D. 2%.
Câu 38: Độ tan của KNO3 ở 210C là 32g và ở 800C là 170g. Khi đưa 528g dung dịch KNO3 bão hòa ở 210C lên 800C thì phải thêm bao nhiêu gam KNO3:
A. 452g.	B. 552g.	C. 500g.	D. 542g.
Câu 39: Trộn V1 l dung dịch axit mạnh có pH = 5 với V2 l bazơ mạnh có pH = 9 theo tỉ lệ thể tích như thế nào để dung dịch thu được có pH = 6.
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 40: Trộn V1(l) dung dịch CuCl2 0,125M với V2 l dung dịch chứa 0,596g KCl thành 800ml dung dịch X. Đem điện phân dung dịch X (có vách ngăn) đến khi khí Cl2 ngừng thoát ra với I = 5A, thời gian 34p4

Tài liệu đính kèm:

  • docdo_dien_li.doc