Giáo án Đề cương ôn tập chương 2: Nitơ – Photpho

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2063Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đề cương ôn tập chương 2: Nitơ – Photpho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đề cương ôn tập chương 2: Nitơ – Photpho
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG II: NITƠ – PHOTPHO
I – LÍ THUYẾT
1. Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của nitơ, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế nitơ
2. Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của amoniac, ứng dụng và điều chế amoniac. Tính chất hoá học của muối amoni.
3. Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của axit nitric, ứng dụng và điều chế axit nitric. Tính chất hoá học của muối nitrat.
4. Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của photpho, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế phopho. Tính chất hoá học của axit photphoric, muối photphat.
5. Các loại phân bón hoá học: thành phần, tính chất, cách điều chế.
      II – BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH
Các dạng bài tập: viết chuỗi phản ứng, nhận biết các muối nitrat, muối photphat, các loại phân bón hoá học, bài tập về phản ứng của các nguyên tố và hợp chất với axit nitric.
1.      Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hoá sau:
a.       NaNO2 ® N2  ®  NH3 ® NO ® NO2  ® HNO3 ® NaNO3 ® NaNO2.
b.      Quặng photporit ® photpho ® điphotpho pentaoxit ® amoniphotphat ® axit photphoric® canxi photphat.
c.       NH4Cl® NH3 ® N2 ® NO ® NO2 ® HNO3 ® Cu(NO3)2 ® CuO ® CuO
2.      Hoàn thành các phương trình phản ứng sau ở dạng phân tử và ion (nếu có)
a.       P + HNO3 đặc ®.               f. NH4NO3 + .
b.      C + HNO3 đặc ®               g. Mg + HNO3 ®   + NO + ..
c.       S + HNO3 đặc ®                h. Al + HNO3 ® + NH4NO3 +
d.      Fe3O4 + HNO3 ® .......+ NO +                 i. Mg(NO3)2 
e.       FeO + HNO3 ® .......+ NO + ..                j. Fe(NO3)3 ..
3.      Nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau:
a.       Na3PO4, NaNO3, NH4NO3, (NH4)3PO4
b.      Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3.
 Phần II:BÀI TẬP NITƠ – PHỐT PHO
Câu 1. Công thức hóa học của magie photphua là:
A. Mg2P2               B. Mg3P2                        C. Mg5P2                        D. Mg3(PO4)2
Câu 2. Trong phương trình phản ứng H2SO4 + P → H3PO4 + SO2 + H2O. Hệ số của P là:
A. 1                      B. 2                                C. 4                                D. 5
Câu 3. Cho photpho triclorua vào nước ta được dung dịch có môi trường gì?
A. Axit                  B. Bazơ                          C. Trung tính                  D. Không xác định
Câu 4. Thuốc thử dùng để biết: HCl, HNO3 và H3PO4
A. Quỳ tím                     B. Cu                              C. dd AgNO3                  D. Cu và AgNO3
Câu 5. Trong dung dịch H3PO4 có bao nhiêu ion khác.
A. 2                      B. 3                                C. 4                                 D. vô số
Câu 6. Hòa tan 1 mol Na3PO4 vào H2O. Số mol Na+ được hình thành sau khi tách ra khỏi muối là:
A. 1                      B. 2                                C. 3                                D. 4
Câu 7. Hóa chất nào sau đây để điều chế H3PO4 trong công nghiệp:
A.Ca3(PO4)2 và H2SO4(l)                                       B. Ca2HPO4 và H2SO4(đđ) 
C. P2O5 và H2SO4đ                                                D. H2SO4(đặc) và Ca3(PO4)2
Câu 8. Khi cho a mol H3PO4 tác dụng với b mol NaOH, khi b= 2a ta thu được muối nòa sau đây:
A. NaH2PO4                    B. NaH2PO4          C. Na3PO4             D. NaH2PO4 và Na3PO4
Câu 9. Trộn 50 ml dung dịch H3PO4 1M với V ml dung dịch KOH 1M thu được muối trung hòa. Giá trị của V là.
A. 200ml                         B. 170ml               C. 150ml                                  D. 300ml
Câu 10. Cho Cu tác dụng với HNO3 đặc tạo ra một khí:
A. Không màu                 B. Màu nâu đỏ       C. Không hòa tan trong nước    D. Có mùi khai
Câu 11. Nhiệt phân KNO3 thu được các chất nào sau đây:
A. KNO3, NO2 và O2       B. K, NO2, O2       C. KNO2, NO2 và O2                D. KNO2 và O2
Câu 12. Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng nào sau đây:
A. P                                B. P2O3                           C. P2O5                            D. H3PO4
Câu 13. Phân bón nào sau đây có hàm lượng nitơ cao nhất:
A. NH4Cl                        B. NH4NO3                      C. (NH4)2SO4                 D. (NH4)2CO
Câu 14. Kim loại nào sau đây phản ứng với nitơ ở điều kiện thường.
A. Li                               B. Na                              C. Mg                              D. Al
Câu 15. Công thức hóa học của đạm hai lá là:
A. NH4Cl                        B. (NH4)2SO4                  C. NH4NO3                     D. NaNO3
Câu 16. Trong các câu sau câu nào sai:
A. NH3 có thể hiện tính khử                 B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước. 
C. Có thể dùng dung dịch kiềm đặc để nhận biết muối amoni với các muối khác 
D. Ở điều kiện thường nitơ hoạt động hoá học hơn phốtpho
Câu 17. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200ml dung dịch H3PO4 1M. Muối thu được sau phản ứng là:
A.NaH2PO4             B. NaH2PO4 và Na2HPO4         C. Na2HPO4 và Na3PO4               D. Na3PO4
Câu 18. Cho các chất FeO, Fe2O3, Fe(NO3)2, CuO, FeS. Số chất tác dụng được với HNO3 giải phóng khí NO là:
A. 3                                B. 4                                C. 5                                 D. 6
Câu 19. Dùng thuốc thử ở phương án nào để nhận biết được muối nitrat?
A. Cu, HNO3                           B. Cu, NaOH         C. Fe và KCl        D. Cu và HCl
Câu 20. Trong phòng thí nghiệp để làm khô khí NH3 người ta dùng hóa chất nào sau đây:
A. H2SO4 đặc                           B. CaO                  C. P2O5                         D. CuSO4
Câu 21. Khí N2 tác dụng được với dãy chất nào sau đây:
A. Li, CuO và O2            B. Al, H2 và Mg      C. NaOH, H2 và Cl2       D. HI, O3 và Mg
Câu 22. Khối lượng dung dịch H2SO4 65% dùng để điều chế được 500kg supephotphat kép là:
A. 677kg                         B. 700kg                         C. 650kg                         D. 720kg
Câu 23. Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Cu kim loại:
A. dd HNO3          B. dd hỗn hợp NaNO3 + HCl               C. dd FeCl3          D. dd FeCl3
Câu 24. Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, hóa chất nào sau đây được chọn làm nguyên liệu chính:
A. NaNO3, H2SO4 đặc                                           B. N2 và H2          
C. NaNO3, N2, H2 và HCl                                       D. AgNO3 và HCl
Câu 25. Cho Fe(III) oxit tác dụng với axit nitric thì sản phẩm thu được là:
A. Fe(NO3)2, NO và H2O                                        B. Fe(NO3)2, NO2 và H2O 
C. Fe(NO3)2, N2                                                      D. Fe(NO3)3 và H2O
Câu 26. Khí N2 có lẫn khí CO2, có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ CO2.
A. Nước Br2          B. Nước vôi trong           C. Dung dịch thuốc tím             D. Nước clo
Câu 27. Cho 2mol axit H3PO4 tác dụng với dung dịch chứa 5 mol NaOH thì sau phản ứng thu được muối nào:
A. NaH2PO4  và Na2HPO4                                     B. Na2HPO4 và Na3PO4 
C. Na3PO4, NaH2PO4 và NaH2PO4                          D. Na3PO4
Câu 28. Hòa tan 14,2g P2O5 trong dung dịch 250g H3PO4 9,8%. Nồng độ dung dịch axit H3PO4 mới là:
A. 5,4%                          B. 14,7%                        C. 16,8%                                  D. 17,6%
Câu 29. Cho dung dịch KOH đến dư vào 50ml (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra (đktc) là:
A. 2,24 lít                       B. 1,12 lít                       C. 0,112 lít                       D. 4,48 lít
Câu 30. Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2  với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở điều kiện tiêu chuẩn là:
A. 8 lít                            B. 2 lít                            C. 4 lít                                      D. 1 lít
Câu 31. Trong phòng thí nghiệm N2 tinh khiết được điều chế từ:
A. Không khí                  B. NH3 và O2                  C. NH4NO2                     D. Zn và HNO3
Câu 32. Phân đạm ure thường chứa 46% N. Khối lượng kg ure đủ cung cấp 70 kg N là:
A. 152,2                          B. 145,5                          C. 160,9                           D. 200,0
Câu 33. Một nguyên tố R có hợp chất khí với hidro là RH3. Oxit cao nhất của R chứa 43,66% khối lượng R. Nguyên tố R là:
A. Nitơ                           B. Phốtpho                               C. Vanađi        D. Một nguyên tố khác
Câu 34. Đem nung nóng Cu(NO3)2 một thời gian, để nguội, đem cân lại thấy khối lượng giảm 54g. Khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là:
A. 50g                            B. 49g                             C. 94g                            D. 98g
Câu 35. Những kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc nguội:
A. Fe và Al                     B. Cu, Ag và Pb              C. Zn, Pb và Mn                       D. Fe và Zn
Câu 36.Phân lân supephotphat đơn có thành phần hóa học là:
A. Ca(H2PO4)2   và Ca3(PO4)3                                B. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.2H2O 
C. Ca(H2PO4)2                                                      D. Ca3(PO4)2
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ HNO3
Dạng1: Tính khối lượng kim loại lượng axit và lượng sản phẩm khử tạo thành
Câu1: Hòa tan hết m(g) Al trong dd HNO3, thu được hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có thể tích là 8.96 lit và có tỷ khối đối với hiđrô là 16.75. giá trị của m là:
A. 9.1125	B. 2.7g	C. 8.1g	D. 9.225g
Câu2: Cho 11g hỗn hợp Al và Fe vào dd HNO3 loãng dư, thì có 6.72lit (đktc) khí NO bay ra. Khối lượng các kim loại Al và Fe trong hỗn hợp đầu lần lượt là:
A.2.7g, 11.2g	B.5.4g, 5.6g	C. 0.54g, 0.56g	D. kết quả khác
Câu3: Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe và Cu( tỷ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lit( đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2), và dd Y( chỉ chứa 2 muối và axit dư). tỷ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V(lit) là:
A. 2.24	B.5.6	C.3.36	D.4.48
Câu4: Cho m(g) Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thấy tạo ra 11.2lit(đktc) hỗn hợp 3 khí NO, N2O, N2 với tỷ lệ mol tương ứng là 1:2:2. Giá trị của m là:
A. 16.47g	B. 23g	C. 35.1g	D. 12.73g
Câu5: Cho 0.28mol Al vào dd HNO3 dư thu được khí NO và dd chứa 62.04g muối. Số mol khí NO thu được là:
A. 0.2	B. 0.28	C. 0.1	D. 0.14
Câu6: Cho m(g) Al tác dụng vừa đủ với dd HNO3 tạo ra hỗn hợp khí A gồm 0.15mol NO và 0.05mol N2O. Giá trị của m là:
A. 7.76g	B. 7.65g	C. 7.85g	D. 8.85
Câu7: Cho 18.5g hỗn hợp Fe và Fe3O4 vào 200ml dd HNO3 đun nóng, khuấy kỹ thu được 2.24lit khí NO(đktc), dd Y và 1.46g kim loại . Nồng độ đ HNO3 đã dùng là:
A. 1.2M	B. 2.4M	C. 3.2M	D. 2M
Câu8: Cho 0.9mol Cu vào 400ml dd H2SO4 1M và NaNO3 1M. Số mol khí NO thu đựoc là:
A. 0.2	B. 0.4	C. 0.6	D. 0.8
Câu9: Hòa tan 5g Cu trong 100ml dd chứa đồng thời 2 axit HNO3 1M và H2SO4 0.5M thì giải phóng khí NO duy nhất. Thể tích khí đo ở đktc bằng:
A. 0.56lit	B. 1.12lit	C. 1.17lit	D. 2.24lit
Câu10: Một hỗn hợp bột gồm 2 kim loại Mg và Al được chia thành 2 phần bằng nhau
Phần1: cho tác dụng với dd HCl dư thu được 3.36 lit khí H2
Phần2: hòa tan hết trong dd HNO3 loãng dư thu được một khí không màu hóa nâu trong không khí ( thể tích các khí đo ở đktc). Giá trị của V là:
A. 2.24lit	B. 3.36lit	C. 4.48lit	D. 5.6lit
Câu11: Cho ag Al tác dụng vừa đủ với dd HNO3 loãng, thu được dd A và 0.1792lit hỗn hợp khí X gồm N2 và NO có dX/H2 = 14.25. Tính a
Dạng2: Xác định tên kim loại
Câu12: Hòa tan 16.2g một kim loại chưa rõ hóa trị bằng dd HNO3 loãng, sau pư thu được 4.48lit(đktc) hỗn hợp khí X gồm N2O và N2 . Biết tỷ khối của X đối với H2 bằng 18, dd sau pư không có muối NH4NO3. Kim loại đó là:
	A. Ca	B. Mg	C. Al	D. Fe
Câu13: Hoà tan htoàn 62.1g kim loại M bằng dd HNO3 loãng sau pứ thu được 16.3lit hh khí X gồm 2khí không màu, không hoá nâu trong kk(đkc).(dX/H2O=17.2) Xác định M.
Câu14: Hoà tan hoàn toàn 1,35 gam một kim loại M bằng dung dịch HNO3 dư đun nóng thu được 2,24 lit NO và NO2 (đktc) có tỷ khối so với H2 bằng 21 ( không còn sản phẩm khử khác). Tìm kim loại M
Câu15: Hòa tan 13g một kim loại có hóa trị không đổi vào HNO3. Sau phản ứng thêm vào NaOH dư thấy bay ra 1,12 lít khí có mùi khai. Xác định kim loại đã dùng?
Dạng3: Tìm sản phẩm khử
Câu16: cho hỗn hợp gồm 0.2mol Fe và 0.3mol Mg vào dd HNO3 dư thu được 0.4mol một sản phẩm khử chứa N duy nhất , sản phẩm đó là:
A. NH4NO3	B. N2O	C. NO	D. NO2
Câu 17: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Xác định khí X.
Câu 18: Hòa tan 9,6g Mg trong dung dịch HNO3 tạo ra 2,24 lít khí X. Xác định công thức khí đó.
A. NO B. N2O C. NO2 D. N2
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 11,2g Fe vào HNO3 dư thu được dung dịch A và 6,72 lít hỗn hợp khí B gồm NO và một khí X, với tỉ lệ thể tích là 1:1. Xác định khí X?
A. NO B. N2O C. NO2 D. N2
Dạng4: Tính khối lượng muối NO3-
Câu20: Hòa tan hoàn toàn 15.9g hỗn hợp 3 kim loại Al, Mg, Cu bằng dd HNO3 thu được 6.72 lit khí NO và dd X. Đem cô cạn dd X thì thu được khối lượng muối khan là:
A. 77.1g	B. 71.7g	C. 17.7g	D. 53.1
Câu21: Hoà tan htoàn 8.3g hh 2 kim loại A, B(có số mol bằng nhau và có hoá trị III) trong dd HNO3, thu được 4,48l NO(đktc).sản phẩm khử duy nhất
 a)Tính m muối khan thu được
 b)Tìm A, B
ĐS : a. 45,5 b. Al,Fe
Câu22: Cho 8,4 gam Fe tác dụng với 400ml dung dịch HNO3 1M , sau phản ứng thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan.
Câu23: cho 11,2 gam Fe vào 1lit dung dịch HNO3 0,6M thu được dung dịch X và NO là spk duy nhất . sau phản ứng cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan.
Câu24: cho 25,6 gam Cu vào dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được hỗn hợp X và 4,48lít (đktc) khí NO duy nhất . Cho tiếp 100ml dung dịch HCl 0,8 M vào X thì có thu được khí nữa không, bao nhiêu lit(đktc)
Câu25: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X.
Câu26: Khi cho 1,92g hỗn hợp X gồm Mg và Fe có tỉ lệ mol 1:3 tác dụng hoàn toàn với HNO3 tạo ra hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có thể tích 1,736 lít (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành và số mol HNO3 đã phản ứng.
A. 8,074gam và 0,018mol B. 8,4gam và 0,8mol
C. 8,7gam và 0,1mol D. 8,74gam và 0,1875mol
Dạng5: Tính lượng HNO3 phản ứng
Câu27: Cho 8,32 gam Cu tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được 4,928 lit (đktc) hỗn hợp NO và NO2 . tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 ban đầu.
Câu28: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 kim loại X, Y (có hoá trị duy nhất) trong dung dịch axit HNO3 thu được hỗn hợp khí B gồm 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng
Câu29: Để hoà tan hết 0,06 mol Fe thì cần số mol HNO3 tối thiểu là (sản phẩm khử duy nhất là NO):
Câu46: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
Câu30: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp
gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
Dạng6: Phản ứng của NO3 trong môi trường axit
Câu31: Cho 2,56g đồng tác dụng với 40ml dung dịch HNO3 2M chỉ thu được NO. Sau phản ứng cho thêm H2SO4 dư vào lại thấy có NO bay ra. Thể tích khí NO (ở đktc) bay ra khi cho thêm H2SO4 dư vào là?
A. 1,49lít B. 0,149lít C. 14,9lít D. 9,14 lít.
Câu32: Cho 1,92 g Cu vào 100ml dung dịch chứa đồng thời KNO3 0,16M và H2SO4 0,4M thấy sinh ra một chất khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung dịch A. Thể tích khí sinh ra (ở đktc) là?
A. 3,584lít B. 0,3584lít C. 35,84lít D. 358,4lít
Dạng7: Nhiệt phân muối NO3-
Câu33: nung 67.2g hỗn hợp Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 sau pư thu được 4.48lit khí oxi(đktc). Chất rắn sau khi nung có khối lượng là:
A. 64g	B. 24g	C. 34g	D. 46g
Câu34: Cho 17,7 gam hỗn hợp Cu, Zn, Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X thu được 67,3gam muối khan( không có NH4NO3 ).Nung hỗn hợp muối khan này đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_nitophotpho.doc