Ngày soạn: 19/02/2017 Ngày dạy: 22/02/2017 Tiết 28: Bài 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, yêu cầu học sinh: 1. Kiến thức - Hiểu được đất nước có nhiều biến động, song tình hình kinh tế có nhiều biểu hiện phát triển. + Diện tích được mở rộng, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. + Kinh tế hàng hóa phát triển, tạo điều kiện cho sự hình thành và hưng thịnh của một số đô thị. - Hiểu được từ sau thế kỉ thứ XVIII, kinh tế hai Đàng đều suy thoái dẫn đến sự suy tàn của một số đô thị. 2. Kỹ năng - Khai thác SGK, liên hệ thực tế. - Thảo luận nhóm. 3. Thái độ - Bồi dưỡng ý thức tự hào về những thành quả của cha ông như công cuộc khai hoang, sự phát triển của một số làng nghề - Thấy được sự hạn chế của tư tưởng phong kiến ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. II. Tài liệu, thiết bị dạy học - Tranh ảnh về các làng nghề, các đô thị xưa và nay. III. Tiến trình tổ chức dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ kết hợp trong bài dạy. 2. Dẫn dắt vào bài mới - GV đặt câu hỏi: Đặc điểm chính trị nổi bật của nước ta từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII là gì? - HS trả lời. - GV nhận xét. - GV dẫn dắt: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình hình nước ta có nhiều biến động. Song do nhiều nguyên nhân, nền kinh tế vẫn tiếp tục phát triển, mang trong mình những yếu tố mới. Để thấy được sự phát triển kinh tế như thế nào, nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó, chúng ta cùng tìm hiểu Tiết 28, Bài 22. 3. Tổ chức hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII. - GV nêu tình hình: Như bài trước chúng ta đã tìm hiểu, do các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực, nội chiến liên miên làm cho nông nghiệp không phát triển, mất mùa. - GV trình bày tiếp: Từ nửa sau thế kỉ XVII, khi chính trị ổn định, nông nghiệp hai Đàng phát triển. - GV yêu cầu học sinh đọc SGK trang 111, trả lời câu hỏi: Nêu những biểu hiện của sự phát triển nông nghiệp ở hai Đàng? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV nhận xét, chốt ý. - GV nhấn mạnh: Công cuộc khai hoang phát triển mạnh, đặc biệt ở Đàng trong, dưới sự kiểm soát của chúa Nguyễn, lãnh thổ ngày càng được mở rộng. - GV dẫn: Mặc dù có bước phát triển nhưng nông nghiệp hai Đàng có hạn chế, theo em đó là hạn chế nào? HS đọc SGK trả lời. GV nhận xét. 1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII. Từ cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVII, do nhà nước không quan tâm đến sản xuất, nông nghiệp sa sút, mất mùa. - Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp hai Đàng đều có bước phát triển. + Công cuộc khai hoang phát triển đặc biệt ở Đàng Trong. + Thủy lợi được củng cố. + Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết. + Đặc biệt Nam Bộ trở thành vựa lúa lớn của Đàng Trong. - Hạn chế: Ruộng đất ngày càng tập trung vào trong tay địa chủ. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của thủ công nghiệp - GV yêu cầu học sinh đọc SGK, làm việc theo 4 nhóm. GV phát phiếu học tập, HS trả lời vào phiếu học tập. - GV cho HS 3 phút để thảo luận nhóm. GV yêu cầu nhóm trưởng lên trình bày. - GV nhận xét. - GV trình chiếu một số hình ảnh về làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh. - GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự phát triển thủ công nghiệp từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét. 2. Sự phát triển của thủ công nghiệp. - Nghề thủ công truyền thống phát triển và đạt trình độ cao như dệt, gốm, đúc đồng,... - Một số nghề thủ công mới xuất hiện như khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, tranh sơn mài. - Những người thợ giỏi đã rời làng ra các đô thị, lập các phường hội, vừa sản xuất, vừa bán hàng. PHIẾU HỌC TẬP Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phát triển của thương nghiệp - GV dẫn: Do sự phát triển của thủ công nghiệp và nông nghiệp làm cho hàng hóa đa dạng, buôn bán trong nước phát triển. - GV đặt câu hỏi: Nét mới trong hoạt động buôn bán trong nước là gì? - GV đọc SGK và trả lời. - GV nhận xét. - GV dẫn dắt: Song song với sự phát triển của buôn bán trong nước thì buôn bán với các nước bên ngoài cũng rất phát triển. - GV đặt câu hỏi: Trong thời kì này, ngoài việc buôn bán với Trung Quốc và Nhật bản thì chúng ta còn buôn bán với các nước phương Tây nào? - HS đọc SGK và trả lời. - GV nhận xét. - GV thuyết trình về nguyên nhân phát triển của việc buôn bán với các nước bên ngoài. 3. Sự phát triển của thương nghiệp a) Buôn bán trong nước - Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ,... phát triển và họp theo phiên. - Nét mới trong hoạt động buôn bán trong nước là đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán. b) Buôn bán với nước ngoài Bên cạnh các thương nhân của Trung Quốc, Nhật Bản thì thương nhân phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp đến các thương cảng nước ta để buôn bán. - Nguyên nhân của sự phát triển buôn bán với nước ngoài: + Do cuộc phát kiến địa lý làm cho giao lưu buôn bán với thế giới phát triển. + Do chính sách mở cửa của chính quyền. - Đến giữa thế kỉ XVIII, buôn bán với nước ngoài suy yếu dần do chính sách thuế khóa, quan lại nhũng nhiễu. Hoạt động 4: Tìm hiểu sự hưng khởi của các đô thị - GV dẫn dắt: Do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, đặc biệt là buôn bán với các nước bên ngoài phát triển dẫn tới sự hình thành và hưng khởi của các đô thị vào thế kỉ XVI – XVIII. - GV đặt câu hỏi: Trong thế kỉ XVI – XVIII, có sự hình thành và hưng thịnh của những đô thị nào? - HS đọc SGK trả lời. - GV nhận xét và trình chiếu hình ảnh của các đô thị. 4. Sự hưng khởi của các đô thị - Do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa tạo điều kiện cho các đô thị hình thành và phát triển. + Ở Đàng Ngoài có Thăng Long (Kẻ Chợ), phố Hiến (Hưng Yên). + Ở Đàng Trong có thương cảng Thanh Hà (Huế), Hội An (Quảng Nam). - Vào đầu thế kỉ XIX, các đô thị bị suy tàn dần, trừ Thăng Long. 4. Củng cố Ở các thế kỉ XVI – XVIII, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển mới phồn thịnh: + Thủ công nghiệp ngày càng phát triển nhưng không có điều kiện chuyển hóa sang phương thức sản xuất mới. + Sự phát triển của ngoại thương, đô thị đã đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới. + Do hạn chế của chế độ phong kiến, của giai cấp thống trị, đến cuối thế kỉ XVIII Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. 5. Dặn dò Học sinh ôn lại bài cũ và đọc trước bài 23.
Tài liệu đính kèm: