Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 10 - Mã đề 441 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 10 - Mã đề 441 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 10 - Mã đề 441 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ 441
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút (35 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:............................................................................................. SBD: ......................... 
Câu 1: Con sông gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của quốc gia Ai Cập cổ đại là
A. sông Trường Giang.	 B. sông Ơ-phơ-rát.	 C. sông Hằng.	 D. sông Nin.
Câu 2: Đâu không phải là hình thức đấu tranh của nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây?
A. Bỏ trốn	B. Thương lượng
C. Khởi nghĩa	D. Trễ nải trong lao động
Câu 3: Tôn giáo nào có đặc trưng thờ rất nhiều thần?
A. Nho giáo	B. Hin-đu giáo	C. Hồi giáo	D. Phật giáo
Câu 4: Loại chữ viết đầu tiên trong lịch sử loài người là
A. chữ tiết hình.	B. chữ tượng ý.	C. chữ tượng thanh.	D. chữ tượng hình.
Câu 5: Hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. thủ công nghiệp.	B. đánh cá.	C. thương nghiệp.	D. nông nghiệp.
Câu 6: Tổ chức xã hội đầu tiên của Người tinh khôn là
A. nhà nước cổ đại phương Đông.	 B. bầy người nguyên thủy.
C. thị tộc. 	 D. nhà nước cổ đại phương Tây.	
Câu 7: Loại chữ viết được dùng để khắc trên các cột A-sô-ca là
A. chữ Phạn.	B. chữ Chăm.	C. chữ Nho.	D. chữ Brahmi.
Câu 8: Điều kiện tự nhiên làm cho ở phương Tây cổ đại không thể hình thành các quốc gia rộng lớn là
A. đất đai cằn cỗi.
B. khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ.
C. có nhiều sông lớn.
D. địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi chạy dọc ra biển.
Câu 9: Cuộc cách mạng thời đá mới bắt đầu khi nào?
A. 1 vạn năm trước	B. 4 triệu năm trước	C. 4 vạn năm trước	D. 6 triệu năm trước
Câu 10: Hệ tư tưởng có nguồn gốc từ Trung Quốc là
A. Nho giáo.	B. Phật giáo.	C. Hồi giáo.	D. Thiên chúa giáo.
Câu 11: Trong lịch sử Trung Quốc phong kiến, thể loại văn học nào đạt đỉnh cao vào thời Đường?
A. Thơ	B. Tiểu thuyết	C. Phú	D. Kịch
Câu 12: Người đặt nền móng cho nền sử học Trung Quốc với bộ “Sử kí” là
A. Ban Cố.	B. Phạm Diệp.	C. Tư Mã Thiên.	D. Trần Thọ.
Câu 13: Bốn phát minh lớn về mặt kĩ thuật của người Trung Quốc là
A. máy hơi nước, giấy, kĩ thuật in, la bàn.	B. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
C. kĩ thuật in, máy hơi nước, thuốc súng, la bàn.	D. thuốc súng, giấy, máy hơi nước, kĩ thuật in.
Câu 14: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở khu vực nào?
A. Lưu vực các con sông lớn ở châu Á và châu Phi.
B. Lưu vực các con sông lớn ở châu Á.
C. Lưu vực các con sông lớn ở châu Phi.
D. Lưu vực các con sông lớn ở châu Mĩ.
Câu 15: Giai đoạn đầu tiên của văn minh nhân loại là
A. xã hội tư bản.	B. xã hội cổ đại.
C. công xã nguyên thủy.	D. xã hội xã hội chủ nghĩa.
Câu 16: Kiến trúc đền đá là loại kiến trúc đặc trưng của tôn giáo nào?
A. Phật giáo	B. Hồi giáo	C. Nho giáo	D. Hin-đu giáo
Câu 17: Văn hóa truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển dưới thời kỳ nào?
A. Gup-ta	B. Mô-gôn	C. Đê-li	D. A-sô-ca
Câu 18: Thiên nhiên đã ưu đãi cho Đông Nam Á điều kiện tự nhiên nào?
A. Địa hình	B. Gió mùa	C. Sông ngòi	D. Đất đai
Câu 19: Quốc gia cổ được hình thành ở vùng Trung Bộ của Việt Nam là
A. Văn Lang.	B. Âu Lạc.	C. Cham-pa.	D. Phù Nam.
Câu 20: Hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến Tây Âu là
A. lãnh chúa và nông nô.	B. thợ thủ công và thương nhân.
C. lãnh chúa và thợ thủ công.	D. lãnh chúa và thương nhân.
Câu 21: Phần lớn thành thị Tây Âu trung đại là
A. do lãnh chúa lập ra.	B. được khôi phục lại từ các thành thị cổ đại.
C. do thợ thủ công lập ra.	D. do thương nhân lập ra.
Câu 22: Biểu hiện đầu tiên và cơ bản nhất của văn minh nhân loại là
A. lịch pháp.	B. thiên văn học.	C. chữ viết.	D. toán học.
Câu 23: Phần lớn các lãnh địa phong kiến Tây Âu không tự sản xuất được mặt hàng nào?
A. Muối	B. Lương thực	C. Đồ dùng gia đình	D. Thực phẩm
Câu 24: Cơ sở dẫn tới sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. kinh tế phát triển, nhu cầu trị thủy, yêu cầu chống ngoại xâm.
B. điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế sớm phát triển, nhu cầu trị thủy.
C. điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế sớm phát triển, yêu cầu chống ngoại xâm.
D. điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhu cầu trị thủy, yêu cầu chống ngoại xâm.
Câu 25: Chỉ ra những nhận định không đúng trong các nhận định sau
1, Người Cam-pu-chia có tên tộc người là Khơ-me và sống trên cao nguyên Cò Rạt.
2, Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ XV-XVII, còn gọi là thời kì Ăng-co.
3, Người sáng lập ra nước Lan Xang là Pha Ngừm.
4, Chữ số 0,1,2,3 là phát minh lớn của người Hi Lạp và Rô-ma.
5, Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
A. 1,4,5.	B. 2,3,5.	C. 2,4,5.	D. 3,4,5.
Câu 26: Công trình kiến trúc ở Ấn Độ được coi là “Thiên đường trần thế” là
A. lăng mộ Ta-giơ Ma-han.	B. kinh đô Đê-li.
C. chùa hang A-gian-ta.	D. lâu đài thành Đỏ La Ki-la.
Câu 27: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chế độ phong kiến Tây Âu?
A. Cuộc sống của nông nô có phần dễ chịu hơn người tá điền phương Đông.
B. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, mang nặng tính chất tự cung tự cấp.
C. Giai cấp thống trị lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho chế độ thống trị.
D. Chế độ phong kiến ở phương Tây xuất hiện muộn hơn ở phương Đông.
Câu 28: Nền văn minh Rô-ma cổ đại thuộc lãnh thổ quốc gia nào ngày nay?
A. Tây Ban Nha	B. Italia	C. Hi Lạp	D. Pháp
Câu 29: Triều đại nào ở Trung Quốc ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”?
A. Nhà Tống	B. Nhà Hán	C. Nhà Đường	D. Nhà Tần
Câu 30: Tại sao trong xã hội nguyên thủy tồn tại nguyên tắc “hưởng thụ bằng nhau”?
A. Trình độ nhận thức thấp.
B. Mọi người sinh sống cùng địa bàn và có quan hệ huyết thống.
C. Mọi người cùng cố gắng tới mức cao nhất nhưng thức ăn kiếm được chưa nhiều.
D. Trình độ lao động thấp kém.
Câu 31: Điều kiện tự nhiên quyết định các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm khi chưa có công cụ bằng kim loại là
A. địa hình.	B. khí hậu.	C. sông ngòi.	D. đất đai.
Câu 32: Cơ sở quan trọng nhất dẫn tới sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là
A. nhu cầu trị thủy.	
B. yêu cầu chống ngoại xâm, nhu cầu trị thủy.
C. yêu cầu chống ngoại xâm.	
D. sự phát triển của các ngành kinh tế.
Câu 33: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về thành thị Tây Âu trung đại?
A. Tính tự trị của các thành thị Tây Âu trung đại không cao vì có sự can thiệp của nhà vua.
B. Tất cả mọi hoạt động kinh tế của thành thị đều do Nhà nước kiểm soát.
C. Thành thị Tây Âu trung đại đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
D. Thành thị Tây Âu trung đại hòa nhập với nông thôn.
Câu 34: Loại hình nghệ thuật được coi là môn nghệ thuật của xã hội thượng lưu và đô thị thời nhà Tống là
A. thơ.	B. tiểu thuyết.	C. kịch.	D. từ.
Câu 35: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là
A. công xã.	B. phường.	C. Hội đồng 500.	D. lãnh địa.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU 10_MA 441.doc