Tập đọc Khuất phục tên cướp biển. I. Mục đích, yêu cầu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn . (trả lời được các câu hỏi trong SGK) * GD KNS: Tư duy sáng tạo bình luận, phân tích II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .Tranh minh hoạ trong SGK III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài " Đoàn thuyền đánh cá " và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét và cho điểm HS 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề. * Luyện đọc: - GV gọi HS đọc toàn bài - GV phân đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến .bài ca man rợ . + Đoạn 2: Tiếp theo ..toà sắp tới . + Đoạn 3 : Trông bác sĩ ... như thóc . - Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). - GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS; giải nghĩa từ: bài ca man rợ, nín thít, gườm gườm, làu bàu - Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi. - GV đọc mẫu * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi. + Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào ? + Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Yêu cầu 1HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi. ? Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào ? ? Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển ? ? Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ? -Yêu cầu 1HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi. ? Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn ? ? Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì ? - Yêu cầu HS đọc thầm câu truyện ? Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ? * HD đọc lại: - Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. - HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - Yêu cầu HS luyện đọc. - Tổ chức cho HS thi đọc theo phân vai các nhân vật trong truyện . - Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. - Nhận xét và cho điểm học sinh. 4. Củng cố – dặn dò: - Bài văn giúp em hiểu điều gì? - Nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà học bài. - HS lên bảng đọc và trả lời nội dung bài Tiên, Hậu - Lớp lắng nghe . - 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm. - HS theo dõi - HS luyện đọc nhóm đôi. - HS lắng nghe. - §ập tay xuống bàn quát mọi người im ; thô bạo quát bác sĩ Ly : " Có câm mồm không? " Rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly. * Sự hung hãn thô bạo của tên chúa tàu - Ông là người rất hiền hậu, điềm đạm Nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm ... + Hình ảnh cho thấy sự đối nghịch : một bên thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị . Một bên thì hung ác , dữ dằn như con thú dữ bị nhốt trong chuồng . * Nói lên sự cứng rắn , dũng cảm dám đối đầu, chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm của bác sĩ Ly. - Vì bác sĩ Ly bình tĩnh, kiên quyết bảo vệ lẽ phải . * tên cướp biển phải khuất phục trước bác sĩ Ly . - HS tiếp nối nhau nêu . Sự hung hãn thô bạo của tên chúa tàu , vµ sự cứng rắn , dũng cảm của bác sĩ Ly. - HS tiếp nối . - HS luyện đọc theo cặp. - 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm. - HS nêu - HS cả lớp . Chính tả Khuất phục tên cướp biển . I. Mục đích, yêu cầu: - Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài "Khuất phục tên cướp biển " . - Làm đúng BT chính tả phân biệt các âm đầu dễ lẫn r / d / gi và các tiếng có vần viết với ên hoặc ênh . II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu häc tËp III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - HS lên viết bảng, cả lớp viết vào vở nháp: kể chuyện, đọc truyện, truyện cười, viết truyện, - Nhận xét về chữ viết trên bảng và vở. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề. b. Hướng dẫn viết chính tả: - Gọi HS đọc bài: Khuất phục tên cướp biển ? Đoạn này nói lên điều gì ? - Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. * Nghe viết chính tả: - Gv nhắc nhở Hs cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết. + GV yêu cầu HS nghe GV đọc để viết vào vở đoạn trích trong bài " Khuất phục tên cướp biển " . - GV đọc lại bài - GV chấm bài một số HS . c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: - GV chỉ các ô trống giải thích bài tập 2 - Yêu cầu lớp đọc thầm sau đó thực hiện làm bài vào vở . - Yêu cầu HS nào làm xong thì lên bảng - Yêu cầu HS nhận xét bổ sung bài bạn - GV nhận xét, chốt ý đúng , tuyên dương những HS làm đúng và ghi điểm từng HS 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. Vấn, Ly. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm . + Đoạn văn nói về sự hung hãn, thô bạo của tên cướp biển và ca ngợi sự gan dạ, cương quyết của bác sĩ Ly. - Các từ: đứng phắt, rút soạt, quả quyết, nghiêm nghị, vạm vỡ, sạm như gạch nung, chém dọc, trắng bệch, loạn óc, man rợ, nổi tiếng, nhân từ, ê a, đập tay, quát, nín thít, trừng mắt, câm mồm, điềm tĩnh, tống,... + Nghe và viết bài vào vở . - HS so¸t bài . - HS còn lại đổi vở chữa lỗi cho nhau . - 1 HS đọc thành tiếng. -Trao đổi, thảo luận và tìm từ cần điền ở mỗi câu . - Bổ sung. -1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu: + Thứ tự các từ có âm đầu là r / d / gi cần chọn để điền là : a/ không gian ; bao giờ ; dãi dầu ; đứng gió; rõ ráng; khu rừng .. + Thứ tự các từ có vần viết với ên / ênh là cần điền là : b/ mênh mông; lênh đênh; lên; lên; lênh khênh; ngã kềnh ( là cái thang ) - HS cả lớp . Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể : Ai là gì? I. Mục đích, yêu cầu: - HS hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì ? - Nhận biết được câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ của câu tìm được (BT1, mục III); biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học (BT2); đặt được câu kể Ai là gì ? với từ ngữ cho trước làm chủ ngữ (BT3). II. Đồ dùng dạy - học: Hai tờ giấy khổ to viết 4 câu kể Ai là gì ? ( 1 , 2 , 4, 5 ) trong đoạn văn phần nhận xét. 1 tờ giấy khổ to viết sẵn 5 câu kể Ai là gì ? ( 3 , 4, 5, 6, 8 ) trong đoạn văn ở bài tập1 III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: Hát 2. Kiếm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng tìm những từ ngữ miêu tả trong đó có vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? + Gọi 2 HS trả lời câu hỏi : - Trong câu kể Ai là gì ? vị ngữ do từ loại nào tạo thành ? Nó có ý nghĩa gì ? - Nhận xét, kết luận và cho điểm HS 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ghi đề. b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1:Yêu cầu HS đọc nội dung và trả lời câu hỏi - Yêu cầu HS tự làm bài . Gọi HS Nhận xét , chữa bài cho bạn + Nhận xét , kết luận lời giải đúng . Bài 2 - Yêu cầu HS tự làm bài . -Gọi HS phát biểu. Nhận xét , chữa bài cho bạn + Nhận xét , kết luận lời giải đúng Bài 3 : ? Chủ ngữ trong các câu trên cho ta biết điều gì ? ? Chủ ngữ nào là do 1 từ, chủ ngữ nào là do 1 ngữ ? c. Ghi nhớ: -Gọi HS đọc phần ghi nhớ. d. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung -Chia nhóm, - Yêu cầu HS tự làm bài. -Nhóm nào làm xong trước lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Kết luận về lời giải đúng và dán tờ giấy đã viết sẵn 4 câu văn đã làm sẵn . HS đối chiếu kết quả . Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung . - Yêu cầu học sinh tự làm bài . - GV khuyến khích HS trong một chủ ngữ có thể đặt với nhiều vị ngữ khác nhau . - Gọi HS đọc bài làm . - GV sửa lỗi dùng từ diễn đạt và cho điểm HS viết tốt . 4. Củng cố – dặn dò: - Trong câu kể Ai là gì ? chủ ngữ do từ loại nào tạo thành ? Nó có ý nghĩa gì ? -Dặn HS về nhà xem bài và CB bµi sau Anh, Vân, My. - HS thực hiện viết các câu văn hoặc câu thơ trong đó có kiểu câu kể Ai là gì ? - HS đứng tại chỗ đọc . - Lắng nghe. - HS làm bảng lớp, cả lớp gạch bằng chì vào SGK . - Nhận xét, chữa bài bạn làm trên bảng . a/ Ruộng rẫy / là chiến trường. CN - Cuốc cày / là vũ khí. CN - Nhà nông / là chiến sĩ. CN b/ Anh Kim Đồng và các bạn anh / CN + Chủ ngữ trong câu chỉ tên của người , tên địa danh và tên của sự vật ( cho ta biết sự vật sẽ được thông báo về đặc điểm tính chất ở vị ngữ trong câu .) - Chủ ngữ ở câu 1 do danh từ tạo thành như ruộng rẫy - cuốc cày - nhà nông . + Phát biểu theo ý hiểu . - Hoạt động nhóm . -Nhận xét, bổ sung. - Trẻ em / là tương lai của đất nước . CN - Cô giáo / là người mẹ thứ hai của em CN - Bạn Lan / là người Hà Nội . CN + Bạn Bích Vân - là học sinh giỏi của lớp em . - là một người con ngoan. + Hà Nội là thủ đô của nước ta . - là một thành phố cổ . + Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng . - là một dân tộc có tinh thần yêu nước sâu sắc . - Thực hiện theo lời dặn của giáo viên . Kể chuyện: Những chú bé không chết. I. Mục dích, yêu cầu: - HS dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết rõ ràng, đủ ý (BT1); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2) - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện và đặt được tên khác cho câu chuyện phù hợp với nôi dung. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá kể chuyện III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn dịnh: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện có nội dung nói về việc em đã làm hay chứng kiến người khác làm để góp phần giữ gìn xóm làng ( đường phố, trường học ) xanh, sạch đẹp . - Nhận xét và cho điểm HS . 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ghi đề . b. Hướng dẫn kể chuyện . * GV kể câu chuyện " Những chú bé không chết " - GV kể lần 1 . - GV kể lần 2, vừa kể vừa nhìn vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng đọc phần lời ở dưới mỗi bức tranh, kết hợp giải nghĩa một số từ khó . - Yêu cầu học sinh tiếp nối đọc yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK . * Kể trong nhóm: - Yêu cầu HS kể theo nhóm ( mỗi em kể một đoạn ) theo tranh . + Yêu cầu một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện . + Mỗi nhóm hoặc cá nhân kể xong đều trả lời các câu hỏi trong yêu cầu 3 . + Một HS hỏi 1 HS trả lời . - GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn. + Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật ở mỗi bức tranh . + Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện . + Nói với các bạn về tính cách nhân vật , ý nghĩa của truyện . * Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện. - Nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. - Cho điểm HS kể tốt. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận sét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. Hữu, Nhung, Oanh. - Lắng nghe . - Lắng nghe. - HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . - Quan sát tranh và đọc phần chữ ghi ở dưới mỗi bức truyện - Thực hiện yêu cầu . - HS1 :+ Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé ? - HS2: + Câu chuyện ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược , bảo vệ tổ quốc . + Tại sao câu chuyện lại có tên là " Những chú bé không chết "? - Vì 3 chú bé du kích trong truyện là 3 anh em ruột, ăn mặc giống nhau khiến tên sĩ quan phát xít nhầm tưởng những chú bé đã bị hắn giết chết luôn sống lại . Điều này làm hắn kinh hoảng, khiếp sợ . + Vì các chú bé du kích đã hi sinh nhưng trong tâm trí mọi người ,họ bất tử . + Bạn thử đặt tên khác cho câu chuyện này ? - Những thiếu niên bất tử . - Những chú bé không bao giờ chết . + HS có thể nêu câu hỏi chất vấn bạn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện . + HS tiếp nối lên thi kể câu chuyện . - HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu - HS cả lớp . Thứ 4 ngày 27 tháng 02 năm 2013 Tập đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. I. Mục đích, yêu cầu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, lạc quan. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. ( trả lời được các câu hỏi; thuộc một hai khổ thơ) II. Đồ dùng dạy - học: .Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. III. Hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng phân vai bài " Khuất phục tên cướp biển " và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - 1 HS nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét và cho điểm từng HS . 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Luyện đọc, tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Gọi HS đọc toàn bài - GV phân đoạn ( mçi khæ th¬ lµ mét ®o¹n) -Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài (3 lượt HS đọc). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi. - GV đọc mẫu. *Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc 3 khổ khổ đầu trao đổi và trả lời câu hỏi. ? Những hình ảnh nào trong bài nói lên tinh thần dũng cảm và hăng hái của các chiến sĩ lái xe ? ? Khổ thơ 1, 2, 3 cho em biết điều gì? - Yêu cầu HS đọc khổ thơ 4 trao đổi và trả lời câu hỏi. ? Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào ? ? Khổ thơ này có nội dung chính là gì? - Yêu cầu HS đọc cả bài trao đổi và trả lời câu hỏi. ? Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì ? Ý nghĩa của bài thơ này nói lên điều gì? * HD đọc lại: - Giới thiệu đoạn luyện đọc. - Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ . - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ . - Nhận xét và cho điểm từng HS . 4. Củng cố – dặn dò: - Hỏi: Bài thơ cho chúng ta biết điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. Lê, Diên, Diệu. + Lắng nghe. -1 HS đọc toàn bài. - HS theo dõi - HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự: - HS luyện đọc nhóm đôi. - HS cả lớp lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm , trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi. + Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi; Ung dung buồng lái ta ngồi, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng; không có kính ,... * Tinh thần gan dạ dũng cảm và lòng hăng hái của các anh chiến sĩ lái xe . - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi. - Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới . Bắt tay qua của kính vỡ rồi * Nói lên tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ lái xe rất sâu đậm . -1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp . - Các chú bộ đội lái xe rất vất vả và dũng cảm . - Các chiến sĩ lái xe thật gan dạ và lạc quan yêu đời . - Ca ngợi tinh thần dũng cảm lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng kháng chiến chống Đế quốc Mĩ xâm lược . - HS tiếp nối nhau đọc. Cả lớp theo dõi tìm cách đọc + Tiếp nối thi đọc từng khổ thơ . - 2 đến 3 HS thi đọc thuộc lòng và đọc diễn cảm cả bài . + HS cả lớp . Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt tin tức. I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS: - Biết tóm tắt một bản tin cho trước bằng một, hai câu ( BT1,2) - Bước đầu tự viết được một tin ngắn (4,5 câu) về hoạt dộng học tập, sinh hoạt động (hoặc tin hoạt động ở địa phương) , tóm tắt được tin đã viết bằng một, hai câu. II. Đồ dùng dạy - học: Một tờ giấy viết lời giải BT1( phần nhận xét ) 4 - 5 tờ giấy khổ to để HS làm BT 2 ( phần luyện tập ) III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại cách tóm tắt tin tức đã học . - 2 - 3 HS đọc đoạn tóm tắt của em về bài báo Vịnh Hạ Long được tái công nhận ... + Ghi điểm từng học sinh . 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1 Yêu cầu 1 HS đọc đề bài " bản tin về hoạt động đội của Trường Tiểu học Lê Văn Tám" . - Yêu cầu HS đọc thầm suy nghĩ và trao đổi trong bàn để tìm ra cách tóm tắt bản tóm tắt sao cho thật ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa - GV giúp HS những HS gặp khó khăn + Yêu cầu HS phát biểu ý kiến . - GV nhận xét, sửa lỗi và cho điểm những học sinh có ý kiến hay nhất . Bài 2 : - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài - Yêu cầu HS đọc thầm suy nghĩ và trao đổi trong bàn để tìm ra cách tóm tắt bản tin . + Yêu cầu HS suy nghĩ làm vào vở . - Mời 2 HS làm bài trên 2 tờ phiếu lớn, khi làm xong dán bài lên bảng . + HS ở lớp nhận xét bài bạn . + GV nhận xét ghi điểm học sinh . Bài 3 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập + GV lưu ý HS thực hiện theo hai bước : - Bước 1 : Viết tin tức . - Bước 2 : Tự tóm tắt tin tức đó . - GV kiểm tra sự chuẩn bị về các tin tức nói về hoạt động của chi đội, liên đội do GV đã dặn về nhà qua tiết học trước . - GV giúp HS những HS gặp khó khăn + Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm . - Yêu cầu cả lớp và GV nhận xét, sửa lỗi và cho điểm những học sinh có ý kiến hay nhất . 4 Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại bản tóm tắt tin tức - Dặn HS chuẩn bị bài sau - 2 HS trả lời câu hỏi . Diễm, Thi - 3 HS nêu : Lắng nghe . + 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm bản tin + 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và chữa bài - Tiếp nối nhau phát biểu . - Tóm tắt bằng 1 câu Liên đội trường Tiểu học Lê Văn Tám ( An Sơn , Tam Kì , Quảng Nam ) trao học bổng và quà cho các bạn học sinh nghèo học giỏi và các bạn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Nhận xét bài bạn . + 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm bản tin + 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau - 2 HS lên bảng thực hiện vào 2 tờ phiếu lớn . - Tiếp nối nhau phát biểu Tóm tắt bằng 1 câu . Hoạt động của 236 bạn học sinh tiểu học thuộc nhiều màu da ở trường Quốc tế Liên hợp quốc ( Vạn Phúc Hà Nội ) . - Nhận xét bài bạn . - 1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm bài - Lớp thực hiện theo yêu cầu . - Tiếp nối nhau phát biểu . + Hưởng ứng phong trào giúp bạn vượt khó liên đội trường Tiểu học Phước Tân đã gom tiền được 250 000 đồng . Mua được 20 chiếc áo trắng và 4 ram tập để tặng các bạn học sinh nghèo hiếu học .... - HS ở lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có . Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ : Dũng cảm. I. Mục đích, yêu cầu : - Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, việc ghép từ (BT, BT2); hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm (BT3); biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền vào chỗ trống trong đoạn văn (BT4).. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ III. Hoạt động ạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng đọc đoạn văn kể về một loại trái cây yêu thích, chỉ rõ các câu: Ai là gì ? trong đoạn văn viết . - Nhận xét, kết luận và cho điểm HS 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung - Chia nhóm . Nhóm nào làm xong trước lên bảng. - Gọi các nhóm khác bổ sung. - Nhận xét, kết luận các từ đúng. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm tìm các từ ngữ chỉ về sự dũng cảm của con người + HS lên làm trên bảng . - Gọi 1 HS cuối cùng trong nhóm đọc kết quả làm bài . - Yêu cầu HS cả lớp nhận xét các từ bạn tìm được đã đúng với chủ điểm chưa . Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu. - GV mở bảng phụ đã chuẩn bị - Gọi 1 HS lên bảng ghép các vế để thành câu có nghĩa . -Yêu cầu HS dưới lớp tự làm bài. - HS phát biểu GV chốt lại . - Cho điểm những HS ghép vế câu nhanh và hay. Bài 4: GV mở bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn còn những chỗ trống . + Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài . - Gọi 1 HS lên bảng điền . - Yêu cầu HS dưới lớp tự làm bài. - HS phát biểu GV chốt lại . - Cho điểm những HS điền từ và tạo thành câu nhanh và đúng . 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem l¹i bµi, chuẩn bị bài sau: Luyện tập về câu kể Ai làm gì ? - 3 HS lên bảng đọc . Nhi, Trâm, Vít. - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng. - Hoạt động trong nhóm. - Đọc các từ mà các bạn chưa tìm được. a/ Các từ cùng nghĩa với từ dũng cảm nói về đức tính của con người . + dũng cảm: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm, - Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS thảo luận trao đổi theo nhóm . - HS lên bảng + HS đọc kết quả : a/ Các từ chỉ về lòng Dũng cảm con người + Tinh thần dũng cảm, hành động dũng cảm, dũng cảm xông lên, người
Tài liệu đính kèm: