Giáo án Khối 4 - Tuần 13 (Bản đẹp)

doc 42 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 22/07/2022 Lượt xem 224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 13 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Khối 4 - Tuần 13 (Bản đẹp)
Tập đọc 
 NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu cần đạt
1. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài ( Xi-ôn-cốp-xki), biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
2. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 mươi năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao. Trả lời các câu hỏi SGK.
*GDKNS: Kỹ năng xác định giá trị, biết tự nhận thức bản thân, biết đặt mục tiêu và biết cách quản lí thời gian
II. Đồ dùng dạy học
- Chân dung nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki; Tranh ảnh vẽ kinh khí cầu, tên lửa, tàu vũ trụ
III. Các hoạt động dạy – học
 v Hoạt động 1: Luyện đọc
Nhằm đạt mục tiêu số: 1
Hoạt động lựa chọn: Đọc
Hình thức tổ chức: cả lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Gọi 1 hs đọc mẫu
- HD HS phân đoạn
- Cho hs luyện đọc đoạn 
+Lần1- HD phát âm tiếng, từ khó: Xi-ôn-cốp-xki, ngã gãy chân, trăm lần
+Lần2-Giải thích từ: thiết kế, sa hoàng, tâm niệm, tôn thờ
- Luyện đọc câu hỏi:
Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? Cậu lam thế nào mà mua được hiều sách và dụng cụ thế ?
-Luyện đọc theo nhóm
-Giáo viên đọc mẫu
1hs giỏi đọc.
-Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn.
+Đoạn 1:Từ nhỏ..vẫn bay được
+Đoạn 2: Để đi tìm tiết kiệm thôi 
+Đoạn 3: Đúng là .các vì sao
+Đoạn 4: Đoạn còn lại
- 4HS đọc nối tiếp - Luỵên đọc từ khó, 
hs đọc chú giải trong 
-Vài hs đọc câu văn 
-HS đọc trong nhóm.
-Lắng nghe gv đọc mẫu.
v Hoạt động 2: Tim hiểu bài
Nhằm đạt mục tiêu số: 2
Hoạt động lựa chọn: Đàm thoại
Hình thức tổ chức: cá nhân –nhóm 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Đoạn 1: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
+Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ôn-cốp-xki
-Đoạn 2,3: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
+Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
*GDKNS: biết tự nhận thức bản thân, biết đặt mục tiêu và biết cách quản lí thời gian
-Đoạn 4: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+Em hãy đặt tên khác cho truyện
-Rút từ chốt: Khổ công, thành công
-Y/c hs Giải thích từ chốt.
-Nội dung của bài là gì?
Mơ ước được bay lên bầu trời
-H/ảnh quả bóng không có cánh vẫn bay được đã gợi cho ông tìm cách bay vào không trung
-Để thực hiện ước mơ của mình ông sống rất kham khổ. Ông chỉ ăn bánh mì suôngđể giành tiền mua sách vởvà dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh bằng khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí . Ông kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên
- Xi-ôn-cốp-xki thành công vì: Ông có ước mơ đẹp: Chinh phục các vì sao và ông có quyết tâm thực hiện ước mơ đó
+Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
+Người chinh phục cá vì sao.
+Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
+Quyết tâm chinh phục bầu trời.
-Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thành công mơ ước lên các vì sao.
v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
Nhằm đạt mục tiêu số: 1
Hoạt động lựa chọn: Đọc
Hình thức tổ chức: cá nhân
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
. Luỵên đọc lại:
- Cho hs đọc nối tiếp đoạn.
- Chúng ta sẽ luyện đọc diễn cảm đoạn: Từ nhỏhàng trăm lần.
- HD cách đọc:
-Đọc với gịong trang trọng, khâm phục. Nhấn giọng ở những từ ngữ: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm
-Đọc mẫu
-Y/c hs đọc theo nhóm
-Thi đọc trước lớp
GV nhận xét
-4hs đọc nối tiếp
-Theo dõi GV đọc mẫu
-Cho nhóm, cá nhân lên đọc thi
-Lớp nhận xét
IV Củng cố – Dặn dò:
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
-Em học được gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki ?
-Nhận xét giờ học
-Dặn hs học bài, CBB: Văn hay chư tốt
V. Rút kinh nghiệm:
Toán 
 GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I Mục tiêu:
- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- HS làm bài tập 1,3.
II. Các hoạt động dạy và học
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
Cho hs tính giá trị của các biểu thức
47 x 32 + 125 35 x 18 + 35 x 21
- Nhận xét
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài mới .
 Phép nhân 27 x11 ( trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10)
 b. HD tìm hiểu bài:
- Gv viết lên bảng phép tính 27 x 11
- Yêu cầu hs đặt tính và tính 
- Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên?
- Nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng?
- Gv nêu : Như vậy khi cộng hai tích riêng, ta chỉ cộng hai chữ số của 27 ( 2 + 7= 9), rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27.
- Ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau :
+ 2 cộng 7 bằng 9.
+ Viết 9 vào giữa hai chữ số của 27 được 297
+Vậy 27 x 11= 297
- Yêu cầu hs nhân nhẩm 35 với 11 
* Trường hợptổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10
- Cho hs nhân nhẩm 48 x 11 theo cách trên 
- Yêu cầu hs đặt tính và tính để kiểm tra
- Nêu bước thực hiện tính tổng hai tích riêng
- Gv : 
+ 8 là hàng đơn vị của 48
+2 là hàng đ vị của tổng hai chsố 4 và 8 ( 4 + 8=12)
+5 là 4 +1 ( 1 là hàng chục của 12 nhớ sang)
- Vậy ta có cách nhẩm :
+ 4 cộng 8 bằng 12 , viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 ta được 482
+ Thêm 1 vào 4 của 482 ta được 582
+ Vậy 48x 52 = 528
- Yêu cầu hs nhắc lại cách nhân nhẩm 48 với 11
- Yêu cầu hs nhân nhẩm 75 với 11
 c. Luyện tập:
Bài 1 : 
 -Yêu cầu hs tự nhẩm và khi kết quả vào bảng con, sau đó chỉ định hs nêu cách nhẩm
Bài 3 :
 - Gọi hs đọc đề 
- yêu cầu hs tự tóm tắt đề và giải .
- Yêu cầu hs có cách giải khác trình bày trước lớp 
- Nhận xét
4. Củng cố:
? Nêu cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
5. Dặn dò:
Nhận xét giờ học
Dặn HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- Hai hs làm bảng , cả lớp làm vở 
- Một hs làm bảng, cả lớp làm nháp 
x
 27
 11
 27
 27
 297
- Hai tích riêng đều bằng 27
- Hs : Hạ 7; 2 cộng 7 bằng 9 viết 9;hạ 2 
- Hs nghe
- Hs trả lời kết quả.
- Hs đặt tính và tính :
 48 
 x 11
 48
 48
 528
-HS: *Hạ 8
* 8 cộng 4 bằng 12 ,viết 2 nhớ 1.
*4 thêm 1 bằng 5 , viết 5
- Hs nghe giảng
- Hs nêu lại
- Hs thực hiện nhân nhẩm.
- Hs tự nhẩm
- Hai em làm bảng, lớp làm vở 
- 1 Hs đọc đề
- một hs làm bảng , lớp làm vở
- Hs đọc đề.
-Hs làm bài
Giải :
Số học sinh của khối Bốn :
 11 x 17 = 187( học sinh)
 Số học sinh của khối Năm :
 11 x 15 = 165 ( học sinh )
 Số học sinh của hai khối :
 187 + 165 = 352 ( học sinh)
 Đáp số : 352 học sinh
- Hs trình bày cách giải khác.
- Hs trao đổi nhóm
KHOA HỌC
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I-/ MỤC TIÊU:
Nêu đặc điểm của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
1. Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chức các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.
2. Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
* GDBVMT:GDHS biết cách bảo vệ môi trường để nước không bị ô nhiễm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Hình trang 52 ,53 SGK .
 +Một chai nước hồ ,ao ,một chai nước giếng hoặc nước máy.
 +Hai chai không 
 +Hai phễu lọc nước ; bông để lọc nước 
 III-/ HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ :
?Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sốngcủa người , động vật ,thực vật ?
+ Nước có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp ? Cho ví dụ :
GV nhận xét và cho điểm
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài:
 Làm thế nào để biết được đâu là nước sạch đâu là nước bị ô nhiễm .Chúng ta cùng Tìm hiểu bài học Nước bị ô nhiếm 
Hoạt động 1:Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên .
Bước 1:Tổ chức và hướng dẫn
- chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáovề việc chuẩn bị đồ dùng để quan sátvà làm thí nghiệm .
- GV yêu cấu HS đọc mục quan sát và thực hành trang 52 SGK để biết cách làm
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
a-/HS quan sát 2 chai nước 
Cả nhóm thảo luận để đưa ra cách giải thích .
-2 đại diện của nhóm sẽ dùng 2 phễu để lọc nước vào 2 chai không
Cả nhóm cùng quan sát 2 miếng bông vừa lọc 
+Cả nhóm rút ra kết luận 
GV chốt ý
Bước 3: Đánh giá 
- GV yêu cầu HS tìm nguyên nhân ,xem tiến trình làm việc .
Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:
+Tại sao nước sông,ao,hồ hoặc nước đã dùng rồi thì đục hơn nước giếng,nước mưa ?
* GD:Chúng ta cần làm gì để nước không bị ô nhiễm?
Chuyển ý :
Hoạt động 2:Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễmvà nước sạch 
Bước 1: GV yêu cầu các nhóm các nhóm thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước
sạch và nước bị ô nhiễm 
- Bước 2 :Làm việc theo nhóm
HS ghi theo mẫu sau 
Tiêu chuẩn
đánh giá
Nước bị ô nhiễm
Nước sạch
1.Màu
- Bước 3:Trình bày và đánh giá 
Đại diện các nhóm treo kết quả của nhóm mình lên bảng -GV yêu cầu HS mở sách trang 53 ra đối chiếu .Các nhóm tự đánh giá 
GV nhận xét và khen nhóm có kết quả đúng 
Kết luận :Như mục bạn cần biết trang 53 SGK 
4.Củng cố : 
 ? Nêu đặc điểm của nước sạch?
 ? Làm thế nào để nguồn nước luôn sạch?
5.Dặn dò : 
Chuẩn bị bài sau :Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
2 HS ttrả lời câu hỏi
Lớp nhận xét 
2 HS đọc 
-Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo
chuẩn bị dụng cụ 
-HS quan sát hình 52 SGK
-HS quan sát 
Giải thích :Nước giếng trong hơn vì chứa ít chất không tan ,nước sông đục hơn vì chứa nhiều chất không tan 
Nước sông ,ao, hồ hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất ,cát, đặc biệt nước sông có nhiều phù sa nên chúng thường bị vẩn đục .
Không vứt rác bừa bãi xuống ao hồ, sông, suối,giữ vệ sinh môi trường xung quanh
Lắng nghe
HS đọc đề
HS điền vào mẫu
Các nhóm trình bày 
Lớp nhận xét
 .
ĐẠO ĐỨC
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ ,CHA MẸ.(Tiết 2)
I- Mục tiêu:
1. Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
2. Biết thể hện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
 *GDKNS:Kỹ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu,biết lắng nghe lời dạy bảo của ông bà cha, mẹ,thể hiện được tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ.
II- Hoạt động dạy và học:
 Giáo viên 
 Học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ
Kể những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
3. Bài mới
 a,Giới thiệu bài
 b, Tìm hiểu bài	
* Hoạt động 1: Đánh giá việc làm đúng hay sai.
Câu 2: Y/c hs làm việc theo nhóm đôi.
+Y/c hs quan sát tranh vẽ trong sgk ,thảo luận để đặt tên cho tranh và nhận xét việc làm đó.
+Y/c hs trả lời các câu hỏi , nhóm khác theo dõi nhận xét.
-GV nhận xét, đánh giá.
+Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà ,cha mẹ ?
+Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà ,cha mẹ thì chuyện gì sẽ xảy ra?
-Gv chốt lại.và chuyển sang hoạt động 2.
* Hoạt động 2: Đóng vai .
Bài tập 3:Y/c hs xem tranh sgk.1 phút.
-Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm, nhóm 1, 3 , 5 đóng vai theo tình huống 1 và nhóm 2, 4 , 6 thảo luận đóng vai theo tình huống 2.
-Các nhóm thảo luận , đóng vai.
-Các nhóm lên diễn vai , các nhóm khác theo dõi và nhận xét nhóm nào sắm vai hay nhất.
-Gv kết luận : Con cháu cần phải hiếu thảo, quan tâm, chăm sóc ông bà ,cha mẹ , nhất là khi ông bà già yếu , ốm đau. 
Bài tập 4:Làm phóng viên.
-Gv hướng dẫn hs sắm vai phóng viên : Chào , giới thiêu ở nhà baó nào ? giao lưu bằng những câu hỏi về nội dung :Giúp ông bà , cha mẹ , hoàn cảnh gia đình..
 +Việc đã làm :
 +Việc sẽ làm :
* Hoạt động 3:Sưu tầm thơ, tục ngữ ,ca dao hoặc kể chuyện về lòng hiếu thảo.
Bài tập 4, 5: hoạt động theo nhóm 6 .
-Y/c nhóm kể cho nhau nghe tấm gương hiếu thảo hoặc ca dao , tục ngữ mà em biết. 
-Nhóm viết ra những y/c trên vào phiếu học tập dán lên bảng .
-Đại diện nhóm lên trình bày , nhóm khác lắng nghe , nhận xét.
-GV nhận xét , đánh giá.
GV kết luận :
 Ông bà ,cha mẹ đã có công lao sinh thành , nuôi dạy chúng ta nên người .Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
4. Hoạt động nối tiếp :
-Thực hiện đúng những điều các em vừa học để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
- Nhận xét tiết học. 
-Hs thảo luận theo nhóm đôi.
-Nhóm quan sát tranh và đặt tên cho tranh , nhận xét việc làm đó đúng hay sai và giải thích vì sao?
+Tranh 1 : Cậu bé chưa ngoan.
Vì hành động của cậu bé chưa đúng , chưa tôn trọng và chưa quan tâm đến bố mẹ , ông bà khi ông và bố đang xem thời sự cậu bé lại đòi xem kênh khác theo ý mình.
+ Tranh 2: Là một tấm gương tốt.
Vì cô bé rất ngoan , biết chăm sóc bà khi bà ốm , biết động viên bà .
-Lớp nhận xét ,bổ sung.
-Hs trả lời.
+Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là luôn quan tâm chăm sóc giúp đỡ ông bà ,cha mẹ.
+Nếu con cháu không hiếu thảo , ông bà ,cha mẹ rất buồn phiền , gia đình kgoong hạnh phúc.
-Các nhóm lắng nghe và nhận nhiệm vụ .
-Thảo luận , phân vai trong nhóm.
-Nhóm lên sắm vai trước lớp , các nhóm khác theo dõi nhận xét .
-1 -3 hs làm phóng viên .(lần lượt lên tự giới thiệu và hỏi giao lưu.
-Lớp lắng nghe và nhận xét ai làm phóng viên hay nhất.
-Nhóm thảo luận , ghi ra phiếu và dán lên bảng.
+ Áo mẹ cơm cha .
+ Ơn cha nặng lắm cha ơi.
 Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
+ Liệu mà thờ mẹ kính cha.
 Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười.
+ Cha sinh mẹ dưỡng.
Đức cù lao lấy lượng nào đong.
 Thờ cha mẹ ở hết lòng.
Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét.
-Hs lắng nghe. 
KỂ CHUYỆN:
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
I- Mục đích :
1. Dựa vào SGK, chọn được câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham gia ) thể hiện đúng tinh thần kiên trì vượt khó.
2, Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
*GDKNS: HS thể hiện sự tự tin, tư duy sáng tạo và biết lắng nghe tích cực.
II- Đồ dùng học tập:
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
- Mục gợi ý 2 viết trên bảng phụ.
III- Hoạt động dạy và học:
 Giáo viên 
 Học sinh
1.Ổn định:
2. Bài cũ:
-Gọi 2 hs kể lại chuyện đã nghe , đã đọc về người có nghị lực.
-Nhận xét hs kể chuyện , ghi điểm .
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu: Ở tiết học trước các em đã được nghe về người có ý chí , có nghị lực thì tiết học hôm nay các em sẽ kể những truyện về người có tinh thần , kiên trì vượt khó khăn ở xung quanh mình .
-GV kiểm tra sự chuẩn bị trước ở nhà của hs .-Nhận xét sự chuẩn bị của hs.
 b. Hướng dẫn kể chuyện :
 * Tìm hiểu đề bài.
- 1 hs đọc đề bài..
-GV viết đề bài lên bảng, gạch chân từng từ ngữ quan trọng , giúp hs xác định đúng y/c của đề.( Kể một câu chuyện em được nghe hoặc đã đọc nói về người có tinh thần kiên trì vượt khó theo chủ đề “có chí thì nên”).
-3 hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1 , 2 , 3. Cả lớp theo dõi.
-Hỏi:
+Thế nào là người có tinh thần kiên trì vượt khó?
+Em kể về ai ? Câu chuyện đó như thế nào?
 * Kể trong nhóm:
-Gọi hs đọc lại gợi ý 3 trên bảng phụ.( GV treo bảng phụ )
-Y/c hs kể chuyện theo nhóm đôi.
c- Kể trước lớp:
-Gv tổ chức cho hs thi kể.
-Y/c hs lắng nghe và hỏi lại bạn những tình tiết về nội dung , ý nghĩa truyện .
*GDKNS: thể hiện sự tự tin, tư duy sáng tạo và biết lắng nghe tích cực.
-Gọi hs nhận xét bạn kể chuyện .
-NHận xét hs kể , hs hỏi ,chi điểm từng hs.
 4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học 
-Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể ở lớp cho người thân nghe.
-2 hs lên kể chuyện .
- Lớp nhận xét.
-1 hs đọc y/c đề.
-Hs phân tích đề.
-3 hs đọc nối tiếp gợi ý
+Người có tinh thần vượt khó là người không quản ngại khó khăn , vất vả,luôn cố gắng .
+Hs nối tiếp nhau trả lời:
-Em kể về anh Nguyễn Ngọc Ký..Anh bị liệt hai tay ..
-Em kể về một người bạn của em.
-Em kể về lòng kiên trì học tập của bạn Long trong lớp ...
-Em kể về lòng kiên nhẫn luyện viết chữ 
đẹp của bạn Nam trong xóm của em.
- y/c 2 hs giới thiệu 
-1 hs đọc thành tiếng.
-2 hs cùng bàn trao đổi , kể chuyện.
-5 – 7 hs thi kể và trao đổi với bạn về ý nghĩa. truyện .
-Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
 Kĩ Thuật
THÊU MÓC XÍCH
(Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU:
- HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
- Thêu được các mũi thêu móc xích.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Tranh qui trình thêu móc xích. Mẫu thêu móc xích.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Một mảnh vải sợi bông; len, chỉ thêu; kim khâu len, kim thêu; phấn vạch, thước, kéo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 Giáo viên 
 Học sinh
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài:
 b/ Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
-GV giới thiệu mẫu.
Yêu cầu HS quan sát và nhận xét mẫu:
+ Nêu tóm tắt đặc điểm của đường thêu móc xích.
-GV nhận xét và bổ sung.
-GV yêu cầu HS nêu khái niệm thêu móc xích.
-GV giới thiệu một số sản phẩm về thêu móc xích.
* Hoạt động 2: 
GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
-GV treo tranh quy trình và yêu cầu HS quan sát hình 2.
+ Yêu cầu HS nêu cách vạch dấu đường thêu móc xích.
+ So sánh cách vạch dấu với các đường thêu đã học.
-GV nhận xét và bổ sung.
-Yêu cầu HS quan sát hình 3a, 3b, 3c để trả lời câu hỏi trong SGK.
-Hướng dẫn HS thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, thêu mũi thứ hai.
-Hướng dẫn HS quan sát hình 4 để trả lời về cách kết thục đường thêu.
-Hướng dẫn HS thao tác cách kết thúc đường thêu.
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài cho tiết học sau: Thêu móc xích (tiết 2).
-HS quan sát mẫu và trả lời câu hỏi.
-HS nêu.
-HS theo dõi.
-Là cách thêu để tạo thành những vòng nối tiếp nhau giống như chuỗi móc xích.
-HS quan sát tranh quy trình.
-HS vạch dấu đường thêu móc xích.
-HS nêu ý kiến.
-HS quan sát hình 3a, 3b, 3c và trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi và ghi nhớ.
-HS quan sát hình 4 và trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi và ghi nhớ.
-HS đọc phần ghi nhớ.
Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC
I. Mục tiêu:
1. Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
2. Bước đầu biết tìm từ, đặt câu, viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhựa, bút viết bảng
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-Thế nào là tính từ?
-Tìm những từ miêu tả mức độ khác nhau của đặc điểm sau: xanh, thấp
-Nhận xét- Ghi điểm
3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng
 b. HD làm bài tập
Bài 1:
- Gọi hs đọc nội dung bài
-Chia nhóm, Y/c hs thảo luận và tìm từ
-Cho đại diện nhóm lên trình bày
-Nhận xét, chốt lại ý đúng
	Bài 2:
-Bài tập y/c ta làm gì?
-Cho hs tự làm bài
-Gọi hs đọc câu mình vừa đặt
-Nhận xét , sửa sai cho hs
Bài 3:
-Y/c hs đọc đề bài
-Đoạn văn y/c viết về nội dung gì?
-Bằng cách nào em biết được người đó?
-Y/c hs làm bài, nhắc các em có thể sử dụng 
thành ngữ, tục ngữ cho phần mở đoạn 
hay kết đoạn.	
-Gọi hs trình bày đoạn văn
-Nhận xét, sửa lỗi cho hs
4. Củng cố- Dặn dò	
- Nhận xét giờ học
-Dặn hs học bài 
– CBB:Câu hỏi và dấu chấm hỏi
-3hs trình bày
-Đọc đề bài
-Làm việc nhóm 4
a/Nói lên ý chí , nghị lực con người: quyết 
chí, quyết tâm, bền gan, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghi, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết,
 vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng
b/Nói lên thử thách đối với ý chí, nghị lực 
của con người: khó khăn, gian khó, gian khổ,
gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, 
thách thức, châm gai
-Đặt câu với các từ vừa tìm được ở bài 1
+Người thành đạt đều là người biết bền chí trong sự nghiệp của mình
-Mỗi lần vượt qua được gian khó là mỗi lần con người được trưởng thành.
-Một hs đọc.
-Người có ý chí, nghị lực nên vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
-Đó là người hàng xóm, người thân, em xem trên ti vi, em đọc báo.
-Làm bài
Toán :
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ.
I Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết cách nhân với số có ba chữ số.
 - Tính được giá trị biểu thức.
 - HS làm bài tập 1,3.
 III Các hoạt động dạy học:	
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng thực hiện một số phép nhân 
với 11,nêu nhẩm kết quả.
3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Nhân với số có ba chữ số
 b. Tìm cách tính : 64 x123
- GV ghi lên bảng phép tính 164 x 123 và 
yêu cầu HS vận dụng tính chất một số nhân với một 
tổng để tính.	
- Gọi 1 Hs làm tính
 c. Giới thiệu cách đặt tính và tính:
Thông thường người ta tiến hành đặt tính 
và tính theo cột dọc.
- Dựa vào cách đặt t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_13_ban_dep.doc