Giáo án Hình học lớp 7 - Tuần 2

doc 6 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 707Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học lớp 7 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hình học lớp 7 - Tuần 2
 Tuần 2 
 Ngày soạn: 23/ 8/ 2015 
 Ngày dạy : 31/ 8/ 2015
Tiết 3: Đ2. hai đường thẳng vuông góc
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Học sinh phát biểu được định nghĩa hai đường thẳng vuông góc với nhau, công nhận tính chất có duy nhất 1 đường thẳng đi qua 1 điểm mà vuông góc với 1 đường thẳng ; phát biểu được khái niệm đường trung trực của đoạn thẳng.
2. Kĩ năng :
- Học sinh vẽ được đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với đường thẳng cho trước, biết vẽ đường trung trực của đoạn thẳng, sử dụng ê ke, thước thẳng.
- Học sinh biết tập suy luận.
3. Thái độ :
- Học sinh có thái độ hợp tác, tích cực trong học tập và yêu thích môn học.
*HSKT: HS nhận biết được hai đường thẳng vuông góc, biết được góc vuông có số đo là 900 và đường trung trực của một đoạn thẳng.
B. Chuẩn bị:
- Thày: thước thẳng, thước đo góc, ê ke, bảng phụ 
- Trò: thước thẳng, thước đo góc, ê ke
C. Các hoạt động trên lớp:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
? Làm bài tập 9 Tr 83 - SGK 
III. Bài mới:
- Giáo viên cho học sinh làm câu hỏi 1
? Nêu hình ảnh của 2 đường thẳng tạo bởi 2 mép gấp.
? Làm câu hỏi 2
? Tìm mối quan hệ và, tính tổng.
? Suy luận để tìm các góc khác.
? Thế nào là 2 đường thẳng vuông góc .
- Giáo viên nêu ra cách đọc tên 2 đường thẳng vuông góc 
? Y/c học sinh làm ?3.
? Để 2 đường thẳng a và a' vuông góc với nhau thì thoả mãn những điều kiện nào.
- Dùng thước đo góc kiểm tra lại.
 - Y/c học sinh làm ?4.
? Xảy ra mấy trường hợp.
? Kiểm tra lại a' đã vuông góc với a chưa.
- Giáo viên nêu cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc .
- Giáo viên y/c học sinh :
+ vẽ đoạn AB trên giấy.
+ Xác định trung điểm I của đoạn AB.
+ quan sát hình ảnh của mép gấp với đoạn AB.
Người ta gọi đó là đường trung trực của AB
? phát biểu định nghĩa .
1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc 
?2
Ta có 
a) Suy luận 
vì và là 2 góc kề bù
* Định nghĩa (SGK )
Kí hiệu: xx' yy'
2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc 
?3 
?4 
- Có 1 và chỉ 1 đường thẳng a' đi qua O cho trước và vuông góc với a cho trước.
3. Đường trung trực của đoạn thẳng 
* định nghĩa (SGK )
- 2 điểm A, đối xứng nhau qua xy
IV. Củng cố: 
- Giáo viên đưa ra bảng phụ : 
 Trong các hình vẽ dưới đây em hãy đọc tên các hình:
- Bài tập 11(tr 86) : Giáo viên đưa ra bản phụ nôị dung bài 11. Học sinh lên bảng điền.
a) ... cắt nhau và các góc tạo thành có 1 góc vuông.
b) ... a vuông góc với a'.
c, có duy nhất.
- Bài tập 12 (tr 86) 
Câu b sai vì 2 đường thẳng cắt nhau 
thì góc tạo bởi chưa chắc bằng 900
- Bài tập 14 (tr 86)
Vẽ I là trung điểm của CD
- Vẽ đt đi qua I và vuông góc với CD
V. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học theo SGK 
- Làm bài tập 13 - tr 86
- Làm bài tập 12; 14; 15 - SBT (tr 75)
 Ngày soạn: 23/ 8/ 2015 
 Ngày dạy : 1/ 9/ 2015
Tiết 4: luyện tập
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Học sinh phát biểu lại được định nghĩa 2 đường thẳng vuông góc 
2. Kĩ năng :
- Học sinh vẽ được 2 đường thẳng vuông góc bằng thước và ê ke, vẽ đường trung trực của đoạn thẳng.
 3. Thái độ :
- Học sinh có tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
*HSKT: HS biết dùng thước để vẽ một góc vuông.
B. Chuẩn bị:
- Thày: thước thẳng, ê ke. 
- Trò: thước thẳng, ê ke, giấy hình chữ nhật
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh 1: Thế nào là 2 đường thẳng vuông góc , vẽ 2 đường thẳng xx', yy' vuông góc với nhau tại O.
? Suy luận: 
- Học sinh 2:Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng? vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB, biết AB = 5cm
III. Bài mới.
- Giáo viên cho học sinh làm theo sự hướng dẫn SGK 
- Cả lớp làm bài, học sinh rút ra nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm.
? Nêu rõ các bước làm.
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày.
- Giáo viên uốn nắn sửa chữa sai xót.
- Y/c học sinh tự làm bài tập 
- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời và nêu cách làm
- Học sinh cả lớp nhận xét.
- Học sinh thảo luận theo nhóm, nêu ra cách làm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Học sinh nêu ra các cách vẽ khác.
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm.
- Các nhóm làm việc, thi đua giữa các nhóm.
- Giáo viên kiểm tra các nhóm làm việc
 Bài tập 15 (Tr15)
zt và xy vuông góc với nhau.
Bài tập 16 (tr87)
- Bước 1: đặt êke sao cho cạnh góc vuông trùng với đường thẳng d và cạnh góc vuông kia đi qua điểm A.
- Bước 2: vạch theo cạnh thứ 2 của êke.
- Bước 3:kéo dài cạnh đó ta được đường thẳng d'.
Bài tập 18 (Tr87)
- Hình a, b : a a'
- Hình c: a và a' không vuông góc 
Bài tập HSKT: vẽ 2 đường thẳng xy và zt vuông góc với nhau tại O. Cho biết số đo góc xOt, góc zOy.
Bài tập 19 (tr 87)
- Vẽ d1 cắt d2 tại O và 
- Lấy B d1
- Vẽ BC d2 , AB d1 tại B. Điểm A nằm trong 
Bài tập 20(tr87)
 a) Trường hợp a, B, C không thẳng hàng 
b) Trường hợp A, B, C thẳng hàng 
IV. Củng cố:
- Hai đường thẳng a và b được gọi là vuông góc với nhau nếu góc tạo bởi hai đường thẳng đó bằng nhau và bằng 900.
- Đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm và vuông góc với đường thẳng đó.
- để vẽ 2 đường thẳng vuông góc , đường trung trực của 1 đoạn thẳng ta có thể dùng thước hoặc êke.
V. Hướng dẫn học ở nhà:
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm bài tập 14; 15 (tr 75 - SBT )
- Đọc trước bài: Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.doc