Tuần 17 Ngày Tiết :32 ÔN TẬP HỌC KÌ I (t1) I. MỤC TIÊU : Kiến thức : Ôn tập các kiến thức về các tứ giác đã học. Oân tập công thức tính diện tích hình chữ nhật, tam giác. Kĩ năng : Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm hiểu điều kiện của hình, thấy được mối quan hệ giữa các hình đã học, góp phần, rèn luyện tư duy biện chứng cho HS. Thái độ : Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình, chứng minh II. CHUẨN BỊ : GV : Sơ đồ các loại tứ giác tr152 SGV và hình vẽ sẳn trong khung chữ nhật tr132 SGK để ôn tập kiến thức. Bảng phụ, thước thẳng, êke, compa, phấn màu, bút dạ. HS : Ôn tập lý thuyết và làm các bài tập theo hướng dẩn của GV, thước thẳng, compa, bảng nhóm, êke, bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Tổ chức lớp :1’ Kiểm tra bài cũ : (Kiểm tra khi ôn tập ) Bài mới : Giới thiệu bài :1’ Để hệ thống các kiến thức về các loại tứ giác đã học, cách tính diện tích của hình chữ nhật, tam giác, hình vuông. Chuẩn bị kiểm tra học kì I. Hôm nay chúng ta tiến hành ÔN TẬP HỌC KÌ I. Tiến trình bài dạy : TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức 11’ 30’ Hoạt động 1: GV nêu yêu cầu kiểm tra : ĐỊnh nghĩa hình vuông Nêu các tính chất của hình vuông Nói hình vuông là một hình thoi đặc biệt có đúng không ? Giải thích ? Hãy điền công thức tính diện tích các hình vào bảng sau: Hình chữ nhật S = a.b Hình vuông S = a2 = Tam giác S = GV đưa bảng phụ lên bảng để HS điền. Nhận xét và cho điểm GV đưa bài tập sau lên bảng phụ Câu nào đúng, câu nào sai ? 1) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành. 2) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân. 3) Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau tì hai cạnh bên song song. 4) Tam giác đều là hình có tâm đối xứng. 5) Tam giác đều là một đa giác đều . 6) Hình thoi là một đa giác đều 7) Tứ giác vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi là hình vuông. 8) Hình tang cân có một góc vuông là hình chữ nhật 9) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau là hình thoi. 10) Trong các hình thoi có cùng chu vi thì hình vuông có diện tích lớn nhất. Hoạt động 2 : Luyện tập GV đưa bài 161 tr77 SBT lên bảng phụ GV yêu cầu HS vẽ hình và ghi GT, KL vào vở. GV vẽ hình lên bảng. GV có nhận xét gì về tứ giác DEHK ? Tại sao tứ giác DEHK là hình bình hành ? Ta vận dụng dấu hiệu nào để chứng minh tứ giác DEHK là hình bình hành ? Ngoài ra ta còn cách nào khác nữa hay không ? b) Tam giác ABC thoả điều kiện gì thì tứ giác DEHK là hình chữ nhật ? GV ta đã chứng minh tứ giác DEHK là hình bình hành. Hình bình hành có thêm yếu tố nào sẻ trở thành hình chữ nhật ? GV chọn yếu tố nào ? Suy ra điều kiện của tam giác ABC là gì ? GV còn cách nào khác nữa hay không ? GV đưa hình vẽ minh hoạ lên bảng phụ. c/ Nếu BD ^ CE thì tứ giác EDKH là hình gì ? Vì sao ? Kiểm tra và ôn tập lý thuyết Nêu định nghĩa và tính chất của hình vuông như SGK tr107 Hình vuông là một hình thoi đặc biệt vì hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông Lên bảng điền, các HS khác theo dõi và nhận xét. HS nhận xét bài làm của bạn. HS suy nghĩ và trả lời Đúng Sai Đúng Sai Đúng Sai Đúng Đúng Sai 10) Đúng HS cả lớp vẽ hình vào vở và ghi GT, KL Một HS đứng tại chổ trình bày . Một HS khác lên bảng trình bày, HS cả lớp làm vào vở. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành. HS : Do G là trọng tâm của tam giác ABC nên EG = GK = DG = GH = Vậy tứ giác DEHK là hình bình hành vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật Hoặc hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật HS trả lời Hình bình hành DEHK là hình chữ nhật Û ED ^ EH mà ED // BC (cm trên) Tương tự ta có : EH // AM (EH là đường trung bình của tam giác ABG) Þ BC ^ AM Mà AM là đường trung tuyến nên DABC cân tại A Vậy DABC cân tại A thì DEHK là hình chữ nhật. HS : Nếu BD ^ CE thì hình bình hành EDKH có DH ^ EK nên là hình thoi. Bài 161 tr77 SBT GT DABC, G là giao điểm ba đường trung tuyến BD, CE, AM; HB = HG ; KC = KG KL a/ EDKH là hình bình hành b/ DABC thoả điều kiện gì thì EDKH là hình chữ nhật? c/ Nếu BD ^ CE thì tứ giác EDKH là hình gì ? Vì sao ? Ta có : ED là đường trung bình của tam giác ABC nên : ED // BC và ED = (1) HK là đường trung bình của tam giác GBC nên : HK // BC và HK = (2) Từ (1) và (2) suy ra : ED // HK // BC ED = HK = Vậy tứ giác DEHK là hình bình hành. Hình bình hành DEHK là hình chữ nhật Û HD = EK Û BD = CE Û DABC cân tại A (Một tam giác cân khi và chỉ khi có hai trung tuyến bằng nhau) Vậy tam giác ABC cân tại A thì tứ giác DEHK là hình chữ nhật. c) Nếu BD ^ CE thì hình bình hành EDKH có DH ^ EK nên là hình thoi. Dặn dò HS : 2’ Ôn tập lý thuyết chương I và II theo hướng dẫn ôn tập, làm lại các dạng bài tập (trắc nghiệm, tính toán, chứng minh, tìm điều kiện của hình) Chuẩn bị kiểm tra toán học kì I Thời gian kiểm tra 90 phút cả đại và hình
Tài liệu đính kèm: