Giáo án Địa lí tự nhiên

doc 10 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1274Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Địa lí tự nhiên
 ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
I,Vũ trụ,các hệ quả chuyển động của Trái Đất.
A,Khái niệm Vũ Trụ,hệ Mặt Trời và Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
 +Vũ Trụ : là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên Hà.Thiên Hà chứa hệ mặt trời được gọi là Giải Ngân Hà.
 +Hệ Mặt Trời : là một tập hợp các thiên thể nằm trong giải ngân hà.Trong Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh : Thủy Tinh,Kim Tinh,Trái Đất,Hỏa Tinh,Mộc Tinh,Thổ Tinh,Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh chuyển động trên quỹ đạo hình elip hướng ngược chiều kim đồng hồ
 +Trái Đất trong Hệ Mặt Trời : Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời.Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triêu km cùng với vận động tự quay quanh trục giúp Trái Đất nhận được lượng nhiệt ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.
B,Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.
 +Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
 *Sự luân phiên ngày đêm : Trái Đất hình khối cầu lại tự quay quanh trục cho nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối gây nên hiện tượng luân phiên ngày đêm.
 *Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế :
 #Giờ : Trái Đất có hình khối cầu tự quay từ Tây à Đông nên ở cùng một thời điểm thì người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau.Để thuận lợi cho sinh hoạt,người ta chia Trái Đất làm 24 múi giờ và múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế (GMT ) từ đó đi về phía Tây tính giờ muộn hơn,đi về phía Đông tính giờ sớm hơn.
 #Đường chuyển ngày quốc tế : Theo cách tính giờ múi,trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau.Người ta lấy kinh tuyến 180* đi qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế.Nếu đi từ Tâyà Đông qua kinh tuyến 180* thì lùi một ngày lịch,nếu đi từ ĐôngàTây qua kinh tuyến 180* thì tăng thêm một ngày lịch
 *Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể : Khi Trái Đất tự quay quanh trục,mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất ( trừ 2 cực ) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ Tây -- > Đông do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu ( vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quan tính ) Lực làm lệch hướng đó gọi là lực côriôlit.Ở bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải,ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động.
+Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
 *Chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt trời : Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ lần lượt xảy ra ở các địa điểm từ vĩ tuyến 23*27’ N – 23*27’B rồi lại xuống 23*27’B-23*27’N 
*Các mùa trong năm 
 -Nguyên nhân : do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và có thời kì bán cầu Bắc ngã về phía Mặt Trời làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm sinh ra mùa.
 -Người ta chia mỗi năm ra bốn mùa
 -Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy 4 ngày : Xuân Phân (21/3),Hạ Chí (22/6) ,Thu Phân (23/9) và Đông Chí (22/12) là 4 ngày khởi đầu của 4 mùa.Đối với các nước dùng âm lịch thời gian bắt đầu của các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày.
*Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ 
 -Nguyên nhân : Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày , đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
 Mùa xuân : ngày dài hơn đêm,ngày càng dài thì đêm càng ngắn.Riêng 21/3 thì ngày bằng đêm.
 Mùa Hạ : ngày vẫn dài hơn đêm .Khi mặt trời ở gần xích đạo thì ngày càng ngắn , đêm cáng dài,22/6 là ngày dài nhất,đêm ngắn nhất trong năm.
 Mùa Thu : ngày ngắn hơn đêm.Khi mặt trỜi ở gần xích đạo thì ngày cáng ngắn đêm dài.23/9 thì thời gian ngày bằng đêm.
 Mùa đông : ngày ngắn hơn đêm,khi mặt trời ở gần xích đạo, ngày dài dần,đêm ngắn.22/12 là ngày ngắn nhất còn đêm dài nhất.
II,Khí Quyển
A,Sự phân bố khí áp : các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
 B,Nguyên nhân thay đổi của khí áp : 
-Khí áp thay đôi theo độ cao : càng lên cao không khí càng loãng,sức nén càng nhỏ,do đó khí áp thấp
-Khí áp thay đổi theo nhiệt độ :
 +Nhiệt độ tăng,không khí nở ra,tỉ trọng giảm đi,khí áp giảm
 +Nhiệt độ giảm,khong khí co lại,tỉ trọng tăng,khí áp tăng
-Khí áp thay đổi theo độ ẩm : không khí chứa nhiều hơi nước khí áp giảm.
C,Một số loại gió chính :
Loại gió
Nguyên nhân hình thành
Hướng thổi
Tính chất
Gio Tây Ôn Đới
Từ áp cao chí tuyến về áp thấp ôn đới
-Bán cầu Bắc :Tây Nam
-Bán cầu Nam: Tây Bắc
Mưa,độ ẩm cao
Gio Mậu Dịch
Từ Khu áp cao cận nhiệt đới về xích đạo
-Bán cầu Bắc : Đông Bắc
-Bán cầu Nam : Đông Nam
Khô
Gio Mùa
Do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa với đại dương theo mùa từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và thấp ở lục địa và đại dương.
-Mùa Hạ : Tây Nam
-Mùa Đông : Đông Bắc
-ẩm và mưa
-lạnh và khô
Gio Địa Phương
Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất và nước biển
Ban ngày thổi từ biển vào đất,ban đêm thổi từ đất liền ra biển
Khô và nóng
Gio Biển
Hình thành ở sườn khuất gió và các dãy núi cao
Thổi theo sườn núi
Khô và nóng
III,Thủy Quyển
A,Khái niệm thủy quyển: Là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển,đại dương,nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
B,Vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất :
 +Vòng tuần hoàn nhỏ : xảy ra ở biển và đại dương
 +Vòng tuần hoàn lớn : xảy ra ở biển và đại dương và các lục địa.
C,Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
-Chế độ mưa,băng tuyết,nước ngầm :
 +ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới,nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa,nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa của nơi đó.
 +ở miền ôn đới lạnh và sông bắt nguồn từ núi cao,nước sông đều do băng tuyết tan cug cấp vào mùa xuân khi nhiệt độ cao băng tuyết tan sông sẽ dược tiếp nhiều nước.
-Địa thế thực vật và hồ đầm :
 +Địa thế : ở miền núi,nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng do độ dốc của địa hình.Sau mỗi trận mưa to là nước dồn về các dòng suối sông
 +Thực vật : lượng mưa khi rơi được giữ lại ở tán cây,lượng còn lại khi xuống mặt đất một phần bị lớp thảm mục giữ lại,một phần len lỏi qua các rễ cây thấm trong đất tạo nên những mạch ngầm ,điều hóa dòng chảy sông ngòi giảm lũ lụt.
 +Hồ đầm : có tác dụng điều hòa chế độ nước sông khi nước sông lên một phần chảy vào hồ đầm,khi nước sông xuống thì nước ở hồ đầm lại chảy ra làm nước sông đỡ cạn
D,Sóng biển và thủy triều
-Sóng biển : là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng
 +Nguyên nhân : chủ yếu là gió
 +Phân loại : sóng tròn đầu,sóng nhọn đầu,sóng bạc đầu và sóng thần
-Thủy triều : là hiện tượng dao động thường xuyên có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương do ảnh hưởng sức hút của mặt trăng và mặt trời.
 +Khi mặt trăng,mặt trời,trái đất nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn nhất
 +Khi mặt trăng trái đất,mặt trời ở vị trí vuông góc thì dao động thủy triều nhỏ nhất.
IV,Thỗ nhưỡng quyển
A,Thổ nhưỡng quyển : Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa – nơi tiếp xúc với khí quyển,thạch quyển,sinh quyển – được gọi là thổ nhưỡng quyển.
B,Các nhân tố hình thành đất
 1,Đá mẹ : cung cấp vật chất vô cơ cho đất do đó quyết định thành phần khoáng vật,thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất
 2,Khí hậu : Trực tiếp : nhiệt ẩm Gián tiếp : lớp phủ thực vật
 3,Sinh vật : -Thực vật : cung cấp chất hữu cơ phá hủy đá về mặt cơ giới
 -Động vật : góp phần làm biến đổi tính chất của đất
 4,Địa hình : quá trình hình thành đất,tầng đất
 5,Thời gian : là nhân tố hiển thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất đai dài hay ngắn,mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó
 6,Con người : - Hoạt động sản xuất của con người làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất
 - Việc bón phân,bón vôi cải tạo đất sẽ làm đất tốt hơn
V,Sinh Quyển
A,Khái niệm : Sinh quyển là một quyển của Trái Đất,trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. Giới hạn : +bên trên : độ cao 22 km +bên dưới : đáy đại dương 11km.
B,Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
 1,Khí hậu : +Nhiệt độ : mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.Vượt qua giới hạn thì ảnh hưởng không tốt đến phát triển.
 +Nước và độ ẩm không khí : ở nơi nào có điều kiện nhiệt ẩm thuận lợi là
 môi trường tôt để sinh vật phát triển. 
 +Ánh sáng : ảnh hưởng đến quá trình quang hợp .
 2,Đất :các đặc tính lí,hóa và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố 
 của thực vật.
 3,Địa hình : càng lên cao nhiệt độ càng giảm,độ ẩm thay đổi do đó thực vật cũng thay đổi theo.Hướng sườn khác nhau tạo nên sự khác biệt vì nhiệt ẩm và chế độ chiếu sáng,do đó cũng ảnh hưởng tới sinh vật.
 4,Sinh vật :Nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
 5,Con người : con người đã làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI
I,Tình hình phát triển dân số thế giới,hậu quả
-Giai đoạn 1804-1999 dân số tăng nhanh còn năm 2000 đến nay dân số thế giới có xu hướng tăng chậm và ổn định.
-Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
- Tốc độ gia tăng dân số thế giới ngày càng cao, quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.
Hậu quả : +Kinh tế : thừa lao động thiếu việc làm,tốc độ phát triển kinh tế chậm lại,nhu cầu về năng lượng tăng cao đẩy mạnh tốc độ khai thác và sử dụng tài nguyển.
 +Xã hội : người dân không được chăm sóc sức khỏe tốt,tăng tỉ lệ thất học,đời sống khó khăn.
 +Môi trường : cạn kiệt tài nguyên,ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững.
II,Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội 
-Cơ cấu sinh học : 
a,cơ cấu dân số theo giới : là tương quan giữa tỉ lệ giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. 
Cơ cấu dân số theo giới ảnh hưởng đến phân bố sản xuất,tổ chức đời sống xã hội của các quốc gia.
Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian,có sự khác nhau giữa các nước,các khu vực.
b,cơ cấu dân số theo tuổi : là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
 Dân số thường được chia làm 3 nhóm tuổi : Nhóm dưới lao động :0-14 tuổi,nhóm tuổi lao động : 15-59 tuổi ( hoặc 15-64 tuổi ) và nhóm trên tuổi lao động : 60 tuổi ( hoặc 65 tuổi trở lên ).
 -Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tình hình sinh tử và tuổi thọ, kĩ năng phát triển dân số và nguồn lao động của mỗi quốc gia.
 -Có thể phân biệt được những nước có dân số trẻ và dân số già dựa vào cơ cấu dân số theo tuổi.
 -Để nghiên cứu cơ cấu sinh học,người ta sử dụng tháp dân số,có 3 kiểu cơ bản :
 Kiểu mở rộng (đáy tháp rộng,đỉnh nhọn ) Kiểu thu hẹp (phình to ở giữa,thu hẹp ở đỉnh và đáy tháp ) Kiểu ổn định (hẹp ở đáy,rộng ở phần đỉnh ).
-Cơ cấu xã hội :
a,Cơ cấu dân số theo lao động : *Nguồn lao động chia làm 2 nhóm đó là nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế.
*Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế : Chia làm 3 khu vực đó là Khu vực I : Nông-Lâm-Ngư,Khu vực II :công nghiệp và xây dựng,Khu vực III :dịch vụ.
b,Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa : Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư đồng thời cũng là một tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.Để xác định người ta thường dựa vào số liệu thống kê tỉ lệ người biết chữ ( 15 tuổi trở lên ) và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên.
III,Đặc điểm phân bố dân cư,các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
Đặc điểm phân bố dân cư :
 a,Phân bố dân cư không đồng đều trong không gian : Theo thống kê năm 2005,trên Trái Đất có 6477 triệu người,mật độ dân số trung bình là 48 người/km.
Tình hình phân bố dân cư không đều,đông dân ở vùng Caribê,Đông Á,Đông Nam Á,Trung-Nam Á,Nam Âu,Tây Âu,Đông Âu.Thưa dân ở vùng Châu Phi,Trung Mỹ,Bắc Mỹ,Châu Đại Dương.
b,Biến động về phân bố dân cư theo thời gian : Tỉ trọng phân bố dân cư thay đổi theo từng năm.
Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư :Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố,trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,tính chất của nền kinh tế,sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên,lịch sử khai thác lãnh thổ,chuyển cư
IV,ĐÔ THỊ HÓA
1,Khái niệm : Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị,sự tập trung dân cư trong các thành phố,nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
2,Đặc điểm : Qúa trình đô thị hóa thể hiện ở ba đặc điểm chính sau đây: 
 +Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh
 +Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
 +Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
3,Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường :
+Tích cực : Không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động,thay đổi các quá trình sinh,tử và hôn nhân ở các đô thị.
+Tiêu cực : Việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực.Trong khi đó nạn thiếu việc làm,nghèo nàn ở thành phố ngày cáng phát triển,điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn,môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng,từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội.
 MỘT SỐ BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI
1,Hãy nêu ví dụ minh họa về mối quan hệ giữa chế độ nước sông với chế độ mưa.
Ở xích đạo,lượng mưa nhiều,mưa quanh năm nên sông ngòi đầy nước quanh năm.Ở khu vực nhiệt đới gió mùa có một mùa mưa và một mùa khô nên sông có một mùa nước lũ và một mùa nước cạn.
2, Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ tự nhiên Việt Nam,em hãy cho biết vì sao mực nước lũ ở các sông ngòi miền trung nước ta thường lên rất nhanh 
 -Sông ngắn,dốc,do địa hình núi lan ra sát biển
 -Mưa khá tập trung,mưa với lượng nước mưa lớn, trong thời gian ngắn.
3,Ở lưu vực của sông,rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu?Vì sao trông ở đó ?
-Trên các lưu vực sông,rừng phòng hộ thường được trồng ở những vùng núi cao,thượng nguồn của sông để điều tiết nước.
4,Gỉa sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 2% và không thay đổi trong thời kì 1995-2000
Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ theo mẫu dưới đây :
 Năm
 1995
1997
 1998
 1999
 2000
 Dân số
(triệu người)
975
-Cách tính :
 +Tg là tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (2%)
 +Cho dân số thế giời năm 1998 là D8 ,năm 1999 là D9 và năm 2000 là D0,năm 1995 là D5
 +Ta có công thức :
 D8=D7+Tg.D7=D7.(Tg+1)
 D7=D8/(Tg+1) = 975/1,02 = 955,9 triệu người
 D9=D8+Tg.D8=D8.(Tg+1)=975.1,02=994,5 triệu người
 D0=D9+Tg.D9=D9.(Tg+1)=994,5.1,02=1014,4 triệu người
 D7=D6+Tg.D6=D6.(Tg+1)=>D6=D7/(Tg+1)=955,9/1,02=937,2 triệu người
 D5=D6/(Tg+1)=937,2/1,02=918,8 triệu người
Kết quả thể hiện ở bảng sau :
 Năm
 1995
1997
 1998
 1999
 2000
 Dân số
(triệu người)
 918,8
955,9
975
994,5
1014,4
Cho bảng số liệu : 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_Dia_Ly_10_HKI.doc