Giáo án Đại số 8 Tiết 22: Phân Thức đại số

docx 6 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 3435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 Tiết 22: Phân Thức đại số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đại số 8 Tiết 22: Phân Thức đại số
Ngày soạn: . Người soạn: Phan Thị Dung
Ngày dạy: ...
Chương II: Phân Thức Đại Số.
Tiết 22: Phân Thức đại số.
I. Mục tiêu.
* Giúp HS thông hiểu khái niệm phân thức đại số vì không thể trực quan hoá khái niệm phân thức bằng nhau.
* Phân thức đại số là khái niệm mở rộng của phân số, giúp HS vận dụng khái niệm hai phân thức bằng nhau.
II. Phương pháp dạy học:
* Dạy học khái niệm thuyết trình giảng giải là chủ yếu.
* Phương pháp đặt vấn đề gợi mở làm công cụ thuyết trình giảng giải.
III. Dụng cụ dạy học:
* GV: SGK, giáo án, bảng phụ, 
* HS: SGK, SBT, 
IV. Tiến trình giảng dạy:
Hoạt động của thầy
Câu trả lời mong muốn
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ (3 phút).
Câu 1: Nêu khái niệm phân số?
* Ta nói với a, b ∈ ℤ, b ≠0 là một phân số, a gọi là tử số, b gọi là mẫu số. 
Câu 2: Trong các biểu thức sau biểu thức nào là phân số?
a, b, 4; c, ; 
d, ; e, .
* Ý a và b là phân số vì chúng có dạng với a, b ∈ ℤ, b ≠0 còn các biểu thức c; d; e không là phân số.
Vậy các biểu thức c; d; e được gọi là gì?
Cô và các em cùng nghiên cứu 
chương II: Phân thức đại số. Các em đã biết từ tập hợp số nguyên ℤ ta thiết lập được tập hợp số hữu tỉ Ԛ có dạng với a, b ∈ ℤ, b ≠0. Tương tự từ tập đa thức ta sẽ thiết lập được tập hợp mới gồm những biểu thức được gọi là biểu thức đại số. Học chương này các em sẽ biết được khái niệm phân thức đại số, biết các quy tắc làm tính trên phân thức. Và những quy tắc ấy có tương tự như quy tắc làm tính trên phân số hay không? 
Để trả lời cho những câu hỏi đó, cô và trò cùng nghiên cứu bài đầu tiên của chương II. Tiết 22: Phân thức đại số.
Hoạt động 2: Dạy học khái niệm phân thức đại số. (17 phút)
Câu 1: Các biểu thức dưới đây:
 c, ; d, ; e, .
Em có nhận xét gì về dạng của các biểu thức trên?
* Các biểu thức đều có dạng 
Câu 2: A, B là biểu thức như nào? Có cần điều kiện gì nữa không?
* A, B là các đa thức.
* B ≠0.
Những biểu thức như trên được gọi là phân thức đại số.
ĐN: Một phân thức đại số (phân thức) là biểu thức đều có dạng trong đó A, B là các đa thức, B ≠0.
Câu 3: Để kiểm tra một biểu thức có phải là phân thức đại số thì ta phải kiểm tra mấy điều kiện?
* Kiểm tra 3 điều kiện, nếu vi phạm 1 trong 3 điều kiện thì kết luận ngay biểu thức đó không là phân thức đại số”
 + dạng 
 + A, B là các đa thức.
 + B ≠0.
Câu 4: Mỗi đa thức có được coi là phân thức hay không?
* Có vì các đa thức ta luôn viết được dưới dạng có mẫu số bằng 1.
Câu 5: ?1 Em hãy viết phân thức đại số
; ; 
Câu 6: Phân số có là phân thức không?
* Có vì 3, 4 đều là các đa thức.
Câu 7: Cho các biểu thức sau: ; ; 
* không là phân thức vì không có dạng 
* không là phân thức vì tử thức không phải là một đa thưc.
* không là phân thức vì mẫu thức bằng 0.
Câu 8: ?2. Một số thực a bất kì có phải là phân thức không? Vì sao?
* Một số thực a bất kì cũng là phân thức vì số thực a đều viết dưới dạng có mẫu bằng 1.
Câu 9: Số 0, số 1 có phải là phân thức đại số không?
* Số 0, số 1 cũng là phân thức đại số.
Câu 10: Hai phân số bằng nhau khi nào?
* Hai phân số bằng nhau khi tích chéo của chúng bằng nhau.
 nếu a.d=b.c.
Tương tự như vậy ta cũng có khái niệm hai phân thức bằng nhau khi nào?.
Hoạt động 3: Dạy học khái niệm hai phân thức bằng nhau (12 phút).
Câu 1: Thế nào là hai phân thức bằng nhau?
* Hai phân thức và bằng nhau nếu A.D=B.C.
Nên khi kiểm tra hai phân thức bất kì có bằng nhau hay không thì ta kiểm tra tích chéo có bằng nhau hay không. Nếu tích chéo bằng nhau thì hai phân thức bằng nhau.
Câu 2:VD. Hai phân thức và có bằng nhau không? Vì sao?
* ta có: 
Câu 3: ?3; ?4; ?5/ SGK/ trang 35
*?3: 
vì 
* ?4: 
Ta có: cùng bằng đa thức 
* ?5: Bạn Vân nói đúng: vì (3x+3).x=3x.(x+1)
Bạn Quang nói sai: Vì 3x+3 ≠ 3x.3
Cô đoán có thể bạn Quang lúc kiểm tra hai phân thức có bằng nhau hay không thì bạn thấy trên tử và mẫu đều xuất hiện 3x, cho nên bạn đã gạch bỏ là cho kết quả là 3. Liệu rằng trên tử là một phép cộng thì ta có được gạch bỏ những đơn thức giống nhau hay không. Để trả lời câu hỏi này cô và trò cùng nhau nghiên cứu tiếp bài sau.
Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập (13 phút).
Câu 1: Khái niệm phân thức đại số? Khái niệm hai phân thức bằng nhau?
* Một phân thức đại số (phân thức) là biểu thức đều có dạng trong đó A, B là các đa thức, B ≠0.
* Hai phân thức và bằng nhau nếu A.D=B.C.
Câu 2: Làm bài tập 1/SGK/ trang 36 
(ý c, e).
c. ta có 
e. 
Câu 3: Dùng định nghĩa hai phân thức bằng nhau hãy tìm đa thức A trong đẳng thức sau:
 a. 
 b. 
* a. Ta có: 
A.
 A= 3x
b. Ta có:
 A= x(x+4) = 
Hoạt động 5: Hướng dẫn ôn tập về nhà
* Học thuộc định nghĩa phân thức, định nghĩa hai phân thức bằng nhau.
* Làm bài tập: 1, 2, 3/SGK/ trang 36.
* Tiết này là tiết đầu của chương II, chương này nhằm giới thiệu trường phân thức với tư cách là mở rộng của vành đa thức, để phép chia một đa thức cho một đa thức khác 0 luôn thực hiện được.
 Tiết học cung cấp khái niệm phân thức đại số, khái niệm hai phân thức bằng nhau, để phục vụ cho tiết học sau: Tính chất phân thức, các phép toán trên phân thức, và chuẩn bị cơ sở vật chất để cho HS giải được phương trình phân thức hữu tỉ, khảo sát hàm số cho bởi biểu thức phân thức.
* Sách tham khảo: “Cơ bản và nâng cao” toán 8- tập 1- Vũ Hữu Bình chủ biên.
 “Nâng cao và phát triển toán 8”- tập 1- Vũ Hữu Bình chủ biên.
 “Toán bồi dưỡng học sinh lớp 8- đại số”- Vũ Hữu Bình, Tôn Thân, Đỗ Quang Thiệu chủ biên.
V. Dự đoán tình huống sư phạm và sai lầm học sinh mắc phải - biện pháp khắc phục.
Sai lầm của học sinh
Cách khắc phục
1. HS cho rằng là phân thức đại số hoặc HS không giải thích được vì saokhông phải là phân thức đại số. 
* Nhấn mạnh cho HS biết vì biểu thức không có dạng 
2. HS quên điều kiện mẫu ≠ 0
* Kiểm tra 3 điều kiện, nếu vi phạm 1 trong 3 điều kiện thì kết luận ngay biểu thức đó không là phân thức đại số”
 + dạng 
 + A, B là các đa thức.
 + B ≠0.
3. HS cho rằng là phân thức đại số.
* Nhấn mạnh cho HS biết tử và mẫu phải là đa thức
4. Khi kiểm tra hai phân thức có bằng nhau hay không, HS không xét tích mà thực hiện thu gọn.
* Ta phải xét tích chéo, dùng thu gọn để chứng tỏ hai phân thức đại số bằng nhau là kiến thức của bài sau.
 Người soạn.
Phan Thị Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docxphan_thuc_dai_so.docx