Học kỳ II 18 tuần (68 tiết) Đại số 30 tiết Hình học 38 tiết 16 tuần đầu x 4 tiết = 64 tiết 2 tuần cuối x 2 tiết = 4 tiết 12 tuần đầu x 2 tiết = 24 tiết 6 tuần cuối x 1 tiết = 6 tiết 12 tuần đầu x 2 tiết = 24 tiết 4 tuần giữa x 3 tiết = 12 tiết 2 tuần cuối x 1 tiết = 2 tiết Ngày soạn: 4. 1. 2015. Tiết: 41. Bài dạy: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Làm quen với các bảng về thu thập số liệu thống kê khi điều tra. Làm quen với khái niệm tần số của một giá trị. 2. Kỹ năng: Xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra; Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu , giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra. 3. Thái độ: Giáo dục tính thực tiễn của toán học. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, thước thẳng, bảng phụ , phấn màu. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi bài, bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (2 ph): Nhắc nhở học sinh cố gắng học toán, đối chiếu với kết quả học kỳ I vừa qua để phấn đấu hơn nữa (Lớp trưởng lên thông qua kết qủa TBM Toán HK I). 3. Giảng bài mới (40 ph): - Giới thiệu bài (1 ph): Hôm nay chúng ta nghiên cứu bài đầu tiên của chương III gồm các nội dung sau: Thu thập số liệu thống kê, Bảng tần số, Biểu đồ, Biểu đồ, Số trung bình cộng. - Tiến trình bài dạy: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 8 ph Hoạt động 1. Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu thống kê về vấn đề được quan tâm. Các số liệu trên được ghi lại trong một bảng gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu. Dựa vào bảng số liệu thống kê ban đầu trên em hãy cho biết bảng đó gồm mấy cột? nội dung từng cột là gì? Cho học sinh thực hành: Em hãy thống kê điểm của tất cả các bạn trong tổ của mình qua bài kiểm tra toán HK I? Tuỳ theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau, cho học sinh quan sát bảng 2 trang 5 SGK. Hoạt động 1. Ba cột: STT; lớp; số cây trồng được của mỗi lớp. Hoạt động nhóm. Đại diện tổ 1 trình bày cấu tạo bảng trước toàn lớp 1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu. Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số liệu thống kê. Mỗi số liệu là một giá trị của dấu hiệu 10 ph Hoạt động 2. Giới thiệu khái niệm dấu hiệu và kí hiệu dấu hiệu như SGK. Giới thiệu khái niệm: giá trị của dấu hiệu và dãy giá trị của dấu hiệu Hoạt động 2. Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp. Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra. Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị.HS đọc dãy giá trị của dấu hiệu Xở cột 3 bảng 1. 2 Dấu hiệu: a) Dấu hiệu, đơn vị điều tra: Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu (thường được kí hiệu bằng các chữ in hoa X; Y; ) b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu: Số các giá trị (không nhất thiết khác nhau) của dấu hiệu đúng bằng các đơn vị điều tra (thường được kí hiệu là N) 12 ph Họat động 3. Giới thiệu khái niệm tần số như SGK và cho học sinh đọc lại. Cho học sinh đọc phần đóng khung trong SGK Giới thiệu phần chú ý ở SGK. Hoạt động 3. Hoạt động cá nhân có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng được. Đó là: 28; 30;35;50. 8 lớp trồng được 30 cây; 2 lớp trồng được 28 cây; 7 lớp trồng được 35 cây; 3 lớp trồng được 50 cây. Đọc phần đóng khung. 3. Tần số của mỗi giá trị: Sồ lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó. Chú ý: - Không phải mọi dấu hiệu đều có giá trị là số - 35 30 28 30 30 35 28 30 30 35 35 50 35 50 30 35 35 30 30 50 9 ph Họat động 4. Cho học sinh hoạt động nhóm bài tập 2 trang 7 SGK a) Dấu hiệu: Thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu đó có 10 giá trị b) Dấu hiệu có 5 giá trị khác nhau. Hoạt động 4. Hoạt động nhóm. Một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại theo dõi và nêu nhận xét. 4. Củng cố : c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 17;18;19;20;21 và tần số tương ứng lần lượt là 1; 3; 3; 2; 1. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph): - Ra bài tập về nhà1; 3 trang 7 - 8 SGK. Bài 1; 2; 3 trang 3 - 4 SBT. - Chuẩn bị bài mới: Cố gắng làm bài tập đầy đủ. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG. Ngày soạn: 4. 1. 2015. Tiết: 42. Bài dạy: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học : dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu và tần số của chúng. 2. Kỹ năng: Thành thạo tìm giá trị của dấu hiệu cũng như tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu cần tìm hiểu. 3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: Nắm vững các khái niệm đã học ở tiết trước. Chuẩn bị trước các bài tập. Bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tình hình lớp (1 ph):Kiểm tra sỹ số học sinh . 2. Kiểm tra bài cũ (7 ph): Thế nào là dấu hiệu ? Tần số của mỗi giá trị là gì? Nêu kí hiệu giá trị của dấu hiệu, tần số ? - Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu (kí hiệu bằng chữ cái in hoa X , Y - Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu gọi là tần số của giá trị đó. - Giá trị của dấu hiệu kí hiệu là x và tần số của dấu hiệu kí hiệu là n. 3. Giảng bài mới (34 ph): - Giới thiệu bài (1 ph): Vận dụng những khái niệm đầu tiên về thống kê vào việc giải các bài tập như thế nào? - Tiến trình bài dạy : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 14 ph Hoạt động 1. Đưa đề bài đã ghi sẵn trên bảng phụ. Các em hãy hoạt động nhóm. Nhận xét việc làm của từng nhóm và nêu lên những ưu điểm và tồn tại của từng nhóm. Hoạt động 1. Đọc đề bài Hoạt động nhóm. Cử đại diện nhóm lên bảng trình bày bài giải của nhóm mình, các nhóm khác theo dõi và nhận xét. Bảng 5: a) Dấu hiệu: Thời gian chạy 50m của mỗi HS nam trong một lớp 7. b) Số các giá trị của dấu hiệu là 20. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 5. c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7; 8,8 Tần số của chúng lần lượt là: 2; 3; 8 ; 5; 2. Bảng 6: a) Dấu hiệu: Thời gian chạy 50m của mỗi HS nữ trong một lớp 7. b) Số các giá trị của dấu hiệu là 20. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 4. c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 8,7; 9,0; 9,2; 9,3. Tần số của chúng lần lượt là: 3; 5; 7; 5 14 ph Họat động 2. Đưa đề bài đã ghi sẵn trên bảng phụ lên bảng. Gọi HS lần lượt làm từng câu hỏi của bài tập 4, chú ý gọi các đối tượng HS. Hoạt động 2. Đọc đề bài tập 4 trang 9 SGK. Hoạt động cá nhân a) Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp. Số các giá trị: 30 b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 5. c) Các giá trị khác nhau là 98; 99; 100; 101; 102. Tần số của các giá trị theo thứ tự trên là: 3; 4; 16; 4; 3. 5 ph Hoạt động 3. Dấu hiệu là gì? Tần số của dấu hiệu là gì? Hoạt động 3. Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu (kí hiệu bằng chữ cái in hoa X, Y, ) 3. Củng cố Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu gọi là tần số của giá trị đó. Giá trị của dấu hiệu kí hiệu là x và tần số của dấu hiệu kí hiệu là n. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (3 ph) - Ra bài tập về nhà: Số lượng học sinh nam của mỗi lớp trong một trường THCS được ghi lại trong bảng dưới đây: 18 14 20 27 25 14 19 20 16 18 14 16 Cho biết: a) Dấu hiệu là gì? Số tất cả các giá trị của dấu hiệu? b) Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của từng giá trị đó? - Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài Bảng “Tần số” các giá trị của dầu hiệu. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: