Ngày soạn: 7. 12. 2014. Tiết: 33. Bài dạy: LUYỆN TẬP MẶT PHẲNG TOẠ ĐỘ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố những kiến thức cơ bản về mặt phẳng toạ độ. 2. Kỹ năng: Thành thạo vẽ hệ trục toạ độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, biết tìm toạ độ của một điểm cho trước. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi vẽ hệ trục toạ độ. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, thước thẳng, bảng phụ, phấn màu. 2. Chuẩn bị của học sinh: Nắm vững những vấn đề cơ bản về mặt phẳng toạ độ, bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh 2.Kiểm tra bài cũ (6 ph): Mô tả mặt phẳng toạ độ? Trên mặt phẳng toạ độ cho ta kết luận được điều gì? (Mặt phẳng có hệ trục toạ độ Oxy gọi là mặt phẳng toạ độ Oxy). Trên mặt phẳng toạ độ : + Mỗi điểm M xác định một cặp số . Ngược lại, mỗi cặp số xác định một điểm M. + Cặp số gọi là toạ độ của điểm M, là hoành độ và là tung độ của điểm M. + Điểm M có toạ độ được kí hiệu ) 3. Giảng bài mới (36 ph): - Giới thiệu bài (1ph): Vận dụng những vấn đề cơ bản về mặt phẳng toạ độ vào việc giải bài tập như thế nào? - Tiếân trình bài dạy: THỜIGIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 15 ph Hoạt động 1: Các em hãy hoạt động nhóm bài tập 35 Nhận xét việc hoạt động nhóm của học sinh. Các em hãy giải miệng bài tập 34 Lấy thêm vài điểm trên trục hoành , vài điểm trên trục tung . Các em hãy trả lời . Ghi nhớ kết quả bài tập 34 Treo bảng phụ hình vẽ 21 của bài tập 38 các em hãy giải miệng Muốn biết chiều cao của từng bạn em làm như thế nào? Tương tự, muốn biết số tuổi của mỗi bạn em làm như thế nào? Hoạt động nhóm. Trình bày bài giải của nhóm mình, Nhóm khác theo dõi và nhận xét Bài 35 SGK Thực hiện. Từ các điểm Hồng , Đào , Hoa , Liên kẻ các đường vuông góc đến trục tung ( chiều cao) Kẻ các đường vuông góc xuống trục hoành ( tuổi) 1. Xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ Bài 35 trang 68 SGK: Hình vẽ A(0,5;2) B(2;2) C(2;0) D(0,5;0) P(-3;3) Q(-1;1) R(-3;1). Bài 34 trang 68 SGK a.Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0. b. Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng 0. Bài tập 38 trang 68 SGK a. Đào là người cao nhất và cao 1,5 m. b. Hồng là người ít tuổi nhất và là 11 tuổi. c. Hồng cao hơn Liên nhưng Liên nhiều tuổi hơn Hồng. 15 ph Hoạt động 2 : Các em hãy làm bài tập 36 trang 68 SGK Có nhận xét gì về toạ độ các điểm A; B; C; D? Các điểm đó nằm ở góc phần tư nào? Các em hãy làm bài tập 37 trang 68 SGK. Có nhận xét gì vị trí của các điểm A, B, C, D, O? Hãy nối các điểm đó lại? Và nêu nhận xét? Hàm số này cho bởi công thức nào? Thực hiện. Toạ độ các điểm đó đều là số âm Góc phần tư thứ III. Thực hiện cá nhân. Thẳng hàng. y = 2x 2. Xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó. Tứ giác ABCD là hình vuông. x 0 1 2 3 4 y 0 2 4 6 8 a. Các cặp (x;y) là: (0;0); (1;2); (2;4); (3;6); (4;8) b. Vẽ: 5 ph Hoạt động 3 : Diễn tả mặt phẳng toạ độ Oxy? Hai dạng toán cơ bản về mặt phẳng toạ độ Oxy? Nêu được : Xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ. Xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó. 3. Củng cố : 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph). - Ra bài tập về nhà: Làm thêm các bài tập tương tự trang 50, 51 SBT. - Chuẩn bị bài mới: IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn: 7. 12. 2014. Tiết: 34. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm đồ thị hàm số, đồ thị của hàm số 2. Kỹ năng: Biết cách vẽ đồ thị hàm số 3. Thái độ: Thấy được ý nghĩa của đồ thị trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK. Ôn lại cách xác định điểm trên mặt phẳng toạ độ. Bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ (6 ph): 3. Giảng bài mới (7 ph): - Giới thiệu bài: Tập hợp các điểm biểu diễn các cặp số như thế gọi là đồ thị của hàm số y = f(x). Đồ thị của hàm số là gì? Đồ thị của hàm số biểu thị sự tương quan tỉ lệ thuận là gì? Nội dung tiết học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu. - Tiến trình bài dạy. THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10 ph Hoạt động 1. Từ ví dụ ở bước kiểm tra, hỏi: Đồ thị của hàm số là gì? Yêu cầu học sinh vẽ đồ thị của hàm số đã cho trong vào vở. Vậy để vẽ đồ thị hàm số trong ta đã làm những bước nào? Nêu được khái niệm. Thực hiện Vẽ hệ trục O xy. Xác định trên mặt phẳng toạ độ các điểm biểu diễn các cặp giá trị (x;y) của hàm số . 1. Đồ thị của hàm số là gì? Đồ thị của hàm số là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng trên mặt phẳng toạ độ. Ví dụ: Vẽ đồ thị hàm số đã cho trong 15 ph Hoạt động 2. Yêu cầu một nhóm lên trình bày bài làm. Kiểm tra thêm vài nhóm khác. Nhấn mạnh: Người ta chứng minh được rằng: Đồ thị của hàm số là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ . Gọi một học sinh lên bảng vẽ đồ thị hàm số Vẽ đồ thị hàm số Hãy nêu các bước làm? Lưu ý viết công thức của hàm số theo đồ thị. Ta chỉ cần biết 2 điểm thuộc đồ thị. Thực hiện cá nhân Làm trên bảng. Thực hiện vào vở. 2. Đồ thị của hàm số Nhận xét: Ví dụ 2: Vẽ đồ thị của hàm số: y=1,5x Giải Vậy đường thẳng OA là đồ thị của hàm số đã cho. 10 ph Hoạt động 3 : Đồ thị của hàm số là gì? Đồ thị của hàm số là đường như thế nào? Muốn vẽ đồ thị hàm số ta cần làm qua các bước nào? Cho học sinh làm Quan sát các đồ thị bài 39 trả lời câu hỏi Trả lời các câu hỏi Xác định điểm thứ hai A. Đường thẳng OA là đồ thị của hàm số y = a x cần vẽ . Thực hiện cá nhân vào vở bài tập. Lần lược học sinh lên bảng thực hiện. Nếu a > 0 , đồ thị nằm ở các góc phần tư I và III. Nếu a < 0, đồ thị nằm ở góc phần tư II và IV 3. Củng cố: 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph). - Ra bài tập về nhà: Nắm vững các kết luận và cách vẽ đồ thị hàm số BTVN: 41, 42, 43 trang 72, 73 SGK. - Chuẩn bị bài mới: Tiết sau luyện ập. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : Ngày soạn: 7. 12. 2014. Tiết 35. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ . I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố khái niệm đồ thị, đồ thị hàm số 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vẽ đồ thị hàm số , biết kiểm tra điểm thuộc đồ thị, điểm không thuộc đồ thị. Biết cách xác định hệ số a khi biết đồ thị hàm số . 3. Thái độ: Thấy được ứng dụng của đồ thị trong thực tiễn. II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu. 2. Chuẩn bị của học sinh: Bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh 2.Kiểm tra bài cũ (5ph): Câu 1: Đồ thị của hàm số là gì? Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ O xy đồ thị các hàm số : ; .Hai đồ thị này nằm trong góc phần tư nào? Câu 2: Đồ thị hàm số là đường như thế nào? Vẽ đồ thị các hàm số: trên cùng một hệ trục? Hai đồ thị của các hàm số này nằm ở góc phần tư nào? 3. Giảng bài mới ( 37 ph): - Giới thiệu bài (1ph): Vận dụng những vấn đề liên quan đến đồ thị hàm số y = a x vào việc giải các bài tập như thế nào? Hôm nay ta tiến hành luyện tập. - Tiến trình bài dạy. THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10 ph Hoạt động 1 : Điểm thuộc đồ thị hàm số nếu Làm mẫu đối với điểm A. HS lên bảng làm đối với điểm B và C? Yêu cầu vẽ đồ thị hàm số y = -3x và xác định các điểm A,B,C để minh hoạ các kết quả trên? Lĩnh hội. Ghi vào vở và thực hiện đối với hai điểm B và C. Thực hiện. Hàm số y = -3x. Xét .Ta có A thuộc đồ thị hàm số y = -3x. Tương tự: B không thuộc đồ thị hàm số y = -3x. C thuộc đồ thị hàm số y = -3x. 10 ph Hoạt động 2 : Treo đề bài trên bảng phụ và cho học sinh thực hiện theo nhóm? Thay toạ độ của điểm A vào công thức y = a x ta sẽ tính được hệ số a. Từ điểm trên trục hoành kẻ đường vuông góc với trục hoành , cắt đồ thị tại một điểm cần tìm. Hoạt động nhóm Cử đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả. a. Thay vào công thức y = a x, Ta có : 1 = a . 2 b. Điểm c. Điểm 10 ph Hoạt động 3 : Học sinh đọc đồ thi : a) Thời gian chuyển động của người đi bộ là 4 (h) Thời gian chuyền động của người đi xe đạp là 2 (h) b) Quãng đường đi được của người đi bộ là 20 (km) Quãng đường đi được của người đi xe đạp là 30 (km) c) Vận tốc của người đi bộ là 20 : 4 = 5 (km/h) Vận tốc của người đi xe đạp là 30 : 2 = 15 (km/h) 6 ph Hoạt động 4 : Những điểm có toạ độ như thế nào thì thuộc đồ thị hàm số Khi nào một điểm thuộc , không thuộc đồ thị hàm số ? Những điểm có toạ độ thoã mãn công thức của hàm số thì thuộc đồ thị hàm số 4 . Củng cố : Đồ thị hàm số là đường như thế nào ? Muốn vẽ đồ thị hàm số ta tiến hành như thế nào ? 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph). - Ra bài tập về nhà :Xem bài đọc thêm trang 74 SGK. Làm 4 câu hỏi phần ôn tập trang 76 SGK vào vở học. BT: 48, 49, 50 trang 76, 77 SGK. - Chuẩn bị bài mới: Hôm sau ôn tập chương II. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tài liệu đính kèm: