Giáo án Hình học 7 - Tiết 14 bài 8: Đối xứng tâm

doc 5 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 854Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 14 bài 8: Đối xứng tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hình học 7 - Tiết 14 bài 8: Đối xứng tâm
Ngày soạn:5/10/2016
Tuần:7
TIẾT 14: Bài 8: ĐỐI XỨNG TÂM
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hiểu định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau qua một điểm, nhận biết được 2 đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một điểm. Nhận biết được hình bình hành là hình có tâm đối xứng.
- Kĩ năng: Biết vẽ 1 điểm đối xứng với 1 điểm cho trước qua 1 điểm, đoạn thẳng đối xứng với 1 đoạn thẳng cho trước cho trước qua 1 điểm. Biết nhận ra một hình có tâm đối xứng trong thực tế.
- Thái độ: HS học tập tích cực, tự giác.
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tư duy.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ hình 77, 78 (tr94-SGK ), hình 80, 81(tr95-SGK), hình 82( tr96-SGK); thước thẳng, phấn màu.
- HS: Thước thẳng, ôn lại các kiến thức về hình bình hành, tính chất hai đường chéo của hình bình hành.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
I. Tổ chức lớp:
 Ngày day: .....................Lớp: 8......................Sĩ số: ...............Vắng: ...................
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Hs1: Phát biểu định nghĩa hình bình hành, nêu tính chất về đường chéo của hình bình hành. Vẽ hình minh họa.
III. Bài mới
Giáo viên đặt vấn đề: Với hình vẽ trên, ta có thể nói điểm A đối xứng với điểm C qua điểm O. Vậy khi nào thì hai điểm được gọi đối xứng với nhau qua một điểm. Các em sẽ được nghiên cứu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
- Gv: Trên bảng có điểm O và điểm A.
? Yêu cầu: Hãy vẽ điểm A’ sao cho O là trung điểm của đoạn thẳng AA’.
- Hs: Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng trình bày.
- Gv: Nhận xét hình vẽ.
- Gv: Người ta gọi điểm A' đối xứng với điểm A qua điểm O, A là điểm đối xứng với điểm A’ qua điểm O, Hai điểm A và A’ là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O.
- Gv: Vậy khi nào thì hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O. 
- Hs: Khi O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó. 
- Gv: Nêu định nghĩa 2 điểm đối xứng nhau qua 1 điểm.
- Hs: 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- Gv: Nêu cách vẽ 2 điểm đối xứng nhau qua 1 điểm gv đưa ra qui ước.
- Hs: Nghe và thực hiện theo hướng dẫn.
- Gv: Với một điểm O cho trước, ứng với một điểm A có bao nhiêu điểm đối xứng với điểm A qua điểm O.
- Hs: Chỉ có một điểm đối xứng với A qua điểm O.
- Gv: Hoạt động nhóm, phát phiếu học tập cho học sinh(bài 50-sgk/95)
- Hs: Trao đổi làm bài trong 3’.
- Gv đặt vấn đề: Ở phần trên ta đã biết khi nào hai điểm đối xứng với nhau qua một điếm. Vậy khi nào thì hai hình đối xứng với nhau qua một điểmsang phần 2.
- Gv: Vẽ trên bảng điểm O và đoạn thẳng AB, hướng dẫn học sinh và vẽ luôn điểm A’ đối xứng với điểm A qua O.
- Hs: 
+ Vẽ điểm B’ đối xứng với B qua O
+ Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB vẽ điểm C’ đối xứng với C qua O.
- Gv: Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng trình bày.
- Gv: Em có nhận xét gì về vị trí của điểm C’.
- Hs: Điểm C’ thuộc đoạn thẳng A’B’.
- GV thông báo : hai đoạn thẳng AB và A'B' gọi là hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua điểm O. Khi ấy , mỗi điểm thuộc đoạn thẳng AB đối xứng với một điểm thuộc đoạn thẳng A’B’ qua O và ngược lại.
? Thế nào là hai hình đối xứng với nhau qua O.
- HS: Hai hình gọi là đối xứng nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với 1 điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại. 
- GV : Điểm O gọi là tâm đối xứng của hai hình đó.
- Củng cố: Giáo viên đưa ra tranh vẽ hình 77 (tr94-SGK), sử dụng hình vẽ để giới thiệu về hai đoạn thẳng, hai đường thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng nhau qua tâm O.
- Gv: Em có nhận xét gì về hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm?
- Hs: Chúng bằng nhau.
- Gv: Nhận xét trên là đúng.
- Gv: Quan sát hình 78, cho biết hình H và hình H’ có quan hệ gì?
- Hs: Đối xứng với nhau qua tâm O
- Gv: Nếu quay hình H quanh O một góc 1800 thì sao?
- Hs: Hai hình trùng nhau.
- Gv đặt vấn đề: Ở phần kiểm tra bài cũ chúng ta đã biết hai đường chéo của hình bình hành cắt nhau tại trung điểm mỗi đường, biết điểm A đối xứng với điểm C qua O, biết đoạn thẳng AB đối xứng với đoạn thẳng CD. Vậy điểm O có quan hệ như thế nào với hình bình hành ABCD? sang phần 3.
- Gv: Các em tiếp tục quan sát vào hình bình hành ở phần kiểm tra bài cũ hỏi: Ở hình bình hành ABCD, hãy tìm hình đối xứng của cạnh AB, của cạnh BC qua tâm O?
- Hs: Hình đối xứng với cạnh AB qua tâm O là cạnh CD, hình đối xứng với cạnh BC qua tâm O là cạnh DA.
- Gv: Lấy điểm M bất kỳ thuộc hình bình hành ABCD thì điểm đối xứng qua tâm O nằm ở đâu?
- Hs: Điểm đối xứng với điểm M qua tâm O cũng thuộc hình bình hành ABCD.
- Hs: Vẽ điểm M’ đối xứng với điểm M qua tâm O.
- Gv: Như vậy điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc cạnh của hình bình hành ABCD qua điểm O cũng thuộc cạnh của hình bình hành. Khi đó ta nói điểm O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD.
- Gv: Vậy điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình H khi nào?
- Hs: Điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua O cũng thuộc hình H.
- Gv: Trong trường hợp này thì hình H có tâm đối xứng.
- Gv: Người ta cũng chứng minh được rằng giao điểm của hai đường chéo hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành.
- Hs: Phát biểu định lý.
- Gv: Đưa ra tranh vẽ ?4
- Hs: Quan sát làm bài
- Gv: Các em hãy liên hệ trong thực tế chỉ ra những hình có tâm đối xứng.
- Hs: Suy ngĩ trả lời.
- Gv: Nhận xét chốt lại.
1. Hai điểm đối xứng nhau qua 1 điểm 
a) Định nghĩa: (SGK/93).
 A và A' gọi là đối xứng nhau qua O 
 O là trung điểm của đoạn thẳng AA’
b) Qui ước: Điểm đối xứng của O qua O cũng chính là O
2. Hai hình đối xứng nhau qua một điểm 
a) Định nghĩa: (SGK/94).
- Điểm O gọi là tâm đối xứng của 2 hình đó.
b) Chú ý: (SGK/94).
 Hình 78
3. Hình có tâm đối xứng 
- O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD
a) Định nghĩa : SGK/95.
b) Định lí: SGK/95.
IV. Củng cố: 
- Học sinh nhắc lại những nội dung kiến thức cần phải nắm được trong bài học hôm nay.
- Học sinh làm bài tập 52 (tr96-SGK)
GT
 Hình bình hành ABCD
AE = AD (EAD)
DC = CF (FDC)
KL
E đối xứng F qua B
CM: BE = BF
V. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Học theo SGK, nắm chắc định nghĩa, cách vẽ 2 hinh đối xứng nhau qua 1 điểm, tâm đối xứng của 1 hình
- Làm bài tập 51, 53, 57 (tr 96 - SGK).
- Làm bài tập 100; 101; 104; 105 (SBT).

Tài liệu đính kèm:

  • docdoi_xung_tam_hinh_hoc_8.doc