Giáo án Bài tập liên quan về nitơ - Phôtpho - phân bón hóa học

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1482Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bài tập liên quan về nitơ - Phôtpho - phân bón hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài tập liên quan về nitơ - Phôtpho - phân bón hóa học
Bài tập liên quan về Nitơ - Phôtpho - Phân bón hóa học
Câu 1: Dung dịch amoniac có thể hòa tan Zn(OH)2 là do:
A. Zn(OH)2 là hợp chất lưỡng tính.	B. Zn(OH)2 là bazơ không tan.
C. Zn(OH)2 có khả năng tạo phức với NH3.	D. NH3 là một bazơ yếu.
Câu 2: Cho phản ứng: 	FeO + HNO3 đ Fe(NO3)3 + NO + H2O có tổng các hệ số là:
A. 22	B. 20	C. 16	D. 12
Câu 3: Cho 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng trong dung dịch chứa muối:
A. KH2PO4 và K2HPO4.	B. KH2PO4 và K3PO4.	C. K2HPO4 và K3PO4.	D. 3 muối.
Câu 4: Amoniac phản ứng với nhóm chát nào sau đây:
A. HCl, KOH, FeCl3, Cl2.	B. KOH, HNO3, CuO, CuCl2.
C. HCl, O2, Cl2, CuO, AlCl3. 	D. H2SO4, PbO, FeO, NaOH.
Câu 5: Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm rắn là kim loại:
A. Ca(NO3)2, NaNO3, Cu(NO3)2.	B. AgNO3, Hg(NO3)2.	
C. Al(NO3)3, Zn(NO3)2, Mg(NO3)2. 	D. Cu(NO3)2, AgNO3.
Câu 6: Có 4 lọ mất nhãn chứa amoni sunfat, amoni clorua, natri sunfat, axit HNO3. Chỉ dùng một thuốc thử có thể nhận biết được 4 lọ mất nhãn là:
A. Dung dịch AgNO3.	B. Dung dịch NaOH.	C. Dung dịch BaCl2. D. Dung dịch Ba(OH)2.
Câu 7: Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X: AlCl3, ZnCl2 được kết tủa Y. Nung Y đến ........ không đổi được chất rắn Z. Cho luồng khí CO đi qua chất rắn Z đun nóng ta thu được:
A. Al, Zn.	B. Zn, AlO3.	C. ZnO, Al.	D. Al2O3.
Câu 8: Cho phản ứng:	 Al + HNO3 đ Al(NO3)3 + N2O + N2 + H2O có tỉ lệ mol = thì sau cân bằng hệ số tỉ lệ mol n: n: nlà:
A. 23: 4: 6.	B. 46: 6: 9.	C. 20: 2: 3.	D. 46: 2: 3.
Câu 9: Để tách nhanh Al2O3 ra khỏi hỗn hợp bột Al2O3 , CuO mà không làm thay đổi khối lượng, có thể dùng hóa chất nào sau đây:
A. Dung dịch NH3.	B. H2O.	C. Dung dịch HCl. 	D. Dung dịch NaOH.
Câu 10: Có 3 lọ riêng biệt đựng 3 dung dịch không màu mất nhãn là HCl, HNO3, H2SO4. Chỉ dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch trên:
A. Quỳ tím, dung dịch bazơ. B. dung dịch BaCl2. C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch phenol fralein.
Câu 11: Cho sơ đồ biến hóa sau: 
 + CO2 + H2SO4l
NH3 A1 A2 A3 ư
 + NaOH A4 ư
Trong A1 : mC : mH : mO : mN = 3: 1: 4: 7 và PT có 2 nguyên tử N. Xác định A1, A2, A3 , A4 là:
A. (NH2)2CO, (NH4)2CO3, CO2, NH3.	B. NH2CO, (NH3)2CO, CO2, NH3.
C. (NH2)2CO, (NH3)2CO, CO2, NH3.	D. Kết quả khác.
Câu 12: Hòa tan 2,4 g kim loại M vào dung dịch HNO3 lất dư thu được 0,448 l khí N2 (tc). Kim loại M là: 
A. Zn	B. Mg	C. Al	D. Ca
Câu 13: Đốt nóng hỗn hợp gồm 3,36 l khí O2 và 3,5 l khí NH3 (t0, P). Sau phản ứng thu được nhóm các chất là:
A. N2, H2O.	B. NH3, N2, H2O.	C. O2, N2, H2O.	D. N2O, H2O.
Câu 14: Hỗn hợp A gồm 2 khí N2, H2 có tỉ lệ mol : = 1: 4. Nung A có xúc tác được hỗn hợp khí B. Trong B có 20% N2 theo thể tích. HS phản ứng tổng hợp NH3là:
A. 41, 67%.	B. 62,5%.	C. 83,34%.	D. 100%.
Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn 9,4g muối nitrat của kim loại M thu được 4g oxit kim loại M là:
A. Fe	B. Pb	C. Zn	D. Cu
Câu 16: Nhiệt phân a mol muối vô cơ X được 3 a (mol) hỗn hợp khí và hơi chứa 3 chất khác nhau có tỉ lệ thể tích 1: 1. MX = 79 đvC. X là:
A. NH4NO3.	B. NH4HCO3.	C. (NH4)2CO3.	D. NaHCO3.
Câu 17: Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH thu được dung dịch có pH là:
A. pH = 0.	B. pH = 7.	C. pH > 7.	D. pH < 7.
Câu 18: Một hỗn hợp gồm 13,2g (NH4)2SO4 và 17g NaNO3 được đun nóng đến khối lượng không đổi. Hỏi thu được chất gì? Bao nhiêu gam?
A. Na2SO4 (14,2g).	B. Na2SO4 (14,2g), NaNO3 (8,5g).	
C. Na2SO4 (28,4g).	D. Na2SO4 (7,1g), (NH4)2SO4 (6,6g).
Câu 19: Cho 6,4g bột Cu vào 2 lọ: Lọ 1 chứa 120 ml HNO3 1M. Lọ 2 chứa 120 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M. Thế tích khí NO (tc)thoát ra lọ 1, lọ 2 là:
A. 0,224 l và 0,448 l.	B. 0,672 l và 1,344 l. 	C. 0,448 l và 0,448 l.	D. 0,224 l và 0,896 l. 
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn, ZnO bằng HNO3 loãng. Sau thí nghiệm không có khí thoát ra, dung dịch thu được gồm 8g NH4NO3, 113,4g Zn(NO3)2. Phần trăm số mol Zn trong hỗn hợp là: 
A. 66,67%.	B. 33,33%.	C. 16,66%.	D. 93,34%.
Câu 21: Nung nóng 27,3g hỗn hợp NaNO3, Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thóat ra được dẫn vào nước dư thì thấy có 1,12 l khí (tc) không bị hấp thụ (lượng O2 hòa tan không đáng kể). Kim loại Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 28,2g.	B. 8,6g.	C. 4,4g.	D. 18,8g.
Câu 22: Trong công nghiệp người ta điều chế HNO3 theo sơ đồ sau: NH3 đ NO đ NO2 đ HNO3. Hiệu suất toàn bộ quá trình là 70%. Từ 22,4 l NH3 (tc) diều chế bao nhiêu gam HNO3.
A. 22,05 g.	B. 44,1 g.	C. 63 g.	D. 4,41 g.
Câu 23: Dùng dung dịch NH3có thể điều chế được những hiđroxit nào sau đây: Zn(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, AgOH, Mg(OH)2 từ muối tương ứng:
A. Fe(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, Mg(OH)2.	B. Zn(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3.
C. Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3.	D. Tất cả.
Câu 24: Khí A cháy trong khí B tạo thành C. Cho C vào dung dịch AgNO3 thì có kết tủa trắng rối tan đi nếu thêm A vào. A, B, C lần lượt là:
A. N2, HCl, NH3.	B. N2, H2, NH3.	C. N2, Cl2, HCl.	D. NH3, Cl2, HCl.
Câu 25: Muốn làm khan NH3 có lẫn hơi nước người ta dùng chất nào:
A. P2O5, Na, H2SO4 đặc.	B. CaO, KOH.	C. Na, H2SO4đặc, CaO.	D. CaO.
Câu 26: Cho 4 lọ đựng riêng biệt NH3, FeSO4, BaCl2, HNO3. Có bao nhiêu cặp chất tác dụng với nhau:
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 27: Hòa tan hòa toàn m(g) hỗn hợp gồm FeS2, Cu2S vào H2SO4 (đn) thu được dung dịch A và khí B. Cho 1/2 lượng dung dịch A tác dụng với lượng dư dung dịch NH3 thu được kết tủa. Lấy ... nung đến khối lượng không đổi thu được 3,2g chất rắn. Cho dung dịch NaOH dư vào 1/2 A lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn C. Cho H2 dư, t0 qua C thu được 1,62g hơi nước. Giá trị m là:
A. 14,4g.	B. 15,4g.	C. 16,2g.	D. Kết quả khác.
Câu 28: Cho 20 l (tc) hỗn hợp 2 khí N2, NO2 qua dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 muối. Để oxi hóa muối nitrit đ nitrat trong H2SO4 cần dùng 50ml KMnO4 1,6M. % V của các khí là:
A. 50%, 50%.	B. 48%, 52%.	C. 45%, 55%.	D. Kết quả khác.
Câu 29: Hòa tan hợp kim Zn, Al bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch A. Thêm NH4Cl dư vào dung dịch A đun nóng nhẹ thu được kết tủa B và dung dịch C. Nung B ở nhiệt độ cao hơn được rắn D. Cho dung dịch C tác dụng với Na2S được kết tủa trắng E. Kết tủa B và D, E là:
A. Al(OH)3, Al2O3, ZnS.	B. Zn(OH)2, Al(OH)3, ZnO, Al2O3.	
C. Al(OH)3, Al2O3, Zn(OH)2. 	D. Kết quả khác.
Câu 30: Hòa tan 0,6g Mg vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,112l khí N2 (tc). V dung dịch HNO3 1M đã phản ứng là:
A. 60ml.	B. 6ml.	C. 65ml.	D. 55ml.
Câu 31: Chia hỗn hợp M gồm Mg, MgO thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng hết với HCl thì thu được 3,136 l H2 (tc). Cô cạn dung dịch và làm khô thì thu được 14,25g chất rắn A. Phần 2 cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 l khí X nguyên chất (tc). Cô cạn dung dịch và làm khô thu được 23g chất rắn B. CTPT khí X là:
A. NO.	B. N2.	C. N2O.	D. NO2.
Câu 32: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B có hóa trị không đổi, không tan trong nước, đứng trước Cu trong dãy điện hoá. Khi lấy m (g) X cho vào dung dịch CuSO4 dư, toàn bộ lượng Cu thu được cho phản ứng với HNO3 dư sinh ra 1,12 l khí NO duy nhất (tc). Cũng lấy m (g) X như trên hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HNO3 dư thu được V khí N2 (tc). Tính V:
A. 2,24 l.	B. 3,36 l.	C. 0,336 l.	D. 4,48 l.
Câu 33: Cho 8,4g hỗn hợp A gồm Fe, Al vào dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 l NO (tc). Khối lượng muối nitrat khan thu được là:
A. 54,6 g.	B. 45,6 g.	C. 65,4 g.	D. 56,4 g.
Câu 34: 18,5 g hỗn hợp Z gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng, khuấy đều. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 l NO (tc) còn lại 1,46 g kim loại. CM HNO3 là:
A. 13,88125 M.	B. 2M.	C. 14M.	D. 3,2M.
Câu 35: Cho 13,9 g hỗn hợp A gồm Al, Cu, Mg phản ứng Vml HNO3 5M thu được 20,16 l NO2 (tc) và dung dịch B. Thêm dung dịch NaOH dư vào B, lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao được chất rắn D. Dẫn luồng khí H2 dư qua D nung nóng thu được 14,4g chất rắn F. Khối lượng của mỗi kim loại là:
A. Al: 5,4g, Cu: 6,4g, Mg: 4,8g.	B. Al: 2,7g, Cu: 6,4g, Mg: 7,5g.
C. Al: 5,4g, Cu: 3,2g, Mg: 8g.	D. Kết quả khác.
Câu 36: CT đúng của Magie Photphua là:
A. Mg2P2O7.	B. Mg2P3.	C. Mg3P2.	D. Mg3(PO4)2.
Câu 37: Chọn câu đúng:
A. PH3 bền hơn NH3, có tính khử mạnh hơn NH3.
B. Mức oxi hóa N+5 kém bền hơn P+5 nên NHO3 có tính oxi hóa, H3PO4 thì không.
C. Cho dung dịch NH3 phản ứng CuSO4 luôn thu được kết tủa Cu(OH)2.
D. Cho Cu phản ứng HNO3 loãng thu được khí N2.
Câu 38: Công thức apatit là: 
A. CO3(PO4)2.	B. Ca(PO3)2.	C. 3Ca3(PO4)2CaF2.	D. CaP2O7.
Câu 39: Cho 44g NaOH phản ứng 39,2g H3PO4. Sau phản ứng thu được muối gì? Bao nhiêu gam?
A. Na3PO4 50g.	B. NaH2PO4 49,2g, Na2HPO4 14,2g.	
C. NaH2PO4 14,2g, Na3PO4 49,2g.	D. Na2HPO4 15g.
Câu 40: Đun nóng 20g hỗn hợp gồm Ca, P trong điều kiện không có không khí tạo ra chất rắn X. Hòa tan hết X cần 690ml dung dịch HCl 1M tạo thành khí Y. Thành phần của X và Y là:
A. X: Ca3P2, Ca - Y: PH3, H2.	B. X: Ca3P2 - Y: PH3.	
C. X: Ca3P2, P - Y: H2, PH3.	D. Kết quả khác.
Câu 41: Cho 21,3g P2O5 vào dung dịch chứa 16g NaOH tạo ra 400ml chứa chất gì? bao nhiêu mol/ l ? 
A. NaH2PO4 0,25M.	B. NaH2PO4 0, 5M. 	
C. NaH2PO4 0,5M, Na2HPO4 0,25M. 	D. Na3PO4 0,1M. 	
Câu 42: Biết TP % khối lượng P trong tinh thể Na2HPO4 n H2O là 8,659%. Tinh thể ngậm nước đó có số PT H2O là:
A. 9	B. 10	C. 11	D. 12
Câu 43: Từ 6,2 kg P điều chế bao nhiêu l dung dịch H3PO4 2M (H = 80%):
A. 80 l.	B. 100 l.	C. 40 l.	D. 64 l.
Câu 44: Thành phần chính của supe phôtphat đơn và supe phôtphat kép là:
A. Ca3(PO4)2 . B. Ca(H2PO4)2. C. Ca(H2PO4)2, CaSO4. 	D. Kết quả khác.
 Ca3(PO4)2, CaSO4.	 Ca(H2PO4)2, CaSO4.	Ca(H2PO4)2.	
Câu 45: Phân bón nào có hàm lượng N cao nhất:
A. NH4Cl.	B. NH4NO3.	C. (NH4)2SO4.	D. (NH2)2CO.	
Câu 46: Hầu hết các phân đạm amoni NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4 thích hợp cho các loại đất ít chua do:
A. Muối amoni bị thuỷ phân cho môi trường bazơ.	B. Muối NH4 bị thuỷ phân cho môi trường axit.
C. Muối amoni bị thuỷ phân cho môi trường trung tính.	D. Muối NH4 không bị thuỷ phân.
Câu 47: Axit H3PO4, HNO3 cùng phản ứng với nhóm chất nào sau đây:
A. MgO, KOH, CuSO4, NH3.	B. CuCl2, KOH, Na2CO3, NH3.
C. NaCl, KOH, Na2CO3, NH3.	D. KOH, Na2CO3, NH3, Na2S.

Tài liệu đính kèm:

  • docnito.doc