Đề và đáp án thi năng lực giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học - Năm học 2016-2017

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi năng lực giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi năng lực giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học - Năm học 2016-2017
ĐỀ THI NĂNG LỰC GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
Câu 1:
Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, giáo viên thực hiện đánh giá thường xuyên về học tập của học sinh vào thời điểm nào?
A.
Giữa học kì I, giữa học kì II
B.
Cuối học kì I, cuối năm.
C.
Giữa học kì I, giữa học kì II, cuối học kì I, cuối năm.
D.
Đánh giá trong quà tình học tập, rèn luyện.
Câu 2:
Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, ai là người quan trọng nhất trong việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét về học tập của học sinh?
A.
Cha mẹ học sinh.
B.
Giáo viên kết hợp với học sinh.
C.
Giáo viên.
D.
Giáo viên kết hợp với cha mẹ học sinh.
Câu 3:
Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, đánh giá định kì về học tập của học sinh vào những thời điểm nào trong năm học?
A.
Giữa học kì I, giữa học kì II.
B.
Cuối học kì I, cuối năm học.
C.
Đầu năm học, cuối học kì I, cuối năm học.
D.
Giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối năm.
Câu 4:
Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ bằng điểm số những môn học nào ở cuối học kỳ I và cuối học kỳ II đối với tất cả các lớp 1,2,3,4,5?
A.
Toán, Tiếng Việt.
B.
Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử-Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.
C.
Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử-Địa lý, Ngoại ngữ.
D.
Tất cả các môn học ở Tiểu học.
Câu 5:
Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ về học tập theo mấy mức, đó là các mức nào?
A.
03 mức: Hoàn thành(T), Hoàn thành(H), chưa hoàn thành(C).
B.
02 mức: Hoàn thành(H), Chưa hoàn thành(C).
C.
03 mức: Tốt(T), Đạt(Đ), Cần cố gắng(C).
D.
02 mức: Đạt(Đ), Chưa Đat(C).
Câu 6:
Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ về năng lực, phẩm chất theo mấy mức, đó là các mức nào?
A.
02 mức: Hoàn thành(H), Chưa hoàn thành(C).
B.
02 mức: Đạt(Đ), Chưa Đat(C).
C.
03 mức: Tốt(T), Đạt(Đ), Cần cố gắng(C).
D.
03 mức: Hoàn thành(T), Hoàn thành(H), chưa hoàn thành(C).
Câu 7:
Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông, Mục tiêu giáo dục tiểu học là gì?
A.
Tất cả trẻ em đều được đi học cấp tiểu học.
B.
Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và trẻ 11 tuổi HTCT tiểu học.
C.
Tất cả trẻ em khuyết tật được đi học cấp tiểu học.
D.
Hình thành những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ để tiếp tục học.
Câu 8:
Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, tiêu chí: “...Hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu,công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo...” thuộc yêu cầu nào trong Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học?
A.
Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo.
B.
Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh.
C.
Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo.
D.
Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động.
Câu 9:
Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, một trong những Tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về “Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo” là:
A.
Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; không xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh.
B.
Tham gia đóng góp xây dựng các hoạt động của xã hội.
C.
Có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệp.
D.
Cả 2 câu b và c.
Câu10:
Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 về Điều lệ trường tiểu học, quy định tuổi của học sinh tiểu học là:
A.
Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi.
B.
Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi.
C.
Tuổi của học sinh tiểu học từ 7 đến 11 tuổi.
D.
Tuổi của học sinh tiểu học từ 7 đến 14 tuổi.
Câu 11:
Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ bằng điểm số giữa học kỳ I và giữa học kỳ II được quy định ở những khối lớp nào?
A.
Khối lớp 1, khối lớp 2 và khối lớp 3.
B.
Khối lớp 4 và khối lớp 5.
C.
Tất cả các khối lớp.
Câu 12:
Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ bằng điểm số cuối học kỳ I và cuối năm được quy định ở những khối lớp nào?
A.
Khối lớp 1, khối lớp 2 và khối lớp 3.
B.
Khối lớp 4 và khối lớp 5.
C.
Tất cả các khối lớp.
Câu 13:
Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ bằng điểm số những môn học nào ở giữa học kỳ I và giữa học kỳ II đối với lớp 4, lớp 5?
A.
Toán, Tiếng Việt.
B.
Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử-Địa lý.
C.
Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử-Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.
D.
Tất cả các môn học.
Câu 14:
Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ bằng điểm số những môn học nào ở cuối học kỳ I và cuối học kỳ II đối với tất cả các lớp 1,2,3,4,5?
A.
Toán, Tiếng Việt.
B.
Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử-Địa lý.
C.
Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử-Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.
D.
Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử-Địa lý, Ngoại ngữ.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN ( Dành riêng GV DẠY Các môn văn hóa)
( mỗi câu 1 điểm).
Câu 1: Một sân vận động hình chữ nhật có chiều dài là 95 mét. Chiều rộng bằng chiều dài. 
a) Tính chu vi của sân vận động?
b) Tính diện tích của sân vận động?
Câu 2: Hãy chỉ ra các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:	
	a)Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhữa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vấn vương vãi khắp thủ đô.
	b) Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng qua lại rất nhộn nhịp.
	c) Lòng yêu nhà, yêu hàng xóm, yêu miền quê trở lên yêu Tổ quốc.
Câu 3: Đồng chí hãy nêu những biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học mà bản thân đang thực hiện tại lớp mình phụ trách?
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN ( Dành riêng GV DẠY Mĩ thuật)
( mỗi câu 1 điểm).
Câu 1: Đ/c hãy nêu mục tiêu dạy học của môn Mĩ thuật ở Tiểu học.
Câu 2: Đ/c hãy vẽ các bước cơ bản hướng dẫn vẽ trang trí hình vuông ở một tiết Mĩ thuật lớp 4:
Câu 3: Đồng chí hãy nêu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Mĩ thuật ở tiểu học mình đang công tác .
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN ( Dành riêng GV DẠY Âm nhạc)
Câu 1: Đ/c hãy nêu mục tiêu dạy học của môn Âm nhạc ở Tiểu học?
Câu 2: Đ/c hãy trình bày đầy đủ, về trình tự các bước dạy một bài hát của môn Âm nhạc ở Tiểu học?
Câu 3: Đồng chí hãy nêu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Âm nhạc ở tiểu học mình đang công tác .
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN ( Dành riêng GV DẠY Thể dục)
Câu 1: Đ/c hãy nêu mục tiêu dạy học bài thể dục phát triển chung ở TH?
Câu 2: Đ/c hãy trình bày đầy đủ, về trình tự các bước dạy  bài thể dục phát triển chung của môn Thể dục ở Tiểu học?
Câu 2: Đồng chí hãy nêu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Thể dục ở tiểu học mình đang công tác .
III. PHẦN TỰ LUẬN ( 1 điểm)
 Đồng chí hãy nêu Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo?
******************************************************
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI NĂNG LỰC
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC NĂM HỌC 2016- 2017
	I. PHẦN TRẮC NGHIỆM VỀ HIỂU BIẾT VĂN BẢN QUY ĐỊNH 
(5 điểm, mỗi câu 0,5 điểm). Chọn ra 10 câu ( Câu 11,12,13,14 dành riêng GV VĂN HÓA)
	Đồng chí hãy khoanh vào chữ cái in hoa đặt trước câu trả lời đúng:
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Đáp án
D
C
D
B
A
C
D
B
A
B
B
C
A
C
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN ( Dành riêng GV DẠY Các môn văn hóa)
Câu 1: (1điểm)
Bài giải
 Chiều rộng của sân vận động là: ( 0.25 )
 95 x = 38 ( m )	 	( 0.25 )
 Chu vi sân vận động là: ( 0.25 )
 ( 95 + 38 ) x 2 = 266 ( m ) ( 0.25 )
 Diện tích sân vận động là: ( 0.25 )
 95 x 38 = 3610 ( m2 ) ( 0.25 )
 Đáp số: a) 266 m
 b) 3610 m2
Câu 2: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau là:	
a)Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào ,
 TN1 TN2 TN3 TN4 
 hoa sấu // vẫn nở, vấn vương vãi khắp thủ đô.
 CN VN
b) Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng // qua lại rất nhộn nhịp . 
 TN1 TN2 TN3 CN VN
c) Lòng yêu nhà, yêu hàng xóm, yêu miền quê // trở lên yêu Tổ quốc.
 CN VN
Câu 3: Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học mà bản thân đang thực hiện tại lớp mình phụ trách là:
	- Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo:
 - Căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường..., rèn kĩ năng sống cho học sinh.
 - Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện, động viên khuyến khích không gây áp lực cho học sinh khi đánh giá. Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương trình và có mảng kiến thức dành cho đối tượng học sinh Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành
	Đổi mới phương pháp dạy học tiểu học phải thừa kế sự phát huy những thành tựu đã đạt được. Đồng thời tạo ra được sự phối hợp chặc chẽ giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp hiện đại; Phải căn cứ vào những nhận thức mới của học sinh về đạo đức, học tập và rèn luyện ở các em, căn cứ vào năng lực tổ chức, thiết kế và những hoạt động trong quá trình dạy học ở giáo viên. Việc đổi mới phương pháp dạy học một cách hợp lí để tạo cho người học lòng sai mê học tập, ham hiểu biết, óc tò mò để có khả năng và phương pháp học tập, tạo ra sự phát triển mới để nâng cao hiệu quả giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, của vùng mình. 
	II. KIẾN THỨC CƠ BẢN (mỗi câu 1 điểm).
Câu 1: Mục tiêu dạy học của môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học là:
	- Giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩthuật.
	 - Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu vềmôn mĩthuật, hình thành và củng cốcác kĩnăng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trong chương trình. 
	- Bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới. 
	- Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật của học sinh.
B 4
B 3
B 2
B 1
Câu 2: Có 04 bước cơ bản hướng dẫn vẽ trang trí 
hình vuông ở một tiết Mĩ thuật lớp 4 gồm: (B1:Vẽ 
hình vuông và vẽ các đường chéo, đường trục đứng, 
trục ngang trong ô vuông, B2: Vẽ các phác các mảng 
họa tiết bằng các nét thẳng, B3: Chọn vẽ họa tiết vào 
các hình mảng và xóa nét thừa, B4: Vẽ màu họa tiết 
và màu nền).
Câu 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Mĩ thuật ở tiểu học ............. là:
	- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của môn mĩ thuật đã đề ra cho bậc tiểu học,	- Thiết kế bài phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát.
	- Trong mỗi tiết học, giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học để luôn luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, tránh giờ học tẻ nhạt, khô cứng.
	- Có thể đưa các trò chơi hổ trợ cho nội dung bài học khi thấy cần thiết, phù hợp. 
	- Tạo mọi điều kiện để tất cả học sinh chủ động, tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả các hoạt động, quan tâm nhiều hơn đến các học sinh nhút nhát, chưa tích cực hoạt động. 
	- Tất cả các bài thực hành của học sinh đều phải được giáo viên đánh giá thường xuyên theo quy định đánh giá của Bộ. 
	- Không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh. Nên lấy động viên, khích lệ là chính, cố gắng tìm những ưu điểm dù nhỏ nhất ở từng học sinh để kịp thời động viên, khen ngợi. 
	- Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học. 
	- Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học. 
	- Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp. 
	- Ứng dụng thông tin phần mềm công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật như qua đĩa, băng hình, ... có như vậy chất lượng học tập mới đạt kết quả cao./.	
*********************************************
Câu 1: Mục tiêu dạy học của môn Âm nhạc ở trường Tiểu học là:
	D¹y m«n ©m nh¹c kh«ng nh»m ®µo t¹o c¸c em thµnh nh÷ng ng­êi hµnh nghÒ ©m nh¹c mµ môc ®Ých chÝnh lµ th«ng qua m«n häc ®Ó t¸c ®éng vµo ®êi sèng tinh thÇn cña c¸c em gãp phÇn cïng c¸c m«n häc kh¸c thùc hiÖn môc tiªu cña nhµ tr­êng phæ th«ng vµ môc tiªu cÊp häc.
H×nh thµnh vµ ph¸t triÓn n¨ng lùc c¶m thô cña häc sinh, t¹o cho c¸c em mét tr×nh ®é v¨n ho¸ ©m nh¹c nhÊt ®Þnh gãp phÇn gi¸o dôc toµn diÖn vµ hµi hoµ nh©n c¸ch.
RÌn luyÖn mét sè kü n¨ng ®¬n gi¶n vÒ ca h¸t vµ tËp ®äc nh¹c, b­íc ®Çu biÕt h¸t diÔn c¶m. 
KhÝch lÖ HS h¨ng h¸i tham gia ho¹t ®éng ©m nh¹c. Lµm cho ®êi sèng tinh thÇn phong phó lµnh m¹nh t¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c em béc lé râ vµ ph¸t triÓn n¨ng khiÕu. 
	Câu 2: Trình tự các bước dạy một bài hát của môn Âm nhạc ở TH:
- Giới thiệu bài hát :
+ Giáo viên cần giới thiệu những nội dung sau : (Giới thiệu về nội dung bài hát; Đặc điểm nghệ thuật; Thể loại của bài hát; Xuất sứ của bài hát; Tác giả của bài hát). 
- Hát mẫu : Bước " Hát mẫu "có thể được thực hiện bằng hai hình thức : . 
+ Cho nghe băng mẫu; GV trình bày; Yêu cầu : GV hát tốt nhiệt tình, giàu sức biểu hiện để gây được ấn tượng mạnh đối với các em .
+ Sử dung nhạc cụ vừa đệm vừa hát sẽ giúp cho các em cảm thụ bài hát một cách đầy đủ, thú vị.
 - Đọc lời ca : Viết sẵn lời ca lên bảng hoặc bảng phụ cho học sinh đọc rõ ràng, đúng chính tả. Có thể cho đọc theo hình tiết tấu của bài. 
- Luyện thanh : Luyện trên một nguyên âm nào đó, hướng dẫn học sinh đọc từ thấp đến cao và ngược lại theo các nguyên âm : A, Ô, U. 
- Dạy hát từng câu : Dạy hát theo lối móc xích 
- Ôn luyện củng cố : (Hát đúng nhịp độ quy định của bài, những chỗ cần hát nhanh dần, chậm dần, ngân tự do. . Phát âm rõ các âm tiết , các từ của lời ca; Lấy hơi và ngắt hơi đúng chỗ; Hát đồng đều hoà giọng; Tập ngân dài giữ độ vang; Hát kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp; Tập hát bè đơn giản; Tập hát đối đáp, hát có lĩnh xướng và hát đồng ca; Hát kết hợp vận động phụ hoạ; Hát nhẹ nhàng, phát âm rõ ràng, GV chú ý giữ nhịp cho HS trong quá trình ca hát. Khi thuộc có thể hát kết hợp vỗ tay theo các hình tiết tấu). 
Câu 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Âm nhạc ở tiểu học ............... là:
	- Người giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ môn Âm nhạc ở Tiểu học.
	Rèn luyện cho học sinh đứng và ngồi đúng tư thế khi ca hát, cách cầm nhạc cụ gõ.
	- Vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học Sử dụng thành thạo đồ dùng dạy học sẵn có đồng thời biết tự làm và sử dụng bộ nốt nhạc bằng nam châm... châm và các nhạc cụ gõ đệm của môn âm nhạc.
	- Phải hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. 
	- Phân loại được các đối tượng học sinh, người giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh, phải thường xuyên tuyên dương, khen ngợi khích lệ kịp thời.
	- Giáo viên phải lập kế hoạch dạy học và thiết kế giáo án một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học và các lớp học với nhau Phối hợp hoạt động học Âm nhạc với các hoạt động ngoài giờ lên lớp để làm phong phú hình thức, nội dung học tập, đồng thời phát hiện khả năng âm nhạc của cá nhân... 
******************************************
	III. PHẦN TỰ LUẬN (1 điểm)
 Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là: 
	- Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
	- Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
	IV. Giáo viên trình bày, chữ viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ Tiểu học, sạch, đẹp:
 ( 1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_NANG_LUC_GV_DAY_GIOI_TIEU_HOC.doc