Đề và đáp án thi kiểm định chất lượng Địa lí lớp 8

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi kiểm định chất lượng Địa lí lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi kiểm định chất lượng Địa lí lớp 8
KỲ THI THỬ KIỂM ĐỊNH MÔN ĐỊA LÝ 8
Thời gian : 90 phút
Họ và tên : ............................................................Lớp :
I. TRẮC NGHIỆM 
Câu 1:
Trả lời bằng cách điền tiếp vào chỗ (...) của các câu sau đây:
a. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậuvà các kiểu khí hậu
b. Đỉnh núi cao nhất châu Á cũng là đỉnh núi cao nhất thế giới là  có độ cao 
c. Trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất châu Á tập trung ở khu vực ..đặc biệt quanh vùng vịnh .
d. Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương ..và hai châu lục là 
Câu 2:
Chọn ghép đôi các yếu tố và các số liệu ở hai cột trong bảng sao cho phù hợp:
Các yếu tố
Số liệu
1
Diện tích đất tự nhiên nước ta (km2)
a
11
2
Nhóm đất feralit (%)
b
24
3
Nhóm đất phù sa ( %)
c
65
4
Nhóm đất mùn núi cao (%)
d
329.247
II. TỰ LUẬN: 
Câu 1: Hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và dân cư xã hội của khu vực Đông Nam A trong việc phát triển kinh tế xã hội ?
Câu 2: Trình bày đặc đIểm chung của địa hình nước ta? Giải thích sự hình thành các dạng địa hình:
	-Địa hình cacxtơ
	-Địa hình cao nguyên Bazan
	-Địa hình đồng bằng phù sa trẻ
	-Địa hình đê sông, đê biển, hồ chứa nước
Câu 3: 
a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính nước ta và rút ra nhận xét?
b. Nêu đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng của ba nhóm đất chính của nước ta?
c. Liên hệ về vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở địa phương (huyện) em.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
MÔN : ĐỊA LÝ 8 
 Trắc nghiệm (2 đ):
Mỗi câu trả lời đúng cho 0.25 đ
Câu 1:
Gió mùa, lục địa
Chômôlungma (Everet) 8848 m.
Tây Nam Á, Péc xích
Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, Châu Á - Châu Đại Dương
Câu 2:
1-d 2-c 3- b 4-a
Tự luận (8 đ)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1
(2.5đ)
Thuận lợi :
 *Điều kiện tự nhiên: 
Nguồn tài nguyên đa dạng phong phú:
-Tài nguyên khoáng sản giàu có: kim loại màu, than đá, dầu mỏ
-Tài nguyên nước dồi dào, tài nguyên rừng,biển phong phú
Khí hậu: Nóng ẩm thích hợp cho cây nông nghiệp nhiệt đới phát triển
-Vị trí thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi kinh tế, văn hoá
*Dân cư xã hội:
-Là khu vực đông dân nên nguồn lao động dồi dào, rẻ thị trường tiêu thụ rộng lớn
-Có nhiều nét tương đồng đa dạng về văn hoá, xã hội, lịch sửđể hợp tác phát triển kinh tế, xã hội
Khó khăn:
-Khu vức Đông Nam á có nhiều thiên tai bất thường: động đất, núi lửa, bão lụt
-Dân cư đông, tỷ lệ gia tăng dân số cao gây khó khăn về kinh tế, xã hội
-Ngôn ngữ bất đồng gây khó khăn trong giao lưu kinh tế, văn hoá
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu2
(2đ)
Đặc điểm chung của địa hình nước ta:
-Địa hình Việt Nam đa dạng nhiều kiểu loại trong đó đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trức địa hình Việt Nam
-Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
0.5đ
0.25đ
-Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu sự tác động mạnh mẽ của con người
Giải thích:
-Địa hình caxtơ: Nước mưa hoà tan đá vôi tạo nên dạng địa hình caxtơ nhiệt đới độc đáo: đỉnh nhọn sắc, có nhiều hang động hình thù kỳ lạ 
-Địa hình cao nguyên Bazan: Hình thành vào Đại Tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo đứt gãy tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên
-Địa hình phù sa trẻ: là vùng sụt lún ở Đại Tân sinh sau đó được bồi đắp bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới
-Đại hình đê sông, đê biển, hồ chứa nước: Là địa hình nhân tạo do con người đắp đê chống lũ lụt, sóng biển, đắp đập ngăn sông suối tạo thành hồ nhân tạo với chức năng khác nhau.
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu3
(3.5đ)
Vẽ biểu đồ :
Vẽ biểu đồ hình tròn đúng tỷ lệ 
Nhóm đất peralit : 65 %.
Nhóm đất phù sa: 24 %
Nhóm đất mùn núi cao : 11 %
Yêu cầu: Vẽ chính xác sạch đẹp có chú giải có tên biểu đồ
Nhận xét biểu đồ: Nhóm đất peralit chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là nhóm đất phù sa, ít nhất là nhóm đất mùn núi cao.
b.Đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng của ba nhóm đất:
Nhóm đất peralit: 
-Đặc tính: chua nghèo mùn, nhiều sét, đất màu đỏ vàng. Đát hình thành trên đá Ba zan và đá vôI có màu đỏ thẫm độ phì cao
-Phân bố và giá trị sử dụng: Phân bố ở miền núi thấp, thích hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển rừng, đồng cỏ để chăn nuôi.
Nhóm đất phù sa:
-Đặc tính: Tính tơi xốp, ít chua giàu mùn, độ phì cao
-Giá trị sử dụng và phân bố: Thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây, đặc biệt là cây lương thực. Loại đắt này phân bố chủ yếu ở đồng bằng, ven sông suối.
1.0đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu3
(3.5đ)
*Nhóm đất mùn núi cao:
-Đặc tính: Có màu đen hoặc nâu, nhiều mùn, vụn bở
-Phân bố và giá trị sử dụng: Phân bố ở các vùng núi cao ở nước ta,có giá trị trong việc phát triển rừng.
Liên hệ đến vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở địa phương em (huyện)
-Hiện trạng sử dụng đất: 
+Sử dụng vào trong sản xuất nông lâm nghiệp: Trồng cây lương thực ở ven sông, suối trồng cây công nghiệp cây ăn quả ở vùng đồi, trồng rừng ở vùng đồi núi cao 
+ Sử dụng đất ở một số địa phương chưa hợp lý nhất là ở vùng đồi núi còn có đất trống đồi trọc, địa hình cắt xẻ, đất bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu.
-Biện pháp cải tạo đất:
Tăng cường thâm canh trong sản xuất nông nghiệp áp dụng các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất tổng hợp như trồng và bảo vệ rừng, xây dựng hệ thống thuỷ lợi 
0.25
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề & ĐA HSG Địa 8 năm 2001-2002.doc