phòng giáo dục đầm hà Trường THCS Quảng lợi đề thi giao lưu học sinh giỏi năm học: 2007 - 2008 Môn : Địa lý 8 Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề) Người ra đề: Nguyễn Hải Hà Câu 1: (3 điểm) Hãy chọn ý mà em cho là đúng nhất: a. Tính chất nào sau đây của khí hậu nước ta là trở ngại lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp? A: Tính chất nhiệt đới gió mùa B: Tính chất đa dạng C: Tính chất thất thường D: Tính chất phân hóa theo không gian và thời gian b. Sông ngòi nước ta có hai hướng chính A: Hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung B: Hướng Đông Bắc - Tây Nam và hướng vòng cung C: Hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng Đông Bắc - Tây Nam D: Hướng Bắc - Nam và hướng vòng cung c. Nước ta có các loại đất chính là A: Đất phù sa và đất mùn trên núi B: Đất pheralit và đất phù sa C: Đất pheralit trên đá ba dan và đá vôi D: Đất phù sa sông và biển Câu 2: (3 điểm) Sông mê công chảy qua nước ta có tên là gì? chia làm mấy nhánh? Đổ ra biển bằng những cửa nào? Câu 3: (8 điểm) Địa hình đồng bằng bắc bộ và đồng bằng tây nam bộ giống và khác nhau như thế nào? Câu 4: (6 điểm) Trình bày đặc điểm và sự phân bố các miền khí hậu của Châu á. Giải thích vì sao Châu á có nhiều loại khí hậu? Đáp án + biểu điểm-THCS Quảng lợi Câu 1: (3 điểm) a - C b - A c - B Câu 2: (3 điểm) - Sông cửu long - 2 nhánh: Tiền Giang và Hậu Giang - 9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bát Sắc, Trần Đề. Câu 3: (8 điểm) * Giống nhau: - Địa hình thấp và khá bằng phẳng - Trên bề mặt có nhiều sông ngòi, có cồn cát và đồi núi thấp *Khác nhau: - Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống đê ngăn lũ vững chắc, đồng bằng Tây Nam Bộ không có đê lớn để ngăn lũ, có nhiều kênh rạch. - Đồng bằng Tây Nam Bộ có nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên - Châu Đốc - Hà Tiên- Rạch Giá. Đồng bằng Bắc Bộ không có những vùng đất trũng lớn ngập úng như vậy. - Do đắp đê nên đồng bằng Bắc Bộ có những ô trũng thấp hơn mực nước sông ngoài đê và không được bồi đắp tự nhiên nữa; còn đồng bằng Tây Nam Bộ hằng năm sau mỗi đợt lũ lại được phủ thêm một lớp phù sa mới. Câu 4: (6 điểm) * Đặc điểm - Miền khí hậu lạnh ở phía Bắc: Gồm toàn bộ miền xi-bia của nước Nga. Về mùa đông rất lạnh, nhiệt độ trung bình xuống tới -2 đến -500C. Nhiệt độ thấp nhất đạt -680C. - Miền khí hậu gió mùa ẩm ở Đông á, Đông Nam á, Nam á: Mùa đông có gió từ lục địa thổi ra, lạnh và khô. Mùa hạ nóng, ẩm, có gió từ đại dương thổi đến. - Miền khí hậu lục địa khô hạn trong vùng nội địa: Mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng, mưa ít. - Miền khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải ở phía tây: Mùa đông mưa nhiều, mùa hạ nóng khô. * Giải thích - Châu á là châu lục rộng lớn nhất trong các châu lục, có vị trí trải từ vùng gần cực Bắc tới xích đạo. - Địa hình có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao.
Tài liệu đính kèm: