Kiểm tra Học kì II môn Địa lý 8 - Trường THCS Tiên Thắng

doc 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 4021Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Học kì II môn Địa lý 8 - Trường THCS Tiên Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra Học kì II môn Địa lý 8 - Trường THCS Tiên Thắng
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
KIỂM TRA ĐỊA 8 HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Nắm chắc kiến thức về :
- Vị trí địa lí, ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
- Các đặc điểm của tự nhiên Việt Nam( Địa hình, khí hậu, sông ngòi..)
- Vị trí địa lí, những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế của 3 vùng miền trong cả nước.
2. Kĩ năng:- Vẽ biểu đồ, phân tích số liệu.
3. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, tính toán
- năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp
II. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA 8 HỌC KÌ II
 Chủ đề- Mạch kiến thức, kỹ năng
Mức độ nhận thức
Tổng
1
( Nhận biết)
Chọn 1 trong những ý sau:
2
(Thông hiểu)
Chọn 1 trong những ý sau:
3
( Vận dụng- cấp độ thấp)
Chọn 1 trong những ý sau:
4
(Vận dụng cấp độ cao)
Chủ đề 1: 
Việt Nam đất nước , con người.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
-Biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới.
-Biết Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á.
1
1,0 đ
10%
Số câu : 1
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ : 10%
Chủ đề 2: 
Địa lí tự nhiên.
(Nội dung 1,2,3,)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
-Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta.
-Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế- xã hội.
-Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta.
-Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú,đa dạng, một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển.
-Biết được nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú,đ dạng, sự hình thành các vùng mỏ chính của nước ta qua các giai đoạn địa chất.
-Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu, thời tiết 2 mùa,sự khác biệt về khí hậu, thời tiết giữa các miền.
-Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
-Trình bày đặc điểm đất việt Nam.
1/3
1,0 đ
10%
-Nêu tác hại của thiên tai đối với đời sống con người. Nhất là ngư dân miền biển.
-Nêu hậu quả của ô nhiễm môi trường biển với đời sống con người.
-Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi, đồng bằng,bờ biển và thềm lục địa. 
-Nêu được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại với đời sống và sản xuất ở Việt Nam.
-Nêu và giải thích sự khác nhau về chế độ nước ,về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
-Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống,sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông.
-Nắm được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta.
- Nêu được một số vấn đề lớn trong sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam.
1/3
1,0 đ
10%
-Giải thích nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường .
-Giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
-Giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam.
-Giải thích được nguyên nhân của sự suy giảm diện tích rừng và giải pháp đề suất.
1/3
1,0 đ
10%
Số câu : 1
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ : 30%
Chủ đề 2: 
Địa lí tự nhiên.
(Nội dung 4,5)
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
-Biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Biết những khó khăn do thiên tai gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên bảo vệ môi trường của miền.
-Biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Biết những khó khăn do thiên tai gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên bảo vệ môi trường của miền.
-Biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Biết những khó khăn do thiên tai gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên bảo vệ môi trường của miền.
1/3
2,0 đ
20%
-Nêu được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta.
1/3
1,0 đ
10%
-Giải thích được bốn đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam.
- Giải thích một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Giải thích một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Giải thích một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
1/3
1,0 đ
10%
Số câu : 1
Số điểm: 4.0 đ
Tỉ lệ : 40%
Chủ đề 3: 
Địa lí địa phương
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
-Biết được vị trí địa lí, phạm vi, giới hạn của một đối tượng địa lí ở địa phương ( Khu chợ, ngôi chùa, đình làng, di tích văn hóa, lịch sử)
-Trình bày đặc điểm địa lí của đối tượng đã chọn. ( Quá trình hình thành, phát triển, sự gắn bó và vai trò với người dân địa phương..)
1/2
1,0 đ
10%
-Xác định được một số vấn đề về thời tiết,khí hậu ở địa phương và đề xuất hướng giải quyết.
1/2
1,0 đ
10%
Số câu : 1
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ : 20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
2..1/6
5,0đ
50%
2/3
2,0đ
20%
2/3
2,0đ
20%
1/2
1,0 đ
10%
4
10đ
100%
IV ĐỀ
Câu 1: Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta? (2 điểm)
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. So sánh sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ và Nam Bộ. So sánh cách đắp đê và phòng chống lũ của sông Hồng và sông Cửu Long ? (5 điểm)
Câu 3: Nêu những thuận lợi và khó khăn ở nước ta do thời tiết và khí hậu mang lại (3 điểm
IV. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
A. Hướng dẫn chấm:
- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,25 điểm.
- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và làm bài sạch đẹp.
- Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung cơ bản theo đáp án thì vẫn cho điểm tối đa. Những câu trả lời có dẫn chứng số liệu minh họa có thể khuyến khích cho điểm theo từng ý trả lời.
B. Đáp án - biểu điểm:
Câu
Đáp án
Điểm
1
Đồi núi là 1 bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình bước ta vì:
- Địa hình nước ta đa dạng, nhiều kiểu loại trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, là bộ phận quan trọng nhất
- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ
1 đ
1 đ
2
* Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước.
- Hướng chảy: tây bắc- đông nam và vòng cung.
- Chế độ nước: theo mùa, mùa lũ và mùa cạn khác nhau (mùa lũ chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm
- Hàm lượng phù sa lớn : khỏng 200 triệu tấn/ năm (trung bình 232g/ m3)
Sông ngòi Bắc Bộ
Sông ngòi Nam Bộ
1. Chế độ nước
 Theo mùa, thất thường, các sông có dạng quạt nan
 Lượng nước lớn, chế độ nước điều hòa do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn Bắc Bộ
2. Mùa lũ
- Tập trung nhanh kéo dài do có mưa theo mùa.
- Bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10.
- Bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11.
3. Cách phòng chống lũ ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Sông Hồng
- Đê lớn đắp dọc 2 bên bờ sông
- Xả lũ theo sông nhánh ra biển
- Cho vào ô trũng, bơm nước ra sông
Sông Cửu Long
- Đê nhỏ bao hạn chế lũ nhỏ
- Tiêu lũ ra vùng kênh rạch phía Tây
- Sống chung với lũ, làm nhà nổi
- Xây dựng làng ở vùng đất cao
* So sánh sự khác nhau về chế độ nước và mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ và Nam 
0,25 đ
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
1 đ
1 đ
2 đ
3
Thuận lợi
Khó khăn
- Khí hậu đáp ứng được nhu cầu sinh thái của nhiều giống cây trồng, vật nuôi
- Rất thích hợp trồng 2 – 3 vụ lúa với các giống thích hợp
- Rét đậm, rét hại, sương giá, sương muối về mùa đông 
- Hạn hán vào mùa đông ở Bắc Bộ
- Nắng nóng khô hạn vào cuối mùa đông ở tây Nguyên và nam Bộ
- Bão, mưa lũ, xói mòn, xâm thực đất
- Sâu bệnh phát triển
3 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docHK II.doc