ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT Môn: Vật Lý 11 MÃ ĐỀ 113 Họ và tên:.. Lớp 11 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A I. TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm ) Câu 1.Có hai điện tích q1 và q2, chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây luôn đúng? A. q1 >0 và q2 0. C. q1 .q2 >0. D. q1 .q2 <0. Câu 2. . Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí A. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích. C. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. Câu 3. Công của nguồn điện được xác định theo công thức: A. A = xI. B. A = UIt. C. A = xIt. D. A = UI. Câu 4. Hai quả cầu giống nhau, có điện tích là 8.10-6C và 4.10-5C. Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc nhau, rồi tách nó ra thì điện tích mỗi quả cầu là A. 12.10-6C. B. 2,4.10-5C. C. 24.10-5C. D. 6.10-5C. Câu 5. Một tụ điện không khí phẳng có điện dung mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 20 V. Năng lượng điện trường trong tụ điện bằng: A. 0,01 mJ B. 100 mJ C. 10 mJ D. 1 J Câu 6. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho A. khả năng tích điện cho hai cực của nó. B. khả năng thực hiện công của nguồn điện. C. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện. D. khả năng tác dụng lực của nguồn điện. Câu 7. Điện năng tiêu thụ được đo bằng A. Am pe kế B.Vôn kế C. oát kế D. Công tơ điện Câu 8. Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 12 mắc song song với điện trở R2 = 6 , điện trở tương đương của đoạn mạch là: A. R= 4 . B. R = 18 C. R = 9 D. R = 36 . Câu 9. Một tụ điện có điện dung C được tích điện bởi hiệu điện thế U. Nếu tích điện đến hiệu điện thế 2U thì điện dung tụ điện A. tăng 4 lần B. tăng 2 lần. C. giảm 2 lần D. không đổi Câu 10. Một điện tích q chuyển động trong điện trường theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì A. A> 0 nếu q >0. B. A> 0 nếu q<0. C. A=0. D. A 0 nếu điện trường đều. Câu 11.Trong các pin điện hoá, dạng năng lượng nào sau đây được biến đổi thành điện năng? A. Nhiệt năng. B.Quang năng. C. Cơ năng D. Hoá năng Câu 12.Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng? A. UMN = VM – VN. B. E = UMN.d C. UMN = E.d D. AMN = q.UMN Câu 13. . Đặt một hiệu điện thế 10V vào hai đầu điện trở 10 Ω . Trong khoảng thời gian 10s điện lượng dịch chuyển qua điện trở này là A. 0,5C. B. 10C. C. 1C. D. 0,05C Câu 14.Dòng điện không đổi là dòng điện A. có chiều không đổi theo thời gian. B. có cường độ không đổi theo thời gian. C. có chiều thay đổi nhưng cường độ không thay đổi theo thời gian. D. có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.. Câu 15. Một quả cầu nhôm rỗng được nhiễm điện thì điện tích của quả cầu A. chỉ phân bố ở mặt ngoài của quả cầu. B. phân bố cả ở mặt trong và mặt ngoài của quả cầu. C. chỉ phân bố ở mặt trong của quả cầu. D. phân bố ở mặt trong nếu quả cầu nhiễm điện âm. II. TỰ LUẬN ( 5 điểm) Bài 1(2d):. Công của lực điện trường thực hiện khi dịch chuyển điện tích q= 10-9 C dọc theo đường sức điện là 6.10-7 J. Tính cường độ điện trường? biết BC = 10cm Bài 2(2d): Cho hai điện tích điểm q1= 9.10-8 C và q2= 4.10-8 C cách nhau một khoảng r = 6cm trong không khí. a Xác định lực tương tác giữa hai điện tích b. Xác định vị trí của điểm C mà tại đó điện trường tổng hợp bằng 0 Bài3(2d): Cho mạch điện gồm các nguồn giống nhau, mỗi nguồn có E = 6V; r = 0,5Ω, R1 = 4,5Ω; R2 = 4Ω; đèn Đ(6V-3W). a) Tính suất điện động của và điện trở trong của bộ nguồn. b) Tính cường độ dòng điện mạch chính, các nhánh và nhận xét độ sáng của đèn.
Tài liệu đính kèm: