ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KỲ 2 MÔN ĐỊA LÍ, KHỐI 12; Năm học 2016 - 2017 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) Hình thức: Trắc nghiệm- Tự luận Số câu: 28 TNQ (70%), 3 câu TL(30 %) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1. Số lao động nước ta mỗi năm tăng thêm là A. 1 triệu người. B. 2 triệu người. C. 3 triệu người. D. 4 triệu người. Câu 2. Đây là vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta : A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 3. Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành A. có thế mạnh lâu dài. B. đem lại hiệu quả kinh tế cao. C. tác động mạnh đến việc phát triển các ngành khác. D. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài Câu 4. Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào : A. Sự phân bố dân cư. B. Sự phân bố các ngành sản xuất. C. Sự phân bố các tài nguyên du lịch. D. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ. Câu 5. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DOANH THU DU LỊCH PHÂN THEO THÀNH PHẦN NƯỚC TA THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2005-2014 (Đơn vị: %) Thành phần kinh tế 2005 2009 2014 Nhà nước 44,0 35,4 16,0 Ngoài nhà nước 33,6 48,4 72,0 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 22,4 16,2 12,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015) Để thể hiện cơ cấu doanh thu du lịch phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2009 và 2014 , biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất: A. Biểu đồ đường B. Biểu đồ tròn C. Biểu đồ miền D. Biểu đồ cột Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào dưới đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất cả nước? A. Kiên Giang. B. Khánh Hòa. C. Bình Định. D. Bà Rịa- Vũng Tàu. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp tập ở nước ta có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng( năm 2007) là A. Hà nội, TP.Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu B. Huế, Đà Nẵng, Vinh, Hạ Long C. Hải phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu D. Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Cần Thơ Câu 8. Căn cứ và Atlat địa lý Việt Nam, cho biết thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây không giáp biển Đông? A. Hải Phòng. B. Đà Nẵng. C. TP. Hồ Chí Minh. D. Cần Thơ Câu 9. Trong cơ cấu ngành kinh tế nước ta, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là A. khu vực II, khu vực III, khu vực I . B. khu vực III, khu vực I, khu vực II. C. khu vực I, khu vực II, khu vực III. D. khu vực I, khu vực III, khu vực II. Câu 10. Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì : A. Số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới. B. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển C. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao. D.Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất cao Câu 11. Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta giảm nhanh về số lượng là : A. Hiệu quả kinh tế thấp. B. Đồng cỏ hẹp. C. Nhu cầu về sức kéo giảm. D. Không thích hợp với khí hậu. Câu 12. Đây là biểu hiện rõ nhất của việc chuyển đổi tư duy từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta hiện nay : A. Nông nghiệp ngày càng được cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá. B. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp đã gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến. C. Từ phong trào “Cánh đồng 5 tấn” trước đây chuyển sang phong trào “Cánh đồng 100 triệu” hiện nay. D. Mô hình kinh tế trang trại đang được khuyến khích phát triển. Câu 13. Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu của nước ta? A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản B. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu) C. Hàng thủ công nhẹ và tiểu thủ công nghiệp D. Hàng nông – lâm - thủy sản Câu 14. Đây là quy luật phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. A. Gắn liền với các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu. B. Gắn liền với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. C. Các cơ sở sơ chế gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở thành phẩm gắn với thị trường. D. Tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn vì nhu cầu thị trường và yếu tố công nghệ. Câu 15. Trung tâm buôn bán lớn nhất nước ta: A.Hà Nội. B. Thành phố Hồ Chí Minh. C. Đà Nẵng. D. Cần Thơ. Câu 16. Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch. B. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện. C. Chăn nuôi gia cầm (đặc biệt là vịt đàn). D. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. Câu 17. Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Đơn vị: % Ngành 1990 1995 2000 2005 Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 73,5 Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 24,7 Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 1,8 Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta, giai đoạn 1990 – 2005, biểu đồ thích hợp nhất là: A.Tròn B. Cột C. Cột chồng D. Miền Câu 18. Cho biểu đồ: Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành nước ta năm 2000 và 2005 A.Tỉ trọng công nghiệp chế biến giảm B.Tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đót, nước luôn lớn nhất. C.Tỉ trọng công nghiệp chế biến luôn lớn nhất D.Tỉ trọng công nghiệp khai thác tăng. Câu 19. Căn cứ vào Át lat địa lí Việt Nam, các trung tâm kinh tế của nước ta có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng là A. Hà Nội. B. TP Hồ Chí Minh. C. Hà Nội và Hải Phòng. D. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Câu 20. Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là : A. Tạo sự đa dạng sinh học. B. Điều hoà khí hậu, chắn gió bão. C. Cung cấp gỗ và lâm sản quý. D. Điều hoà nguồn nước của các sông. Câu 21. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2005 2014 Tổng số 13 287,0 14 809,4 Cây lương thực 8 383,4 8 996,2 Cây công nghiệp 2 495,1 2 843,5 Cây khác 2 408,5 2 969,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Để thể hiện quy mô diện tích các loại cây trồng và cơ cấu của nó qua hai năm 2005 và 2014, cần phải vẽ biểu đồ A. tròn. B. miền. C. cột. D. đường. Câu 22. Đây là đặc điểm của một khu công nghiệp tập trung. A. Thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn. B. Có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống. C. Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp. D. Ranh giới mang tính quy ước, không gian lãnh thổ khá lớn. Câu 23. Đây là một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp ở nước ta. A. Trung tâm công nghiệp ra đời từ lâu còn khu công nghiệp mới ra đời trong thập niên 90 của thế kỉ XX. B. Khu công nghiệp thường có trình độ chuyên môn hoá cao hơn trung tâm công nghiệp rất nhiều. C. Khu công nghiệp có ranh giới địa lí được xác định còn trung tâm công nghiệp ranh giới có tính chất quy ước. D. Khu công nghiệp là hình thức đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trung tâm công nghiệp. Câu 24. Một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là: A. Hình thành các vùng công nghiệp. B. Xây dựng các khu công nghiệp. C. Phát triển các trung tâm công nghiệp. D. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Câu 25. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của Trung du và miền núi Bắc Bộ bị suy thoái là A. Khí hậu toàn cầu nóng dần lên. B. Độ dốc của địa hình lớn C. Lượng mưa ngày càng giảm sút. D. Nạn du canh, du cư Câu 26. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng là A. Khả năng mở rộng diện tích còn khá lớn B. Nhiều nơi, đất đai bị thoái hóa, bạc màu C. Đất phù sa không được bồi đắp hằng năm chiếm diện tích lớn D. Đất phù sa có thành phần cơ giới từ cát pha đến trung bình thịt Câu 27. Thế mạnh cơ bản về dân cư và nguồn lao động của Đồng bằng sông Hồng so với các vùng khác là: A. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ B. Chất lượng nguồn lao động vào loại dẫn đầu cả nước C. Nguồn lao động đông đảo với kinh nghiệm sản xuất phong phú D. Dân cư có truyền thống thâm canh lúa nước Câu 28. Cho bảng số liệu sau. Cơ cấu GDP của nước ta phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế). (Đơn vị: %) Thành phần 1995 2000 2005 Kinh tế nhà nước 40,2 38,5 38,4 Kinh tế ngoài nhà nước 53,5 48,2 45,6 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6,3 13,3 16,0 Nhận định đúng nhất là: A. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và vị trí ngày càng tăng. B. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng. C. Kinh tế cá thể có vai trò quan trọng và vị trí ngày càng tăng. D. Kinh tế ngoài quốc doanh (tập thể, tư nhân, cá thể) có vai trò ngày càng quan trọng. TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM : Đọc kỹ câu hỏi và các đáp án cho sẵn ở đề thi, chọn đáp án đúng nhất và đánh dấu bằng cách tô đen (n) vào một trong những đáp án A, B, C, D ở phần trả lời. PHẦN II. PHẦN TỰ LUẬN A. ĐỀ RA: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2013 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Tổng số Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 2005 183213,6 134754,5 45096,8 3362,3 2007 236750,4 175007,0 57618,4 4125,0 2009 430221,6 306648,4 116576,7 6996,5 2013 748138,9 534532,8 196955,1 16651,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2014) Câu 1. (1,0 điểm) Tính cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2013. Câu 2. (1,0 điểm) Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2013. Câu 3. (1,0 điểm) Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn trên. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM Câu Nội dung Điểm Câu 1 Tính cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2013. 1,0 Năm Tổng Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 2005 100 73,6 24,6 1,8 2007 100 73,9 24,3 1,8 2009 100 71,3 27,1 1,6 2013 100 71,5 26,3 2,2 CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2013 (Đơn vị %) Câu 2 Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2005 - 2013. 1,0 - Vẽ biểu đồ miền (các loại biểu đồ khác không cho điểm). - Yêu cầu: Chính xác, đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, đơn vị, tỷ lệ. Thiếu mỗi ý trừ 0,25đ. Câu 3 Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn trên. 0,25 0,25 0,25 0,25 * Nhận xét: - Giai đoạn 2005 - 2013, trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là ngành chăn nuôi, thấp nhất là ngành dịch vụ nông nghiệp (dẫn chứng). - Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự thay đổi theo hướng: Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp (dẫn chứng). * Giải thích: - Các ngành có sự thay đổi cơ cấu trên phù hợp với xu thế phát triển chung là đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. - Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn nhất do đây là ngành truyền thống, có thuận lợi về nguồn lực để phát triển, nhu cầu trong nước và xuất khẩu...
Tài liệu đính kèm: